Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Ung thư răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Có lẽ khi nhắc đến các bệnh lý răng miệng, mọi người chỉ nghĩ đến bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu, sâu răng… nhưng trên thực tế thì còn có cả bệnh ung thư răng. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tác động trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Chưa kể, tỷ lệ tử vong của bệnh còn rất cao.

1. Ung thư răng là gì?

Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương cho biết: Ung thư răng là một phân nhánh của ung thư hàm miệng, còn được gọi là ung thư miệng hay ung thư vùng miệng. Bệnh này xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong miệng, tập trung nhiều ở phần nướu (lợi), gây sưng tấy và nhiễm trùng.

Bệnh thường bắt đầu từ tế bào biểu mô bình thường trong miệng và dần phát triển thành tế bào ác tính. Từ đó tạo thành ổ gây bệnh (mủ độc) mà nhiều người không hay biết. Bệnh rất dễ bắt gặp ở nam giới trung niên từ 40 tuổi trở lên.

Các yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc ung thư miệng bao gồm hút thuốc lá, sử dụng rượu, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá điện tử, cắn móng tay, sử dụng hóa chất độc hại, viêm nhiễm môi hoặc lưỡi và nhiễm virus papilloma (HPV).

Đây là bệnh thuộc nhóm hiểm nghèo, thường cực kỳ khó để điều trị dứt điểm. Chưa kể ung thư vùng miệng thường rất khó phát hiện do những triệu chứng vẻ rất quen thuộc, bình thường nên khiến người nhiều chủ quan.

Nếu để mầm bệnh phát triển trong một khoảng thời gian ngắn thì dần dần có thể xuất hiện rất nhiều biến chứng khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư răng là gì?

Ung thư răng thuộc nhóm ung thư hàm miệng

2. Các trường hợp ung thư răng hàm miệng thường gặp

Ung thư vùng răng miệng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là ung thư tủy và nướu răng.

2.1. Ung thư tủy răng

Ung thư tủy răng là loại ung thư phát triển từ mô tủy răng – phần mềm bên trong răng sau lớp men bên ngoài. Mô tủy chứa các mạch máu, dây thần kinh và nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất, hỗ trợ cho sự phát triển và chức năng của răng.

Đây là một loại ung thư hiếm gặp và ít được biết đến so với các loại ung thư khác trong hàm miệng. Nó thường phát triển từ sự biến đổi không kiểm soát được của các tế bào trong mô tủy răng.

Các yếu tố nguy cơ cho ung thư tủy răng bao gồm hút thuốc, chảy máu chân răng kéo dài, vi khuẩn hoặc viêm nhiễm răng và tuổi già.

Ung thư tủy răng

Ung thư tủy răng

2.2. Ung thư nướu răng

Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết:

Ung thư nướu răng là khi các tế bào niêm mạc miệng phát triển một cách không bình thường và không được kiểm soát bởi cơ thể. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể lan rộng và xâm lấn vào các mô xung quanh, thậm chí có thể di căn tới các cơ quan lân cận hoặc xa hơn qua đường bạch huyết.

Triệu chứng của ung thư nướu răng thường nghiêm trọng và kéo dài hơn so với viêm nướu. Các dấu hiệu như sưng, đau, xuất huyết nướu, sưng cổ họng hoặc mất răng không rõ nguyên nhân được coi là tín hiệu cảnh báo. Thậm chí có thể xuất hiện các vết loét hoặc khối u trên nướu.

Vì vậy, quan trọng để phân biệt các triệu chứng của ung thư vùng nướu răng để không nhầm lẫn với bệnh viêm nướu thông thường.

Ung thư nướu răng

Ung thư nướu răng rất nguy hiểm

3. Dấu hiệu ung thư răng cần biết

Ung thư vùng răng miệng tuy rằng khó nhận biết ở những giai đoạn đầu, nhưng vẫn có những dấu hiệu nhất định như sau.

3.1. Xuất hiện khối u nướu răng

Ở giai đoạn đầu ung thư vùng răng sẽ xuất hiện các khối u với màng trắng mỏng hoặc màng đỏ trắng ở nướu răng. Bề mặt các khối u nướu răng sẽ bị sần sùi và có hiện tượng lở loét. Nguyên nhân là do tế bào mầm bệnh đã phát triển vượt mức kiểm soát và bắt đầu tạo thành khối u.

