Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Hở hàm ếch là gì? Cách phát hiện sớm và phương pháp điều trị

Hở hàm ếch là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này sẽ cản trở khả năng phát âm của trẻ khi lớn. Gây ra cảm giác tự ti, ngại giao tiếp. Chính vì vậy, ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần nâng cao sức khỏe để phòng ngừa tình trạng này. Những thông tin chi tiết sẽ được Nha Khoa Paris chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Hở hàm ếch là gì?

Hàm ếch là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ khi mô môi hoặc vòm miệng không phát triển.  tạo thành khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi gây mất thẩm mỹ. Dị tật hàm ếch thường đi kèm với sứt môi, xuất hiện khi còn là thai nhi trong bụng mẹ.

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh xuất hiện từ khi là thai nhi trong bụng mẹ

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh xuất hiện từ khi là thai nhi trong bụng mẹ

2. Nguyên nhân gây ra hở hàm ếch bạn cần biết

Để có những thông tin chính xác nhất, chúng tôi đã mời Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt giải đáp. Theo bác sĩ, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra dị tật hàm ếch như yếu tố di truyền, nhiễm virus khi mang thai, tiếp xúc hóa chất độc hại và thiếu dinh dưỡng.

– Yếu tố di truyền: Hàm ếch có tính di truyền từ cả bố hoặc mẹ. Nếu một trong hai người bị thì khả năng sinh con bị dị tật này là 5%. Nếu sinh con đầu bị hàm ếch thì con thứ hai sẽ có tỷ lệ mắc bệnh là 3-5%.

– Mẹ bầu nhiễm virus: Vào khoảng tuần 4-12 của thai kỳ, mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella hoặc bị cảm cúm thì con sinh ra có nguy cơ bị hàm ếch cao.

– Chế độ dinh dưỡng: Thai nhi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như vitamin B9, B12, B6 và axit folic. Ngoài ra, việc mẹ bầu bổ sung vitamin A quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra hàm ếch.

– Tiếp xúc hóa chất độc hại: Thai phụ khi mang thai tiếp xúc với tia xạ (tia X, tia gamma), hoá chất, kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadmium) sẽ gây ra hàm ếch.

– Thuốc lá, rượu bia: Có hại cho sức khỏe mẹ bầu và gây dị tật bẩm sinh cao.

– Sức khỏe bố mẹ: Bố mẹ mắc các bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai…

3. Sứt môi hàm ếch thường phát hiện khi nào?

Có thể phát hiện thai nhi bị hàm ếch từ tuần thứ 9 – 10 của thai kỳ thông qua phương pháp xét nghiệm NIPT kết hợp siêu âm.

Tuy nhiên, nếu không đủ điều kiện kinh tế để làm xét nghiệm NIPT, bạn có thể chọn siêu âm 5D ở mốc 12-13 tuần. Cách này có thể đo độ mờ da gáy, phân tích cấu trúc khuôn mặt nhằm phát hiện bất thường.

Dị tật hàm ếch có thể phát hiện sớm từ tuần thứ 9 - 10 của thai kỳ

Dị tật hàm ếch có thể phát hiện sớm từ tuần thứ 9 – 10 của thai kỳ

4. Phương pháp điều trị hàm ếch hiệu quả

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Hiện nay, phương pháp phẫu thuật sửa môi và vòm miệng là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng hàm ếch. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch 2 bên khe hở và sắp xếp lại các vạt mô, cơ trong vòm miệng rồi khâu kín lại. Khi hoàn thành, bệnh nhân sẽ thấy khe hở đóng lại đạt thẩm mỹ.”

“Sau đó, bác sĩ sẽ đặt thêm ống nhỏ trong màng nhĩ để hạn chế tối đa tình trạng tích tụ chất lỏng gây ra viêm nhiễm. Từ đó, ngăn ngừa tác động của dị tật có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Cuối cùng, tiến hành hình thẩm mỹ phần môi, miệng để đạt sự hoàn thiện về ngoại hình” – Bác sĩ Trâm chia sẻ thêm.

Phẫu thuật môi và vòm miệng hiện đang là cách điều trị hàm ếch

Phẫu thuật môi và vòm miệng hiện đang là cách điều trị hàm ếch

5. Cách phòng ngừa dị tật hàm ếch

Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm khuyến cáo cách tốt nhất để ngăn ngừa hàm ếch đó là bổ sung axit folic trước khi mang thai 1 tháng và ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ). Liều lượng khuyến nghị trước khi mang thai là 400mcg/ngày và trong khi mang thai là 600mcg/ngày.

Bạn có thể bổ sung qua viên uống hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các thực phẩm giàu axit folic rất tốt cho mẹ bầu bao gồm:

– Rau chân vịt, cải bó xôi, rau cải xoăn, súp lơ, bắp cải

– Măng tây

– Đậu lăng, đậu mắt đen, đậu thận, đậu phộng

– Hạt óc chó

– Trứng, gan bò

– Chuối, đu đủ, dưa lưới, bơ

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề khác dưới đây:

– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng/ngày.

– Tuyệt đối không tiếp xúc với các hoá chất, tia phóng xạ.

– Tiêm đầy đủ các loại vắc xin trước và trong khi mang thai như vắc xin cúm, rubella, uốn ván, ho gà, bạch cầu…

– Giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực.

– Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai.

Các thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp hạn chế tối đa dị tật thai nhi

Các thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp hạn chế tối đa dị tật thai nhi

Hy vọng rằng, những thông tin về hở hàm ếch trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và xác định phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu không may thai nhi gặp tình trạng này, hãy yêu cầu bác sĩ tư vấn đề đưa ra phương án xử lý sớm nhất. Đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hở hàm ếch
Chương trình phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch Miễn Phí

Chương trình phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch Miễn Phí

Chương trình phẫu thuật hở hàm ếch miễn phí cùng các nhà hảo tâm đã đem lại nụ cười cho hàng triệu trẻ em bị dị tật bẩm sinh và di

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chi phí cho phẫu thuật hở hàm ếch là bao nhiêu

Chi phí cho phẫu thuật hở hàm ếch là bao nhiêu

Phẫu thuật hở hàm ếch nên được thực hiện khi các bé được 6-12 tháng tuổi. Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch vào khoảng 6 triệu đồng còn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm