Niềng răng là kỹ thuật nha khoa thường được chỉ định trong các trường hợp răng hô, móm, thưa, khớp cắn sâu… Với sự nắn chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm trên răng, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Thời gian chỉnh nha trung bình sẽ mất khoảng từ 18 – 24 tháng. Thế nhưng, thời gian thực hiện còn phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố là độ tuổi khách hàng, tình trạng răng, tay nghề bác sĩ, phương pháp thực hiện và chế độ ăn uống nghỉ ngơi.
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật nha khoa sử dụng các khí cụ đặc biệt để nắn chỉnh răng, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó mang đến hàm răng đều đặn và khớp cắn chuẩn hơn.
Đây là một trong những kỹ thuật nắn chỉnh răng thẩm mỹ được đánh giá rất cao khi giúp bảo tồn răng gốc và duy trì được kết quả gần như là vĩnh viễn.
Thời gian thực hiện trung bình sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng và được chia thành các giai đoạn cụ thể như tiền chỉnh nha, gắn mắc cài, dàn đều răng…
Hiện tại đang có rất nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê… Trong đó, niềng răng khay trong đang là phương pháp nhận được rất nhiều sự quan tâm nhờ sở hữu tính thẩm mỹ vượt trội.
Ngày càng có nhiều người niềng răng hơn
Bác sĩ Phạm Thị Hạnh (Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng) cho biết, chỉnh nha là kỹ thuật có thể áp dụng được với rất nhiều trường hợp khác nhau như răng hô, răng móm, răng thưa, răng lệch lạc…
Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những trường hợp sai lệch khớp cắn rất phổ biến. Trong đó sự tương quan giữa hai hàm không đạt chuẩn tỷ lệ, hàm trên đưa ra quá mức so với hàm dưới.
Tình trạng răng hô sẽ khiến gương mặt trở nên mất cân đối, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai. Thậm chí, còn gián tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi thức ăn không được nhai kĩ do khớp cắn sai.
Vì vậy, hầu hết các trường hợp răng hô đều được bác sĩ chỉ định niềng răng để giúp điều chỉnh lại khớp cắn sao cho đúng chuẩn.
Trường hợp niềng răng hô
Răng móm cũng là một dạng sai lệch khớp cắn, nhưng ngược với tình trạng răng hô thì phần hàm dưới sẽ đưa ra ngoài quá mức so với hàm trên.
Thường thì răng móm sẽ được chia thành các cấp độ khác nhau hay chính xác hơn là nguyên nhân dẫn đến móm là do răng, do xương hay do cả hai.
Trong đó, móm do răng thì 100% chỉ cần tiến hành niềng răng là đã nắn chỉnh thành công. Còn móm do xương sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật. Riêng đối với trường hợp cuối cùng thì cần kết hợp cả hai kỹ thuật để khắc phục triệt để.
Trường hợp niềng răng móm
Răng mọc thưa không phải tình trạng hiếm gặp và xảy ra ở cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành vì nhiều nguyên nhân khác nhau như do mầm răng bị lệch, bệnh lý răng miệng, thói quen xấu…
Có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng trên là bọc sứ, dán sứ và chỉnh nha. Trong đó, phương pháp chỉnh nha thường được áp dụng nhiều hơn trong các trường hợp khoảng cách giữa các răng lớn và xảy ra ở nhiều vị trí trên cung hàm.
Không chỉ giúp thu hẹp khoảng răng, chỉnh nha còn giúp căn chỉnh khớp cắn chuẩn mà không gây ra bất kỳ tác động nào ảnh đến cấu trúc răng thật. Vì thế, đây là phương pháp rất an toàn và được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao.
Trường hợp niềng răng thưa
Răng mọc lệch được hiểu đơn giản là tình trạng răng mọc không đúng vị trí, xô lệch, chen chúc dẫn đến khớp cắn hai hàm không khớp với nhau.
Dấu hiệu dễ nhận biết là răng mọc xoay dọc, xoay ngang, không thẳng đứng, chen lấn hoặc xô đẩy vào các răng khác khiến các răng phát triển sai vị trí trên cung hàm.
Không chỉ gây mất thẩm mỹ, giảm chức năng ăn nhai, tình trạng răng lệch lạc còn khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vì với hàm răng “9630” như vậy, để vệ sinh răng miệng sạch sẽ rất khó và tốn nhiều thời gian.
Nên thông qua việc sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, thun liên hàm hay khay niềng sẽ giúp nắn chỉnh lại các răng về đúng vị trí và giải quyết triệt để những ảnh hưởng mà người có hàm răng mọc lệch lạc đang gặp phải.
Trường hợp niềng răng lệch lạc
Ắt hẳn phần lớn mọi người đều cho rằng trong các trường hợp răng sâu phải nhổ thì biện pháp khắc phục duy nhất chính là phục hình răng giả thay thế. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi nhổ răng sâu bạn hoàn toàn có thể chỉnh nha giúp đóng khoảng trống trên hàm răng lại một cách đầy hiệu quả.
Thông qua lực tác động từ khí cụ chỉnh nha, các răng sẽ từ từ dàn đều và lấp đầy khoảng trống do chiếc răng sâu đã nhổ để lại.
Như vậy, sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha bạn đã có một hàm răng đều, đẹp, đúng ý mà không cần phải tiến hành trồng răng giả.
Niềng lấp đầy khoảng trống mất răng
Khớp cắn sâu là tình trạng khiến sự tương quan giữa hai hàm bị mất đi, khiến hàm trên che phủ hàm dưới vượt quá 30%, gần như hàm dưới “lọt thỏm” vào bên trong và khi cười dễ bị lộ ra lợi.
Số đông các trường hợp răng cắn sâu khiến cười hở lợi đều không gây ảnh hưởng quá nhiều về mặt thẩm mỹ như răng hô, móm nên nhiều người thường chủ quan trọng việc điều trị.
Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài khớp cắn sâu sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng như suy giảm chức năng ăn nhai, mòn men răng, dễ mắc phải bệnh lý răng miệng…
Vì vậy, việc áp dụng kỹ thuật niềng răng là điều rất cần thiết đối với trường hợp trên.
Niềng răng điều trị khớp cắn sâu
Không phải ngẫu nhiên mà ngày có nhiều người dành sự quan tâm cũng như lựa chọn niềng răng cho nhu cầu của mình. Ngay cả khi đây là kỹ thuật nha khoa đòi hỏi chúng ta phải dành ra rất nhiều thời gian, sự kiên trì trong suốt quá trình thực hiện.
Độ HOT của kỹ thuật niềng răng có thể nói là nhờ chính những lợi ích mà chúng mang lại như khắc phục các khuyết điểm trên răng, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, không cần tiến hành trồng răng giả…
Đây là lý do đã khiến nhiều người lựa chọn niềng răng thay cho các kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ khác. Niềng răng sẽ giúp khắc phục được rất nhiều khuyết điểm trên răng như mọc lệch, thưa, hô, móm, chen chúc… mà không làm thay đổi đến cấu trúc của răng.
Nhờ vậy giúp tổng thể gương mặt trở nên cân đối, thanh thoát và “thăng hạng” rõ ràng về thẩm mỹ.
Chỉnh nha là phương pháp khắc phục khuyết điểm răng công hiệu nhất
Đối với các trường hợp sai lệch khớp cắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng ăn nhai. Thức ăn khi không được nhai kỹ, nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Thậm chí còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đường ruột, dạ dày…
Trong khi đó, sau khi chỉnh nha thành công bạn sẽ đồng thời sở hữu một khớp cắn “chuẩn không cần chỉnh” giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa một cách đầy hiệu quả.