Khối u có thể gây ra sưng, đau và mưng mủ ở nướu. Nếu khối u bị nhiễm trùng, thì các tính trạng đó càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp ung thư đã phát triển và lan rộng, khối u có thể ảnh hưởng đến răng và gây ra tình trạng răng yếu, lung lay hoặc mất răng.

Cho dù bạn uống thuốc hay thử mọi cách điều trị đều sẽ không nhận được kết quả khả quan hơn. Nếu mắc phải tình trạng này thì nên đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

3.2.  Răng yếu và bị lung lay

Răng yếu và bị lung lay có thể là những dấu hiệu của ung thư răng. Khi các tế bào ác tính phát triển, nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của răng, gây ra những biểu hiện sau:

Răng yếu: Các tế bào ung thư có thể gây suy yếu cấu trúc răng, làm cho răng trở nên yếu hơn và dễ gãy. Điều này xảy ra do tác động của tế bào ung thư lên cấu trúc răng, bao gồm men răng và mô liên kết xung quanh gốc răng.

Răng bị lung lay: Các khối u ác tính phát triển sẽ gây tổn thương đến mô liên kết giữa răng và xương hàm, dẫn đến sự lung lay của răng. Răng có thể di chuyển hoặc lệch khỏi vị trí gốc của nó, tạo ra sự mất ổn định và khó khăn khi nhai hoặc nói chuyện.

3.3. Tổn thương, lở loét đầu lưỡi

Một dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết bệnh ung thư ở răng nữa là tình trạng viêm, loét đầu lưỡi. Cụ thể hơn là các đốm tròn, có màu hồng đậm, sẫm hơn so với những khu vực khác, không có mảng bám ở vùng đó.

Mỗi khi giao tiếp, ăn uống, sinh hoạt luôn có cảm giác đau nhói, khó chịu tương tự như việc bị nhiệt miệng nhưng ở mức độ nặng hơn.

Thậm chí, tổn thương hoặc lở loét đầu lưỡi có thể gây ra chảy máu không ngừng trong một thời gian dài hoặc khi chạm vào.

3.4. Sưng, mưng mủ ở lợi

Các khối u nướu răng ban đầu thường không có mủ hoặc dịch nhầy. Tuy nhiên khi đã phát triển thành khối u lợi phì đại rồi thì tình trạng chảy mủ, chảy chất nhầy có thể xảy ra.

Sưng lợi và viêm nhiễm có thể dẫn đến mưng mủ, tức là một lượng mủ hoặc dịch ứ đọng trong vùng lợi. Mưng mủ thường xuất hiện khi bị nhiễm trùng gây ra đau và khó chịu.

Và đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở răng đang phát triển theo chiều hướng xấu hơn. Bạn cần tiến hành thăm khám cũng như điều trị sớm nhất có thể.

Lưu ý rằng sưng và mưng mủ ở lợi cũng có thể xuất hiện trong các tình trạng khác như nhiễm trùng nướu, bệnh lý nướu và môi trường miệng không lành mạnh. Việc tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu ung thư răng cần biết

Dấu hiệu ung thư răng cần biết

4. Nguyên nhân dẫn đến ung thư ở răng

Bệnh ưng thư ở răng thường xảy ra do sự phát triển quá mức và bất thường của các tế bào mà cơ thể không thể kiểm soát được. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến một số nguyên nhân khác dưới đây.

4.1. Uống bia rượu, hút thuốc lá hoặc dùng chất kích thích

Uống bia rượu, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác đã được chứng minh làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư miệng, họng, thanh quản và thực quản.

Đặc biệt, nguy cơ này còn cao hơn gấp 3,4 – 6,8 lần so với bình thường.đối với những người đồng thời hút thuốc và uống rượu.

Hiện tượng này có thể được giải thích bởi việc rượu bia có khả năng giúp các chất độc hóa học có trong thuốc lá sẽ thâm nhập dễ dàng hơn vào các tế bào niêm mạc miệng, họng và thực quản. Đồng thời, rượu bia còn làm giảm khả năng sửa chữa tế bào (DNA) bị hư hại do chất độc có trong thuốc lá.

