30/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Cằm lẹm gây ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của tổng thể của khuôn mặt, thậm chí còn có ý nghĩa không tốt trong phong thủy tướng số. Bài viết sau của Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, ý nghĩa tướng số và cách khắc phục cằm lẹm hiệu quả.
Cằm lẹm là dáng cằm ngắn, bị thiếu đi độ nhô, lùi về phía sau khiến đỉnh cằm, môi và đỉnh mũi không cùng nằm trên cùng một đường thẳng. Khi nhìn ở góc nghiêng, lẹm cằm làm cho khuôn mặt trông như không có cằm nên mất đi sự cân đối và hài hòa (1).
Có nhiều nguyên nhân gây ra cằm lẹm, bao gồm: di truyền, cằm phát triển không đồng đều, tác động từ chấn thương hoặc phẫu thuật và ung thư răng miệng (2).
– Yếu tố di truyền: Cấu trúc xương cằm mang những ảnh hưởng nhất định bởi yếu tố di truyền, đặc biệt là từ người thân trực hệ. Do đó, nếu như bố hoặc mẹ bị cằm lẹm thì thế hệ con cái cũng có khả năng gặp tình trạng tương tự.
– Phát triển không đồng đều: Cằm có thể không phát triển đồng đều, dẫn đến sự mất cân bằng và khuyết điểm.
– Tác động từ chấn thương hoặc phẫu thuật: Chấn thương hoặc phẫu thuật trên vùng cằm có thể làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của nó, khiến cho cằm bị thụt vào trong.
– Ung thư răng miệng: Răng miệng bị tổn thương, cấu trúc các mô tế bào bị hủy hoại khiến hình thái của cằm bị biến dạng và thiếu hụt dần, từ đó tác động đến sự phát triển của cằm.
Cằm bị lẹm có những dấu hiệu điển hình như sau:
– Cằm bị lõm, lùi về phía sau nhiều so với trán khi quan sát ở góc nghiêng (3).
– Vùng da ở quanh miệng bị trùng xuống.
– Xung quanh miệng xuất hiện nhiều nếp nhăn khiến mặt trông già hơn nhiều so với tuổi thật.
– Khoảng cách từ đỉnh môi dưới đến cằm ngắn.
– Răng hàm trên bị đẩy ra ngoài, hàm hô.
– Dễ bị đau, rối loạn khớp thái dương hàm.
– Không có ranh giới giữa cằm và cổ hoặc có rất ít.
Cằm lẹm khiến khuôn mặt trở nên già nua, thiếu cân đối, gây khó khăn khi áp dụng các phương pháp khắc phục tạm thời như kiểu tóc, trang điểm.
– Thiếu cân đối: Cằm lẹm khiến khuôn mặt mất cân đối, thiếu hài hòa, tạo cảm giác mặt tròn và mũi nhỏ hơn. Khi nhìn nghiêng, phần trán và má nhô ra to hơn làm mất đi sự thanh thoát.
– Già hơn tuổi: Cằm lẹm khiến diện mạo già trước tuổi, mất đi sự trẻ trung, năng động cần có. Đặc biệt, khi có thêm nếp nhăn, vùng da chảy xệ sẽ càng khiến khuôn mặt trở nên già nua, thiếu sức sống hơn.
– Khó tạo kiểu tóc và trang điểm: Cằm lẹm khiến bạn khó lựa chọn được kiểu tóc phù hợp. Đặc biệt, nếu để kiểu tóc ngắn, uốn cụp sẽ càng để lộ ra khuyết điểm này. Ngoài ra, lựa chọn phong cách trang điểm phù hợp cũng là “bài toán” đặt ra cho bạn.
Chiếc cằm là vị trí có nhiều ý nghĩa về tướng số, chỉ cần nhìn vào hình dáng có thể đoán được tính cách, sự nghiệp và đường tình duyên. Tuy nhiên, tướng cằm bị lẹm sẽ có sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ.
Đàn ông cằm lẹm thường là những người giỏi giang và rất có tài. Tuy nhiên, những người này thường khá nhút nhát, thiếu tự tin, dễ bị nhụt chí nên trên con đường công danh, sự nghiệp không mấy thuận lợi. Dù có tài nhưng rất khó có thể thăng tiến trong công việc.
