19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Gãy xương quai hàm là một chấn thương nghiêm trọng, thường xảy ra do có lực tác động mạnh. Tình trạng trên không chỉ gây ra những cơn đau nhức dữ dội mà còn ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy gãy xương quai hàm bao lâu thì lành lại? Thời gian lành xương sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Phần xương quai hàm bị gãy sẽ bắt đầu lành lại sau khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, để xương trở lại cấu trúc như lúc ban đầu thì cần phải mất tới 6 tháng.
Nếu xương quai hàm bị gãy, phần màng xương ở bề mặt sẽ nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận khác trên cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Chúng sẽ liên tiếp sản sinh ra các tế bào xương mới để lấp đầy phần xương bị gãy. Sau khoảng 6 tháng, xương sẽ hoàn toàn liền lại. Đối với các trường hợp xương quai hàm bị gãy ở mức độ nhẹ, thời gian lành có thể ngắn hơn.
Khi đó, đoạn xương bị gãy cùng với các phần xung quanh vẫn sẽ chắc khỏe như bình thường mà không hề bị yếu đi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vị trí xương quai hàm đã lành lại sẽ không bao giờ bị gãy nữa nên bạn tuyệt đối không được chủ quan.
Xương quai hàm bị gãy sẽ lành lại sau 6 tháng
Trên thực tế, thời gian hồi phục sau khi bị gãy xương hàm còn phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ gãy xương, tình trạng sức khỏe, cách chăm sóc và độ tuổi.
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian liền thương sau khi gãy xương quai hàm là mức độ gãy xương. Nếu xương chỉ bị gãy nhẹ thì sẽ nhanh chóng hồi phục. Thậm chí có người chỉ mất hơn 4 tháng, phần xương hàm bị gãy đã được lấp đầy hoàn toàn. Ngược lại, trong trường hợp, xương quai hàm bị gãy nặng, gãy dập, gãy hở hay ảnh hưởng đến dây chằng, dây thần kinh… thì chắc chắn thời gian lành lại sẽ lâu hơn.
Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bị gãy xương. Khi cơ thể khỏe mạnh, các tế bào xương mới sẽ nhanh chóng được hình thành để nối liền phần xương bị gãy.
Tuy nhiên, với những người mắc phải bệnh lý nền như tiểu đường, loãng xương, bệnh tim mạch… phần xương quai hàm bị gãy sẽ rất lâu mới có thể hồi phục. Bởi những bệnh lý trên sẽ làm cản trở quá trình liền xương tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình hồi phục, các bác sĩ còn cần phải căn chỉnh xương cẩn thận để tránh biến chứng lệch khớp.
Tiểu đường làm chậm lành xương
Sau khi xương quai hàm bị gãy, nếu như bạn có chế độ dinh dưỡng tốt, cung cấp đầy đủ canxi, protein, vitamin, khoáng chất… thì cơ thể sẽ mau phục hồi. Đồng thời, xương mới cũng nhanh chóng được hình thành để lấp đầy khoảng trống do gãy xương quai hàm gây ra. Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất thì quá trình tạo tế bào xương mới chắc chắn sẽ diễn ra chậm hơn.
Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân khiến cho xương quai hàm chậm lành khi bị gãy. Bởi các loại độc tố có trong thuốc lá như nicotine, hắc ín… khiến cho các tế bào xương kém chất lượng và phân chia chậm hơn.
Ăn uống khoa học giúp xương nhanh phục hồi
Ngoài những yếu tố mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, độ tuổi cũng có tác động rất lớn đến thời gian hồi phục sau khi bị gãy xương hàm. Theo đó, trẻ em bị gãy xương quai hàm sẽ nhanh lành lại hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do xương hàm của trẻ vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển nên có khả năng tái tạo rất tốt.
Để xương quai hàm bị gãy nhanh chóng hồi phục, bạn cần đến các cơ sở răng hàm mặt uy tín và áp dụng phương pháp điều trị bằng chỉnh hình hoặc phẫu thuật.
Chỉnh hình là phương pháp chữa gãy xương quai hàm đã ra đời từ khá sớm nhưng hiện vẫn được áp dụng rất phổ biến. Phương pháp trên sẽ được các bác sĩ áp dụng đối với trường hợp đường gãy xương đi qua vùng còn răng và tỉ lệ di lệch ít.
Các bác sĩ sẽ khắc phục xương quai hàm gãy bằng các kỹ thuật sau:
– Nắn chỉnh xương: Bác sĩ nắn xương bằng tay hoặc lực kéo.
– Cố định xương: Bác sĩ tiến hành cố định hai hàm bằng phương pháp trong miệng như nẹp, buộc dây thép, làm máng… và phương pháp ngoài miệng là dùng băng ép.
Với những người gãy xương quai hàm nhưng lại bị mất nhiều răng, nhiều răng lung lay, di lệch nhiều, sự tiếp xúc giữa hai đầu gãy không tốt hoặc trẻ em còn nhiều răng sữa, phương pháp chỉnh hình sẽ không còn phù hợp. Khi đó, các bác sĩ răng hàm mặt sẽ chỉ định phẫu thuật bằng hai phương pháp:
– Phẫu thuật cố định xương bằng chỉ thép: Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật khâu kết hợp xương bằng chỉ thép để khắc phục tình trạng gãy xương quai hàm dưới.
– Phẫu thuật cố định xương bằng nẹp vít: Bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít để cố định xương, ngăn chặn tình trạng sai lệch khớp cắn. Nẹp vít được chế tạo từ vitallium, tantalium… có khả năng tương thích cao với cơ thể nên rất an toàn. Thậm chí, nhiều loại nẹp còn có thể tự tiêu biến khi xương đã liền lại.
Phẫu thuật chữa gãy xương quai hàm
Như vậy, ở bài viết trên, Nha Khoa Paris đã cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề “gãy xương quai hàm bao lâu thì lành”. Nhìn chung, thời gian lành xương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chỉ cần bạn điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận tại nhà, phần xương bị gãy sẽ mau chóng phục hồi.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×