Vì vậy, việc hạn chế uống bia rượu, hút thuốc cũng như các chất kích thích khác là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh ung thư nguy hiểm trên.

Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

4.2. Nhiễm virus HPV

Nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) là một nguyên nhân khác có thể gây ra ung thư răng. HPV là một loại virus lây truyền qua quan hệ tình dục và có thể ảnh hưởng đến các vùng nhạy cảm trong miệng và họng.

Các chủng virus HPV có thể gây ra các biến đổi tế bào và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Trong trường hợp ung thư ở răng, chủng virus HPV-16 được xem là nguyên nhân chính. Virus này có thể tiếp xúc với các mô trong miệng thông qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với các mô bị tổn thương trong miệng.

Tuy nhiên người ta cũng nhận thấy rằng, HPV 16 có xu hướng gây tổn hại cho phần cổ họng, amidan nhiều hơn so với khu vực nướu răng.

4.3. Nhai trầu cau

Mặc dù nhai trầu cau để nhuộm đen răng là phong tục rất phổ biến trước đây ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cho biết, hoạt chất từ hạt cau và vôi tôi khi tiếp xúc với răng miệng sẽ làm tổn hại và tăng tỷ lệ mắc u nướu răng lên gấp 2,1 lần.

Phân tích đã chỉ ra rằng lá trầu chứa một chất gọi là arecoline, một chất gây ung thư đã được kiểm chứng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư răng. Ngoài ra, các chất xơ thô ráp trong cây trầu khi cọ xát với niêm mạc miệng có thể gây tổn thương và theo thời gian, có thể dẫn đến sự hình thành u ác tính. Đặc biệt, chất vôi trong lá trầu còn được biết đến là một yếu tố thúc đẩy quá trình ung thư hóa của tế bào.

Thực nghiệm cũng cho thấy: Người dân ở Ấn Độ với thói quen ăn trầu cau thường xuyên có tỷ lệ mắc ung thư răng miệng chiếm tới 40% trong tổng số các loại ung thư. Trong khi con số này chỉ là 4% ở vương quốc Anh.

Nhai trầu cau

Nhai trầu cau

4.4. Khô miệng do lười uống nước

Nước bọt được biết đến là một loại Enzyme tiêu hóa có khả năng ức chế các loại vi khuẩn trong thức ăn, giúp phòng tránh tác nhân gây bệnh tồn tại trong thức ăn và khoang miệng.

Những người ít bổ sung nước dẫn tới tình trạng khô miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thâm nhập vào cơ thể.

Miệng khô thường đi kèm với một môi trường miệng không cân bằng, với mức độ axit cao hơn và sự suy giảm của các chất chống oxi hóa tự nhiên. Môi trường miệng không cân bằng này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư răng. Khi không có đủ lượng nước để giữ ẩm, các tế bào trong miệng có thể bị tổn thương và có khả năng phát triển thành ung thư.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

5. Ung thư răng có chữa trị được không?

Đây ắt hẳn là vấn đề luôn được mọi người quan tâm nhiều hơn cả. Cũng như các loại ung thư khác, đối với việc mức độ hiệu quả trong điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của khối u ác tính.

5.1. Ở giai đoạn đầu

Cũng như bao căn bệnh hiểm nghèo khác, ung thư ở răng nếu phát hiện sớm khi khối u vẫn còn lành tính thì việc chữa trị sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Điều trị ung thư răng có thể đạt kết quả tốt và chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ sống trên 5 năm cho bệnh nhân ung thư răng là 83% –  một con số đáng khích lệ. Hơn nữa, nếu điều trị được tiến hành kịp thời và hiệu quả, có khả năng không tái phát trong 10 năm.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết sớm và chữa trị trong ngay giai đoạn đầu. Bằng cách tìm hiểu về triệu chứng, kiểm tra định kỳ và tìm kiếm sự chăm sóc y tế, bạn có thể tăng cơ hội chữa khỏi hoàn toàn. Như vậy, đối với vấn đề ung thư nướu răng có chữa được không thì đáp án là CÓ, nếu như bạn phát hiện ra sớm và điều trị ngay.