Trong con đường tình duyên, người đàn ông cằm bị lẹm có phần yếu đuối, lụy tình. Khi yêu họ thường thiên về cảm xúc, về con tim hơn là nghe theo lý trí. Vì vậy, họ rất dễ bị lụy trong tình yêu, thường phải trải qua nhiều mối tình mới gặp được người bạn đời của mình.
Đối với phụ nữ có cằm bị lẹm thì cuộc sống không mấy thuận lợi. Bởi trong nhân tướng học, đây là dáng cằm có thể mang đến nhiều điềm xấu.
Phụ nữ cằm bị lẹm thường là người không kiên nhẫn, thiếu trách nhiệm trong mọi vấn đề, nhất là với công việc. Vì vậy, họ thường không chiếm được thiện cảm của cấp trên, cơ hội thăng tiến trong công việc dường như rất hiếm hoi.
Trong đời sống hôn nhân, người phụ nữ có đặc điểm trên thường bị đánh giá là đa đoan, thiếu chung thủy và tình cảm có phần hời hợt.
Họ có thể yêu nhiều người nhưng không sâu đậm, không xác định gắn bó lâu dài. Đa phần các mối tình của họ đều diễn ra một cách chóng vánh rồi đứt đoạn.
Trong việc nuôi dạy con cái, họ cũng khá vất vả và phải lo lắng nhiều về vấn đề tiền bạc. Cuộc sống không mấy vui vẻ, thuận lợi.
Cằm lẹm có thể khắc phục bằng phương pháp không phẫu thuật hoặc có can thiệp phẫu thuật. Tùy vào tình trạng cằm và nhu cầu của bản thân, bạn có lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất.
Các phương pháp không phẫu thuật được áp dụng để chữa cằm lẹm gồm có niềng răng, sử dụng mặt nạ cằm và luyện tập cơ cằm.
Phương pháp niềng răng được áp dụng đối với những người có cằm lẹm và răng cửa bị hô, chìa ra phía bên ngoài. Dưới tác động của mắc cài, dây cung, khay trong… răng sẽ dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm. Điều đó giúp răng đều, đẹp, không còn bị hô, đồng thời cải thiện được tình trạng cằm lẹm. Sau khi niềng răng, cằm sẽ trở nên cân đối hơn với các đường nét trên khuôn mặt.
Mặt nạ cằm được thiết kế riêng để tạo áp lực nhẹ lên cằm, giúp kích thích nhóm cơ ở dưới cằm phát triển và cải thiện hình dạng của cằm. Do đó, nếu như cằm chỉ bị lẹm ở mức độ nhẹ, đây cũng là một giải pháp bạn có thể lựa chọn để khắc phục.
Luyện tập cơ cằm thường xuyên sẽ giúp các cơ luôn thoải mái, giảm mỡ dưới cằm, giúp cằm trở nên thanh thoát hơn và cải thiện đáng kể tình trạng cằm lẹm.
Trước tiên, bạn hãy mím chặt môi và thực hiện ngậm, mở miệng liên tục. Bạn cần luôn đẩy môi ra bên ngoài, căng mặt để các cơ có thể di chuyển đều. Động tác trên cần được thực hiện hàng ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Tiêm filler có thể khắc phục được trường hợp bị lẹm cằm nhẹ. Chất làm đầy sẽ được tiêm trực tiếp vào cằm và rãnh trước cằm để tạo dáng cằm và làm căng vùng da ở xung quanh. Filler sẽ giúp cho cằm lẹm trở nên đầy đặn, tăng độ nhô cho cằm, từ đó khuôn mặt hài hòa và trẻ trung hơn.
Quá trình tiêm filler không xâm lấn vào cấu trúc xương nên không gây đau nhức và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Thời gian tiêm chỉ mất từ 15 – 20 phút. Đặc biệt, filler được đánh giá cao về mức độ an toàn nên không gây kích ứng cho cơ thể.
Hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng để khắc phục cằm lẹm là độn cằm và trượt cằm (4).
Phương pháp độn cằm được bác sĩ chỉ định với trường hợp lẹm cằm từ mức độ nhẹ cho đến trung bình. Bác sĩ tạo một đường rạch nhỏ từ ngách tiền đình ngay dưới răng cửa hàm dưới. Sau đó, bác sĩ đưa miếng sụn nhân tạo vào để tạo dáng cằm.
Sau khi phẫu thuật độn cằm, dáng cằm sẽ có độ nhô nhiều hơn và cân đối với các đường nét khác ở trên khuôn mặt. Đặc biệt, vị trí phẫu thuật ở trong khoang miệng nên sẽ không để lại sẹo xấu, đảm bảo tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Với trường hợp cằm bị lẹm ở mức độ nghiêm trọng do mất xương, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trượt cằm. Bác sĩ rạch một đường bên trong miệng ở dưới hàm răng dưới. Sau đó, bác sĩ cắt một đường ngang dọc theo xương cằm và trượt xương về phía trước rồi dùng nẹp cố định lại.
Phẫu thuật trượt cằm khắc phục hoàn toàn được tình trạng cằm lẹm, cả ở mức độ nặng. Sau khi phẫu thuật, dáng cằm sẽ đẹp tự nhiên, các đường nét trên mặt cũng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, do tác động nhiều tới cấu trúc xương cằm nên cần được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Sau khi phẫu thuật khắc phục cằm lẹm, cần chăm sóc đúng cách để vết thương hồi phục và đạt kết quả thẩm mỹ như mong muốn:
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
– Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và vệ sinh, khách hàng cần tuân thủ để tránh biến chứng không mong muốn.
– Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà.
– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm bất thường.
Cách vệ sinh
– Thay băng trong vòng 24h giờ đầu sau phẫu thuật và nghỉ ngơi, không làm việc nặng trong 1-2 tuần.
– Súc miệng 2 tiếng lần bằng dung dịch pha loãng như Betadine, Eludril.
Một số hoạt động cần tránh
– Không gãi, chà xát hoặc đè vào vùng cằm mới phẫu thuật.
– Tránh cúi đầu thấp, nằm dốc, kích thích gây nôn, hạn chế cười, há miệng to.
– Không đi xông hơi trong 1 tháng đầu
Một số hoạt động nên làm
– Chườm lạnh trong 2 ngày đầu để giảm đau, sưng. Chú ý chườm luân phiên ngắt nghỉ 10-15 giây/lần, liên tục trong 2-3 phút rồi dừng. Không chườm liên tục và có sử dụng lớp lót ngăn túi chườm với bề mặt da để tránh gây bỏng nhiệt.
– Đeo đai định hình sau phẫu thuật để hạn chế phù nề.
Các thực phẩm cần kiêng
– Kiêng rau muống để tránh để lại sẹo lồi.
– Kiêng đồ nếp, thịt gà, hải sản để vết thương không bị kích ứng gây ngứa, mưng mủ.
– Kiêng ăn trứng, thịt bò sẽ gây ra sẹo thâm, loang lổ.
– Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê vì chúng có thể kéo dài quá trình lành vết thương.
Bạn nên phẫu thuật độn cằm lẹm trong trường hợp bị lẹm ở mức độ nhẹ cho đến trung bình. Miếng sụn nhân tạo sẽ được thiết kế với hình dáng phù hợp và đặt vào cằm để giúp cằm nhô ra phía trước và khắc phục dáng cằm lẹm hiệu quả. Điều đó giúp khuôn mặt trông cân đối và trẻ trung hơn.
Quá trình phẫu thuật được thực hiện ở trong niêm mạc miệng nên sẽ không gây ra sẹo xấu. Sụn nhân tạo cũng đã được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và có độ tương thích cao với cơ thể. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn khi tiến hành độn cằm.
Chi phí độn cằm lẹm dao động trong khoảng từ 15.000.000 – 25.000.000 đồng. Tuy nhiên, chi phí thực tế sẽ còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
– Chất liệu độn: Các chất liệu độn cằm trên thị trường có sự chênh lệch về chi phí. Những chất liệu có chất lượng tốt sẽ có chi phí cao hơn chất liệu thông thường do ổn định lâu dài, tương thích nhanh với cơ thể…
– Mức độ phức tạp: Tình trạng cằm càng phức tạp thì chi phí độn cằm càng cao. Như với trường hợp sửa lại cằm đã độn nhưng bị hỏng thì chi phí sẽ cao hơn so với độn cằm lần đầu tiên. Do mô, cơ… ở cằm đã bị tác động nên bác sĩ gặp khó khăn hơn khi thực hiện.
– Cơ sở thực hiện: Chi phí độn cằm sẽ có sự khác biệt giữa các đơn vị thẩm mỹ. Những địa chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi, đầu tư nhiều vào trang thiết bị, công nghệ… sẽ có mức giá cao hơn.