Chỉnh nha cũng là một trong những giải pháp lấp đầy lại những khoảng trống do mất răng gây ra.
Việc kéo răng đóng khoảng trống thường mất thời gian tầm 1 – 1,5 năm và duy trì được kết quả vĩnh viễn.
Nên nếu như việc trồng răng giả gây nhiều khó khăn cho bạn, thì niềng răng sẽ là một sự gợi ý không nên bỏ qua. Chỉnh nha sẽ không cần phải tiến hành trồng răng giả khiến gây ra các tác động xâm lấn.
Một hàm răng đẹp không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn cải thiện sức khỏe
Với kết quả chỉnh nha thành công bạn sẽ có được hàm răng đều, khớp cắn chuẩn nên việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Những mảng bám, thức ăn bị kẹt trên răng đều sẽ dễ dàng loại bỏ nhanh chóng khi bạn đánh răng, súc miệng.
Giọng nói của chúng ta sẽ chịu sự chi phối bởi các yếu tố như lưỡi, răng và môi, nên trong nhiều trường hợp răng mọc không đều rất có thể khiến bạn phát âm không tròn vành rõ chữ, bị ngọng và rất khó để sửa lại.
Thế nhưng chỉnh nha giúp điều chỉnh các răng về đúng vị trí, trở nên đều đặn hơn. Từ đó, khả năng phát âm của chúng ta sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Sau khi chỉnh nha, nhờ việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nên cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi…
Bởi phần lớn nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng nướu đều xuất phát từ việc các mảng bám tích tụ lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Niềng răng giảm khả năng mắc một số bệnh lý
Thời gian thực hiện chỉnh nha thực chất sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau.
Điển hình phải kể đến là độ tuổi, tình trạng của răng, bác sĩ, phương pháp thực hiện và chế độ ăn uống nghỉ ngơi.
Độ tuổi thực hiện chính là yếu tố quyết định rất nhiều đến thời gian chỉnh nha. Theo đó, nếu bạn niềng răng càng sớm thì tỷ lệ thành công sẽ càng cao và đồng thời còn rút ngắn được thời gian thực hiện.
Bác sĩ Hạnh cho biết, 12 – 16 tuổi là độ tuổi “vàng” nên thực hiện niềng răng. Vì đây là thời điểm trẻ đã thay hết răng sữa nhưng xương hàm vẫn còn rất mềm, dễ dàng tác động và các răng cũng sẽ di chuyển nhanh hơn.
Ngược lại, nếu bạn niềng răng muộn và nhất là sau độ tuổi 35 – thời điểm xương hàm đã cứng, ổn định thì các răng sẽ di chuyển rất chậm.
Đây là một trong những quyết tố tác động đến thời gian niềng răng rất nhiều. Nếu như răng mọc lệch, hô, móm, thưa, khấp khểnh… đều ở mức độ nhẹ thì đương nhiên sẽ không tốn nhiều thời gian nắn chỉnh.
Còn nếu như khách hàng có tình trạng răng bị sai lệch nặng, cần phải can thiệp cả phẫu thuật thì thời gian chỉnh nha có thể kéo dài đến 3 – 4 năm.
Cũng giống như các kỹ thuật nha khoa khác, tay nghề của bác sĩ sẽ quyết định đến 80% sự thành công của mọi ca chỉnh nha.
Bác sĩ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm phong phú bao giờ cũng đưa ra phương án tốt nhất, kiểm soát chặt chẽ tình trạng răng di chuyển, hạn chế các vấn đề bất cập xảy ra trong suốt quá trình thực hiện nên sẽ giúp khách hành nhanh chóng sở hữu hàm răng thẩm mỹ.
Bác sĩ mát tay niềng nhanh và ít đau nhức
Yếu tố về phương pháp chỉnh nha được thể hiện rõ nhất ở những trường hợp răng sai lệch nặng.
Vì thông thường, đối với các trường hợp nhẹ thì gần như thời gian tiến hành giữa các phương pháp đều tương đương.
