19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Sứt môi 4mm là tình trạng phần hàm và môi bị hở, không đóng kín lại được. Nó sẽ khiến cho bạn gặp rất nhiều khó khăn khi ăn uống, giao tiếp, nhất là đối với những trẻ nhỏ. Vậy khắc phục tình trạng này ra sao?
Sứt môi 4mm là tình trạng mô tế bào ở hàm và xương của trẻ không nối liền với nhau, bị hở với chiều dài 4mm. Có rất nhiều loại sứt môi như sứt môi kèm hở hàm ếch hoặc sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch và tình trạng này thường gặp nhiều ở môi trên. Với mỗi loại khác nhau sẽ có chiều dài khác nhau:
– Sứt môi nhẹ: chiều dài của chúng rất ngắn, không quá 2mm
– Sứt môi dưới 4mm với chiều dài dứt môi 2mm – 3mm
– Sứt môi lớn với 6mm và dài nhất sứt môi 7mm
Tùy vào mức độ sau, rộng của vết sứt mà nó có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như gây mất thẩm mỹ, khó khăn khi ăn nhai, nói chuyện của trẻ. Nhất là khi trẻ lớn mà không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng tự ti, ngại giao tiếp, nói kém. Nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Hình ảnh trẻ bị sứt môi 4mm
Tình trạng sứt môi có rất nhiều nguyên nhân gây ra như do bẩm sinh hoặc do chịu những tác động từ tác nhân bên ngoài. Nguyên nhân gây ra cụ thể như sau:
– Do bẩm sinh, di truyền từ bố mẹ sang con. Khi bố mẹ gặp tình trạng sứt môi, thì chắc chắn khi con sinh ra cũng sẽ gặp tình trạng này. Và tỉ lệ con thứ 2 trong gia đình gặp phải tình trạng sứt môi lên tới 17%.
– Do những tác động xấu bên ngoài ảnh hưởng đến người mẹ khi mang thai, nhất là trong giai đoạn đoạn 3 tháng đầu khi mới mang thai. Một số yếu tố đó là sử dụng tia laser, chất hóa học, sử dụng thuốc chống chỉ định cho người mang thai, thói quen, bệnh lý của người mẹ khi có bầu…
Ngoài ra còn có một số tình trạng người lớn bị sứt môi do chấn thương khi va đập bên ngoài như tai nạn khi tham gia giao thông, tai nạn nghề nghiệp, chơi thể thao…
Với mỗi nguyên nhân gây ra tình trạng sứt môi khác nhau thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khác nhau phù hợp với độ tuổi, tác nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua từng trường hợp sau đây:
Với những trẻ sơ sinh bị sứt môi nhẹ hoặc người lớn bị sứt môi nhẹ do va chạm thì có thể để nó tự liền vết thương. Vì cơ thể có cơ chế tự lành, tái tạo tế bào nên sau khi bị tổn thương những vết sứt sẽ dần được đầy và liền lại với nhau.
Nhưng bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc, ăn uống để cết thuwogn được lành lại nhanh hơn, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Và khi vết thương lành có thể tiến hành là sẹo, phẫu thuật tạo hình môi để mang lại độ thẩm mỹ đẹp nhất cho khuôn mặt.
Với những tình trạng trẻ bị sứt môi do bẩm sinh hoặc do bị tác động xấu từ bên ngoài khi mang thai thì bố mẹ không cần lo lắng hay buồn phiền về dị tật của con mình. Bởi với công nghệ hiện đại như tình trạng sứt môi của trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cho trẻ ngay sau khi trẻ sinh ra được 7 ngày nếu trẻ có đủ sức khỏe, cân nặng, chỉ số sinh tồn ổn định. Đây là thời gian vô cùng thích hợp để điều trị bởi nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như thẩm mỹ của trẻ sau này. Và thời gian thực hiện phẫu thuật nên trước 11 tháng tuổi.
Phẫu thuật khắc phục tình trạng sứt môi
Với những trẻ chỉ bị sứt môi nhẹ thì quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện xong ngay trong 1 lần. Và với những tình trạng sứt môi kèm theo hở hàm ếch hoặc bị sứt cả 2 bên môi sẽ mất thời gian lâu hơn, thông thường là từ 2 – 3 lần để có thể mang lại kết quả cũng như thẩm mỹ tốt nhất.
Nhưng thời gian phẫu thuật không nên kéo dài quá 18 tháng tuổi, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình học nói, phát âm của trẻ. Và thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật của trẻ sẽ kéo dài vì vậy cần thực hiện sớm để trẻ có thể đến trường theo đúng độ tuổi của mình.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Với người lớn khi bị sứt môi 4mm cũng cần thực hiện 2 – 3 lần phẫu thuật như lần đầu phẫu thuật khâu môi. Lần thứ 2 tiến hành phẫu thuật hàm, vòm (nếu có) hoặc tiến hành là sẹo. Lần cuối cùng điều chỉnh lại khớp cắn, đường viền môi và phẫu thuật lại sẹo môi, mũi.
Sau khi tiến hành phẫu thuật thì cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để quá trình liền thương được diễn ra nhanh chóng, không gây nhiều đau đớn, khó chịu như không nên để chạm tay hoặc đồ vật vào vết thương, tránh gây đau nhức, viêm nhiễm. Nên có chế độ ăn uống, khoa học không nên ăn các đồ cứng…
Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sứt môi 4mm và có phương pháp khắc phục phù hợp. Nha khoa Paris thường kết hợp với các tổ chức, bệnh viện thăm khám, điều trị tình trạng sứt môi cho trẻ em tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Muốn được tư vấn rõ hơn về sứt môi có thể gọi đến số hotline 19006900 hoặc để lại câu hỏi bên dưới các chuyên gia sẽ giải đáp miễn phí, chi tiết cho bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Comments are closed.
Xin cho em hỏi con em bị sức môi mới Sinh được 4 ngày thì khoản bao lâu thì bé có thể điều đi điều trị được vậy bác sĩ
Chào bạn, Nha Khoa Paris xin phép được gọi điện tư vấn cho quý khách hàng nhé!