5.2. Ở giai đoạn cuối

Ngược lại, nếu phát hiện quá muộn, tình trạng chuyển biến nặng, khối u đã đã di căn rồi thì mọi việc rất khó đoán trước được.

Tuy vẫn có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp chuyên sâu, điển hình như xạ trị, hóa trị… nhưng đánh giá trên thực tế thì tỷ lệ thành công là không cao.

Ung thư giai đoạn cuối thường không thể điều trị khỏi, tuy nhiên, các phương pháp điều trị tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm đau đớn cho người bệnh. Điều quan trọng là tạo ra môi trường thoải mái nhất có thể và tiếp tục hỗ trợ người bệnh trong cuộc chiến chống lại căn bệnh đáng sợ này.

Bởi các di chứng cũng như căn bệnh hiểm nghèo về răng nướu thời kỳ cuối đã ảnh hưởng, tàn phá quá nặng nề đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Ung thư răng có chữa được không?

Ung thư ở răng có thể chữa được nếu phát hiện sớm

6. Ung thư nướu răng sống được bao lâu

Đối với vấn đề trên Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: Bệnh ung thư nướu răng là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống trên 3 năm có thể đạt tới 80%. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát hiện muộn, cơ hội sống trên 3 năm chỉ còn 50%. Vì vậy, việc nhận biết, chẩn đoán bệnh ung thư nướu răng từ sớm là vô cùng quan trọng để có thể cứu sống nhiều người bệnh.

Phát hiện sớm cung cấp cơ hội cho việc điều trị và can thiệp kịp thời, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ác tính. Tại giai đoạn sớm, liệu pháp điều trị có thể tập trung vào việc loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư và giữ cho bệnh không tái phát. Điều này đồng nghĩa với khả năng sống sót trên 3 năm tăng lên đáng kể.

Do đó, hãy tìm hiểu về các triệu chứng cảnh báo như chảy máu chân răng, sưng nướu, hoặc đau nhức vùng miệng và hàm răng. Đặc biệt, quan tâm đến những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, tiếp xúc với thuốc nhuộm và hệ thống miệng không lành mạnh.

7. Ung thư ở răng điều trị như thế nào?

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị ung thư vùng răng khác nhau.

7.1. Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc tiến hành cắt xương hàm

Phương pháp điều trị bệnh ung thư vùng răng phổ biến nhất chính là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tùy vào vị trí, mức độ của khối u nướu răng mà bác sĩ sẽ quyết định mức độ xương hàm cần loại bỏ.

Phần xương hàm bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng xương tại các vị trí khác hoặc của người khác hiến tặng. Việc phục hình thẩm mỹ cho khuôn mặt sẽ được đảm bảo bằng các kỹ thuật, công nghệ cao cấp.

Đây là phương pháp bắt buộc cần thực hiện nhằm tránh ung thư di căn răng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm trong tương lai, đồng thời chúng thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh lý ở giai đoạn đầu.

Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc cắt xương hàm

Phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc cắt xương hàm

7.2. Xạ trị

Trong trường hợp bạn phát hiện quá trễ, bệnh tình đã chuyển sang thời kỳ cuối, phẫu thuật cũng không thể loại bỏ hết tác nhân gây bệnh, tế bào ung thư ác tính thì lúc này bắt buộc phải sử dụng biện pháp xạ trị.

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất và hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử và proton để tiêu diệt hoặc phá hủy các tế bào ung thư, đồng thời bảo tồn cơ bản các tế bào khỏe mạnh.

Mục tiêu của xạ trị là tiêu diệt toàn bộ hoặc giảm kích thước của khối u, giảm các triệu chứng liên quan và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Phương pháp này thường được áp dụng như một phần của kế hoạch điều trị toàn diện, bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc điều trị bằng thuốc.

6.3. Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển và di căn của chúng sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Được áp dụng thông qua việc tiêm truyền hoặc sử dụng thuốc uống, hóa trị đã trở thành một phần quan trọng trong việc chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Phương pháp hóa trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư dựa trên cơ chế tác động vào quá trình phân chia và sinh trưởng của chúng.

Thuốc hóa trị được thiết kế để tấn công và phá hủy các tế bào ung thư, ngăn chặn khả năng chúng phát triển và lan rộng. Việc sử dụng thuốc tiêm truyền thông qua tĩnh mạch thường được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện nhằm đảm bảo sự chính xác và hiệu quả của quá trình điều trị.