Nhưng đối với tình trạng răng hô, móm, xô lệch… nặng thì niềng răng bằng mắc cài kim loại vẫn được đánh giá cao hơn về hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Chỉnh nha là một phương án mang tính định hướng lâu dài, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cả bác sĩ nha khoa và khách hàng.
Do đó, nếu khách hàng tuân thủ chế độ ăn uống nghỉ ngơi sẽ đảm bảo kế hoạch được tiến hành theo đúng dự tính, tránh việc kéo dài thời gian chỉnh nha.
Đặc biệt là về chế độ ăn uống, nếu thường xuyên ăn uống các món cứng, dai rất dễ khiến mắc cài bị bung tuột làm giãn đoạn lộ trình chỉnh nha.
Cơ thể khỏe mạnh sẽ đẩy nhanh tiến độ niềng răng
Có thể bạn chưa biết thì chỉnh nha là một kỹ thuật tương đối phức tạp, nên để đảm bảo về kết quả thành công cần phải tiến hành theo một quy trình đạt chuẩn.
Quy trình niềng răng sẽ bao gồm 6 bước như sau:
Bước đầu tiên bác sĩ tiến hành khám lâm sàng tình trạng răng miệng của khách hàng. Nhưng để nắm rõ về mức độ sai lệch của răng và khớp cắn bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang răng.
Từ những kết quả thăm khám, bác sĩ đưa ra các chẩn đoán cũng như xây dựng phương án điều trị phù hợp nhất cho khách hàng.
Bác sĩ tư vấn cho khách hàng về phương pháp niềng răng từ cách thức thực hiện, khí cụ sử dụng, chi phí… một cách rõ ràng.
Đồng thời qua đó trao đổi và thống nhất về kế hoạch điều trị với khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý thì mới thực hiện tiếp các bước sau.
Bác sĩ tư vấn phương pháp niềng răng
Khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình gắn mắc cài sau đó.
Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài, dây cung và thun liên hàm cho khách hàng. Đây cũng chính là sự khởi đầu chính thức khi bước vào hành trình chỉnh nha lâu dài.
Trong khi gắn mắc cài, khách hàng có thể trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh vị trí của khí cụ giúp hạn chế cảm giác khó chịu.
Thời gian gắn mắc cài sẽ kéo dài từ 30 – 45 phút/hàm, còn với hai hàm sẽ mất 60 – 90 phút và tùy thuộc vào thao tác, tay nghề của bác sĩ.
Nhằm tránh khách hàng bị đau, mỏi cơ miệng do phải há miệng lớn trong khoảng thời gian dài, bác sĩ thường sẽ gắn mắc cài 1 hàm trước, hàm còn lại sẽ thực hiện vào buổi hẹn sau.
??? VIDEO Quy trình gắn mắc cài niềng răng tại Nha khoa Paris
Trong quá trình chỉnh nha, định kỳ 2 – 4 tuần bạn cần quay trở lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tốc độ răng di chuyển và đồng thời điều chỉnh lại lực siết răng.
Việc thay đổi lực siết răng giúp kiểm soát tốc độ răng di chuyển tốt hơn và đưa ra các chỉ định hợp lý nhất.
Mỗi lần tăng lực siết răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong vòng 2 – 3 ngày, với các cơn đau nhẹ và vừa. Nhưng đây là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ biến mất nhanh chóng nếu như biết cách chăm sóc.
Cuối cùng khi răng cũng như khớp cắn đã được điều chỉnh đúng như kế hoạch, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và khách hàng chuyển sang đeo hàm duy trì trong vòng 6 – 12 tháng.
Bất kể dù bạn niềng răng mắc cài hay niềng răng khay trong thì đều phải đeo hàm duy trì. Điều đó nhằm tránh tình trạng răng bị tái xô lệch sau khi tháo niềng và đảm bảo kết quả luôn duy trì ổn định.