Phương pháp niềng răng chữa được cằm lẹm đối với những người bị hô. Trong quá trình niềng, mắc cài, dây cung, khay trong… sẽ tác động lực siết đều đặn lên răng để kéo các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Nhờ vậy, các răng sẽ được sắp xếp thẳng hàng. Khi khớp cắn hai hàm tương quan với nhau, khuôn mặt cũng trở nên cân đối hơn, tạo cảm giác cằm cân xứng với mặt và cải thiện đáng kể tình trạng cằm thụt nhiều vào trong.
Tuy nhiên, nếu cằm lẹm do cấu trúc xương, phương pháp niềng răng gần như không có tác dụng. Bởi niềng răng chỉ thay đổi vị trí của răng chứ không tác động được tới cấu trúc xương. Do đó, với trường hợp trên, bạn nên tiến hành phẫu thuật cằm để cải thiện dáng cằm hiệu quả nhất.
Với tình trạng cằm bị lẹm ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể che đi khuyết điểm này bằng một kiểu tóc, trang điểm nhẹ nhàng hoặc tập Mewing.
Trang điểm là một trong những mẹo đơn giản rất phù hợp với nữ giới, nhất là với những chị em thích chăm chút sắc đẹp.
Khi trang điểm, hãy tạo khối để gương mặt trở nên thon gọn hơn, nhờ vậy cằm sẽ dài hơn so với ban đầu. Chị em có thể thực hiện theo phương pháp sau:
– Trang điểm tập trung nhiều vào hai gò má và các vị trí góc hàm. Sau khi trang điểm, khuôn mặt sẽ thon gọn hơn nhiều.
– Nếu có nọng cằm thì nên sử dụng màu nền tối hơn khoảng 2 tone để tạo khối giúp khuôn mặt gọn gàng hơn.
– Tạo hiệu ứng thị giác bằng cách đổ bóng ở vùng cổ. Mẹo này sẽ “đánh lừa thị giác” giúp người nhìn cảm thấy cằm dài như bình thường.
Phương pháp này khá đơn giản, giúp cải thiện được phần nào. Tuy nhiên nó chỉ mang tính tạm thời và đòi hỏi phải có kỹ năng make up chuyên nghiệp mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Theo các nhà tạo mẫu tóc, kiểu dáng tóc phù hợp không chỉ làm gương mặt trở nên thanh tú hơn mà còn giúp che đi nhiều khuyết điểm của khuôn mặt, trong đó có lẹm cằm
Kiểu tóc cụp phồng ngang vai ôm sát vào khuôn mặt là lựa chọn hoàn hảo nhất. Tóc để bằng, cắt chéo hoặc để kiểu mái ngố sẽ giúp che bớt một phần trán. Từ đó tạo được sự cân đối, hài hòa cho hai nửa gương mặt, giúp cằm có vẻ dài hơn.
Phụ nữ nên tránh các kiểu tóc buộc đuôi ngựa hoặc tóc ngắn tomboy. Vì những kiểu tóc này sẽ làm các khuyết điểm của khuôn mặt bị bộc lộ rõ nét hơn, người đối diện dễ nhận ra cằm bị lẹm hơn.
Kiểu tóc mái chéo với tỉ lệ 7:3 hoặc kiểu tóc nấm là sự lựa chọn không nên bỏ qua đối với nam giới lẹm cằm. Các kiểu tóc trên giúp gương mặt trở nên cân đối hơn, tạo cảm giác cằm đầy đặn, không bị lẹm.
Mewing là kỹ thuật tập luyện điều chỉnh vị trí đặt lưỡi ở trong khoang miệng. Tư thế tập luyện này yêu cầu phải để miệng ở tư thế ngậm, môi dưới chạm môi trên, răng hàm trên và răng hàm dưới chạm với nhau, phần lưỡi cần đặt áp sát toàn bộ trên vòm miệng.
Đây là bài tập hỗ trợ lưỡi và cơ đầu mặt trở nên rõ nét hơn. Vì vậy, kiên trì tập luyện mỗi ngày và duy trì trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện được hiện tượng cằm lẹm.
Tuy nhiên, nếu cằm lẹm ở mức độ trung bình hoặc nặng thì kỹ thuật này gần như không có hiệu quả.
Với những thông tin được chia sẻ, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cằm lẹm cũng như nắm bắt được các phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Để biết đối với tình trạng của mình nên áp dụng phương pháp nào, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên về răng hàm mặt uy tín.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×