Hóa trị

Hóa trị

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

8. Làm sao để phòng tránh bệnh ung thư răng?

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được ung thư ở răng bằng các cách hết sức đơn giản, bao gồm vệ sinh răng miệng đúng cách, không sử dụng rượu bia/thuốc lá, bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và thăm khám nha khoa định kỳ.

8.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người nên thực hiện là vệ sinh răng miệng thật kỹ càng với đầy đủ các bước cần thiết, đúng chuẩn nhằm loại bỏ mọi tác nhân, vi khuẩn gây bệnh.

Đánh răng theo chiều dọc, từ trên xuống, một cách chậm rãi vừa phải, không quá mạnh tay để loại sạch mọi mảng bám, cặn thức ăn thừa sót lại trong kẽ răng, tránh làm tổn thương nướu.

Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mọi mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng. Lưu ý đừng thực hiện quá mạnh vì sẽ làm xước, lở loét dẫn đến tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công

Tiến hành vệ sinh, cạo lưỡi mỗi ngày để làm sạch khoang miệng, giữ hơi thở thơm mát và giảm hàm lượng vi khuẩn tối đa.

Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng như Listerine, Green Lux… Tuy nhiên, nếu bạn đang bị viêm nướu, lở loét lưỡi, nổi đẹn hoặc nhiệt miệng thì không nên thực hiện bước này.

8.2. Tránh sử dụng bia rượu hay hút thuốc lá

Cần phải tránh xa rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác, vì những chúng có thể là nguyên nhân gây ra chứng u nướu răng – một trong những lý do dẫn đến bệnh ung thư lợi răng.

Chưa kể các độc tố có trong rượu bia và thuốc lá, còn có thể phá hủy men răng khi bạn lạm dụng quá nhiều. Từ đó, chúng còn có thể gây ra nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ung thư phổi, gan, dạ dày…

8.3. Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Việc khoang miệng bị khô do cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để giữ độ ẩm là điều tuyệt đối nên tránh. Bởi vì khi đó vi khuẩn, virus sẽ có thêm điều kiện để tồn tại và sinh trưởng tạo ra dẫn đến rất nhiều bệnh lý răng miệng.

Để phòng ngừa thì tốt nhất, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, bổ sung thật nhiều nước nhằm bồi đắp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thông thường, trung bình chúng ta cần uống 2 lít nước/ngày, nhưng riêng với những người hoạt động thể chất nhiều thì cần bổ sung thêm.

8.4. Tới nha khoa thăm khám định kỳ

Do hầu hết các dấu hiệu bệnh ung thư răng rất khó nhận biết, triệu chứng dễ nhầm lẫn nên bạn rất dễ bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo này.

Chính vì vậy, hãy chăm đi khám nha khoa định hơn để được kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Qua đó, nha sĩ sẽ phát hiện những triệu chứng nguy hiểm càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.

Đồng thời, việc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp chúng ta kiểm soát sức khỏe răng miệng một cách tối nhất, nhờ vậy bạn sẽ sở hữu một nụ cười khỏe khoắn và rạng ngời.

Có thể thấy rằng, bệnh ung thư ở răng thật sự đáng sợ hơn những gì mà nhiều người đang nghĩ. Nhất là với các dấu hiệu dễ nhầm lẫn, không rõ ràng lại càng khiến bệnh này khó phát hiện hơn. Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích cũng như biết cách phòng ngừa bệnh ung thư vùng răng tốt hơn.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện 108: “Uống rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư”
Bệnh viện đa khoa Phương Đông: “Tìm hiểu ung thư nướu răng nguyên nhân và cách điều trị”
BỆNH viện Bạch Mai – TRUNG TÂM Y HỌC HẠT NHÂN VÀ UNG BƯỚU: “Những dấu hiệu bệnh ung thư trên răng miệng”
Báo Dân Trí: “Ung thư nướu răng: Dấu hiệu và cách phòng bệnh”
Trang Sức khỏe hàng ngày: “Tổng quan về bệnh ung thư nướu răng và cách phòng tránh, điều trị hiệu quả”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề điều trị ung thư răng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map