Kết thúc giai đoạn trên, khách hàng sẽ được làm sáng răng để tăng độ thẩm mỹ cho hàm răng.
Lưu ý: Quy trình trên được áp dụng đối với các phương pháp niềng răng mắc cài, còn niềng răng khay trong sẽ có sự khác biệt đôi chút khi không có khâu gắn mắc cài. Thay vào đó, khách hàng sẽ được thiết kế khay niềng phù hợp với mình và cũng không cần phải đến nha khoa tái khám nhiều.
Niềng răng là giải pháp giúp cải thiện những khiếm khuyết như răng thưa, khấp khểnh, hô, móm… Tuy nhiên, để răng dịch chuyển nhanh chóng và an toàn, bạn nên lưu ý một vài kinh nghiệm niềng răng sau: xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chỉnh nha ở độ tuổi phù hợp, vệ sinh răng miệng đúng cách…
??? VIDEO Thời gian niềng răng mất bao lâu?
Thông thường, quá trình niềng răng sẽ kéo dài trong khoảng 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, thời gian chỉnh nha thực tế còn phụ thuộc phần lớn vào tình trạng răng miệng. Nếu như răng mọc sai lệch quá nghiêm trọng thì thời gian đeo niềng có thể lên tới 3 năm.
Bên cạnh đó, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ cũng ảnh hưởng tới quá trình niềng răng. Những bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm luôn thực hiện chính xác mọi thao tác và điều chỉnh lực siết phù hợp trong từng giai đoạn chỉnh nha. Nhờ vậy, răng mọc sai lệch nhanh chóng di chuyển tới đúng vị trí trên cung hàm.
Trong khi đó, những bác sĩ tay nghề kém rất dễ mắc phải sai sót, khiến cho quá trình niềng răng diễn ra chậm hơn so với kế hoạch. Thậm chí, bạn còn có thể gặp phải nhiều rủi ro như: tiêu chân răng, rối loạn khớp thái xương hàm…
Niềng răng kéo dài trung bình 1,5 đến 2 năm
Những loại chỉnh nha đang được nhiều người áp dụng gồm có: niềng mắc cài kim loại, niềng mắc cài sứ, răng khay trong, mắc cài mặt lưỡi… Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng biệt, phù hợp nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi người.
Đây là kỹ thuật niềng răng truyền thống nhưng vẫn mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc. Phương pháp trên sử dụng các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, thun buộc… gắn trực tiếp lên hàm răng để tác động lực, giúp răng mọc sai lệch dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm.
Hiện niềng răng mắc cài kim loại được chia thành hai loại sau:
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp chỉnh nha mắc cài kim loại là có tính thẩm mỹ không cao. Ngoài ra, mắc cài có thể làm tổn thương tới má, môi và nướu trong quá trình niềng.
Niềng răng mắc cài kim loại
Cấu tạo và cơ chế hoạt động của phương pháp niềng răng mắc cài sứ tương tự như niềng mắc cài kim loại. Điểm khác biệt là mắc cài được làm từ sứ cao cấp và có màu trắng trong gần giống với răng thật nên tính thẩm mỹ cao.
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thể áp dụng với hầu hết các trường hợp răng mọc sai lệch như răng thưa, khấp khểnh, hô, móm… Bên cạnh đó, mắc cài được thiết kế ít góc cạnh không làm tổn hại tới sức khỏe răng nướu.
Tuy nhiên, so với mắc cài kim loại, mắc cài sứ rất dễ bị nứt, vỡ khi gặp va chạm mạnh. Ngoài ra, nếu như bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận hoặc có chế độ ăn uống kém khoa học thì mắc cài rất dễ bị ố vàng.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng khay trong là phương pháp chỉnh nha tiên tiến, không cần sử dụng đến mắc cài, dây cung, thun buộc… Thay vì thế, bạn chỉ cần dùng một bộ khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí chuẩn. Trung bình, mỗi khay niềng sẽ được sử dụng trong vòng 2 tuần, tương đương với khoảng cách dịch chuyển răng là 0,25mm.
Khay niềng có màu sắc trong suốt và được thiết kế ôm khít vào hàm răng nên ít bị lộ ra ngoài. Thậm chí, ngay cả khi quan sát ở khoảng cách gần, người đối diện cũng khó có thể phát hiện ra bạn đang đeo niềng.
Với chỉnh nha bằng khay trong suốt, bạn hoàn toàn có thể tháo lắp khay niềng để thuận tiện hơn khi vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải đeo niềng tối thiểu 22 giờ/ngày để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng tiến độ.
Niềng răng khay trong
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi có cấu tạo tương tự như niềng răng bằng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, hệ thống khí cụ chỉnh nha sẽ được gắn trực tiếp vào mặt bên trong của hàm răng. Chính vì vậy, phương pháp niềng răng mắc cài mặt lưỡi được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
Các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, hiệu quả của niềng răng mặt trong không hề thua kém so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, do mắc cài được gắn vào bên trong nên chắc chắn việc chăm sóc răng miệng hàng ngày sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Ngoài ra, mắc cài và dây cung có thể khiến cho lưỡi bị tổn thương.
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Niềng răng không mắc cài thường được áp dụng đối với trẻ em nhằm điều chỉnh răng mọc lệch lạc, giúp xương hàm trở nên cân đối hơn. Ngoài ra, phương pháp trên còn là giải pháp khắc phục tình trạng xương hàm hẹp ở trẻ.
Khí cụ chỉnh nha ở trẻ em có thể làm từ nhựa dẻo hoặc kim loại. Các chất liệu đều đã qua kiểm định về an toàn nên không gây hại tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Ngoài ra, trẻ hoàn toàn có thể tháo lắp khí cụ niềng. Nhờ vậy, quá trình vệ sinh răng miệng và ăn nhai hàng ngày cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Niềng răng không mắc cài trẻ em
Theo chia sẻ của bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách niềng răng, răng sứ khu vực miền Nam của Nha Khoa Paris, độ tuổi được khuyến khích nên đi chỉnh nha là từ 6 đến 35 tuổi. Trong đó, thời điểm vàng để tiến hành chỉnh nha là 12 – 16 tuổi.
6 – 11 tuổi là thời điểm trẻ đang thay răng sữa. Thực hiện chỉnh nha sớm sẽ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Nến như răng vĩnh viễn có xu hướng mọc lệch lạc, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng khí cụ để nắn chỉnh chúng dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm. Chưa hết, chỉnh nha còn giúp kiểm soát sự phát triển của xương và tránh tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Nhờ vậy, trẻ sẽ hạn chế phải phẫu thuật chỉnh hàm trong tương lai, đặc biệt là đối với trường hợp hô, móm.
Nên chú ý điều chỉnh hàm răng cho bé từ sớm
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, độ tuổi từ 12 – 16 tuổi là thời điểm vàng để chỉnh nha. Khi đó, hầu hết các răng trên cung hàm đều đã được thay thế bằng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, xương hàm vẫn chưa phát triển toàn diện nên bác sĩ có thể dễ dàng nắn chỉnh khớp cắn và những sai lệch của răng, ngay cả đối với trường hợp răng khấp khểnh nghiêm trọng, hô, móm…
Ngoài ra, do xương hàm của trẻ vẫn còn khá mềm nên răng có thể dễ dàng dịch chuyển tới đúng vị trí mà không cần phải nhổ răng. Nhờ vậy, quá trình chỉnh nha không gây ra nhiều đau đớn hay khó chịu cho trẻ.
Niềng răng ở giai đoạn từ 17 – 35 tuổi vẫn mang đến kết quả tốt. Tuy nhiên, so với trẻ em, thời gian chỉnh nha ở người trưởng thành sẽ kéo dài do xương hàm và hầu hết các răng đã phát triển ổn định.
Tuy nhiên, hiện hầu hết các cơ sở nha khoa uy tín đều đang áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và hạn chế đau nhức nên bạn không cần phải quá lo lắng.
??? VIDEO Độ tuổi niềng răng tốt nhất
Về bản chất, quá trình niềng răng là sự nắn chỉnh các răng mọc sai lệch tới đúng vị trí nên tình trạng đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cơn đau nhức khi niềng răng hoàn toàn ở trong ngưỡng có thể chịu đựng chứ không hề kinh khủng như nhiều người vẫn nghĩ.
Thông thường, hiện tượng đau nhức sẽ xuất hiện ở những giai đoạn như: nong hàm, đặt thun tách kẽ, nhổ răng, mới gắn khí cụ, chỉnh lực siết định kỳ… Nếu như bạn chăm sóc răng miệng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Ngoài ra, mức độ đau khi niềng răng còn phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ. Các bác sĩ giỏi sẽ kiểm soát tốt lực siết để hạn chế tối đa sự đau nhức mà vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Ngược lại, trong trường hợp bác sĩ sử dụng dây cung chưa phù hợp, đặt lực siết răng quá mạnh thì bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nghiêm trọng và kéo dài.
??? VIDEO 4 giai đoạn đau nhất khi niềng răng
Bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn đang chia sẻ, không phải lúc nào chỉnh nha cũng cần phải tiến hành nhổ răng. Răng cần được nhổ bỏ nếu cung hàm quá hẹp, không còn đủ chỗ trống để các răng mọc lệch dịch chuyển về đúng vị trí. Cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng đối với trường hợp răng hô/móm nặng, mọc chen chúc, lộn xộn, khớp cắn bị sai.
Trong quá trình niềng răng, việc thiếu chỗ trống không chỉ khiến cho răng sai lệch khó dịch chuyển mà còn làm cho các răng khác ở trên cung hàm có xu hướng mọc chồng chéo lên nhau. Vậy nên, nhổ bỏ răng chính là việc làm cần thiết để quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ.
??? VIDEO Niềng răng có bắt buộc phải nhổ răng hay không?
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, niềng răng không hề làm cho răng yếu đi. Tuy nhiên, đối với trường hợp tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật kém và vật liệu chỉnh nha không đạt chuẩn vì răng có thể bị yếu đi và nhạy cảm hơn trước.
Trên thực tế, quá trình niềng răng không hề xâm lấn đến cấu trúc và hình dạng của răng. Khi răng dịch chuyển và dần ổn định tại vị trí mới thì xương ở xung quanh răng sẽ tái cấu trúc lại nên không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Trường hợp răng bị yếu đi sau chỉnh nha thường xảy ra do bác sĩ tính toán sai lực tác động lên răng, không điều trị bệnh lý răng miệng trước khi niềng… Thậm chí, một vài người còn gặp phải rủi ro như chân răng bật ra khỏi xương hàm, tiêu chân răng… Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng, bạn nên lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín và chuyên nghiệp.
Chỉnh nha không hề làm răng yếu đi
Niềng răng đưa khớp cắn đúng vị trí, bảo tồn hàm và răng tốt hơn
Khi niềng răng, việc giữ chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng bung, tuột khí cụ chỉnh nha. Nhờ vậy, răng mọc lệch có thể dịch chuyển tới vị trí chuẩn theo đúng tiến độ.
Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm từ sữa, trứng, thực phẩm chín mềm và các loại đồ ăn xốp, mềm.
Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua… luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những đồ ăn nên sử dụng khi niềng răng.
Các thực phẩm trên đều có đặc điểm chung là không tạo áp lực lên răng trong quá trình ăn nhai. Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Các loại đồ ăn xốp mềm chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người đang chỉnh nha. Một số thực phẩm mà bạn có thể tham khảo là: bột ngũ cốc, đậu hũ, bánh bông lan, bánh xốp mềm không rắc hạt… Chúng vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp tăng cảm giác ngon miệng trong thời gian đeo niềng.
Nên ăn các loại thực phẩm mềm
Trứng luộc, bánh flan, bánh bông lan… là những thực phẩm từ trứng mà bạn nên ăn trong quá trình niềng răng. Trứng có chứa rất nhiều vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt và răng thêm chắc khỏe. Đặc biệt, trứng mềm nên bạn có thể thoải mái thưởng thức mà không cần lo ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
Nếu bạn muốn thay đổi khẩu phần ăn khi chỉnh nha thì có thể cân nhắc tới các thực phẩm chín mềm như: súp, cháo, bún… Khi chế biến, bạn nên cho thêm rau xanh, thịt, cá… Tuy nhiên, chúng cần được băm nhuyễn hoặc ninh nhừ để răng, hàm không phải hoạt động quá nhiều.
Trứng hoặc thực phẩm ninh nhừ giúp người niềng ăn dễ dàng hơn
Các đồ ăn dai, giòn, dễ dính vào răng, cứng… là những thực phẩm mà bạn không nên dùng khi chỉnh nha. Chúng sẽ khiến cho răng khó dịch chuyển và tăng mức độ đau nhức khi niềng.
Khi niềng răng, bạn cần tránh sử dụng những thực phẩm dai như gân bò, dạ dày… Khi ăn các loại thực phẩm trên, răng phải hoạt động nhiều để nghiền nát chúng trước khi đi xuống dạ dày. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho mắc cài bị bung, tuột và làm gián đoạn quá trình chỉnh nha.
Những thực phẩm giòn, có nhiều vụn như bánh quy, bim bim… cũng không tốt cho người đang chỉnh nha. Các mảnh vụn ở thực phẩm có thể mắc lại trong mắc cài và rất khó để làm sạch. Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu…
Bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo… cũng nằm trong danh sách cần kiêng khi chỉnh nha. Bởi các thực phẩm trên rất dễ bám dính lại trên răng và khó làm sạch hoàn toàn. Thậm chí, đã có vài trường hợp thực phẩm bám vào khí cụ chỉnh nha và khiến cho chúng bị bung, tuột ra khỏi hàm răng.
Hạn chế các loại thực phẩm cứng, dai, giòn
Khi ăn những loại thực phẩm cứng, rắn như ngô rang, kẹo cứng, trái cây cứng, các loại hạt… răng và hàm phải hoạt động mạnh và gây cảm giác đau nhức kéo dài. Đồng thời, những tác động của các thực phẩm trên còn có thể khiến cho khí cụ bị nứt, vỡ và bung ra khỏi răng.
Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây, gạo, mì ăn liền… cũng là nhóm cần hạn chế khi niềng răng. Chúng tăng nguy cơ tạo mảng bám, dẫn đến sâu răng và những bệnh lý răng miệng khác ảnh hưởng không tốt tới quá trình chỉnh nha.
??? VIDEO Top thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng
Bên cạnh chế độ ăn uống, trong quá trình niềng răng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Như vậy, ở bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp tới các bạn những kinh nghiệm niềng răng hữu ích nhất. Chỉ cần nắm vững những kinh nghiệm trên, chắc chắn quá trình chỉnh nha sẽ diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và đạt được kết quả tốt.
Với nhu cầu thẩm mỹ nha khoa ngày càng cao thì phương pháp niềng răng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, vì tiếc tiền mà nhiều người đã
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng
Có rất nhiều khách hàng vẫn chưa hình dung được như thế nào được gọi là một ca niềng răng thành công? Trước và sau khi niềng răng sẽ
Có thể niềng răng sau khoảng 1-2 tháng sau quá trình niềng do không gây xâm lấn răng. Tuy nhiên, khi mang thai, các chị em không nên
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×