19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Gọt xương mặt là giải pháp lý tưởng giúp phái đẹp sở hữu khuôn mặt hài hòa, tự nhiên. Là một ca đại phẫu thuật có can thiệp dao kéo, gọt mặt cần được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và tuân thủ quy trình đạt chuẩn.
Gọt xương mặt là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm, xương cành ngang và xương cằm nhằm khắc phục nhược điểm hàm vuông, to, bạnh hay thô… Từ đó tạo nên khuôn mặt thon gọn, hài hòa, cân đối.
Bác sĩ sẽ tiến hành mổ ở vị trí trong khoang miệng, sau đó sử dụng thiết bị máy chuyên dụng để gọt xương nơi góc cạnh gương mặt theo tỉ lệ đã tính toán từ trước. Quá trình phẫu thuật thực hiện từ 120 đến 150 phút, thời gian phục hồi nhanh và cho kết quả ổn định lâu dài
Hiện có 2 phương pháp gọt xương mặt phổ biến là:
– Gọt mặt trái xoan: Gọt xương để tạo thành khuôn mặt hình trái xoan thanh tú, hiền dịu
– Gọt mặt V Line: Gọt xương hàm để tạo dáng cằm hình chữ V cân đối, giúp khuôn mặt mang nét hiện đại, phong cách.
Gọt xương mặt có đau không? Câu trả lời chắc chắn là có. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân không cảm thấy hoàn toàn không đau đớn do được gây mê toàn thân.
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho uống thuốc giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu.
Các bác sĩ thẩm mỹ đầu ngành khuyên rằng, bệnh nhân nên giữ tâm lý thoải mái khi thực hiện gọt xương mặt.
Bởi việc ứng dụng công nghệ thẩm mỹ hiện đại cùng hệ thống máy móc tân tiến sẽ đảm bảo cho quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, hạn chế tối đa đau đớn và ngừa biến chứng hiệu quả.
Các đơn vị thẩm mỹ uy tín khẳng định, gọt xương mặt là kỹ thuật thẩm mỹ chỉnh hình tiên tiến có độ an toàn cao. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số rủi ro nếu như:
– Phẫu thuật tại các đơn vị thẩm mỹ kém chất lượng, không có giấy phép kinh doanh
– Tay nghề bác sĩ phẫu thuật kém, không đủ khả năng kiểm soát và xử lý các rủi ro trong quá trình phẫu thuật
– Áp dụng phương pháp gọt mặt cũ
– Trang thiết bị lỗi thời, không đảm bảo chất lượng
– Quy trình không tuân thủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế
– Bệnh nhân không đảm bảo điều kiện sức khỏe cho cuộc phẫu thuật
Một số rủi ro khi gọt mặt có thể gặp phải như: Mất máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, gãy xương hàm, hàm không đối xứng, đau xương hàm, chức năng nhai kém…
Để đảm bảo an toàn, kết quả phẫu thuật như mong muốn, bệnh nhân cần phải lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chất lượng để thực hiện gọt xương hàm.
Để ca phẫu thuật gọt mặt thành công, hạn chế tối đa biến chứng, quy trình thực hiện phải được tiến hành nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế về tính an toàn. Quy trình gọt xương mặt chuẩn được các chuyên gia thẩm mĩ khuyến nghị như sau:
– Thăm khám và tư vấn về tình trạng xương mặt, đưa ra hướng điều trị thích hợp
– Khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định trước khi phẫu thuật
Một ca phẫu thuật thường kéo dài từ 1 đến 2 giờ. Quy trình thực hiện kỹ thuật gọt xương hàm cụ thể như sau:
– Bước 1: Đánh dấu vị trí thực hiện gọt hàm
– Bước 2: Gây mê toàn thân giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và không đau đớn khi gọt xương mặt
– Bước 3: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật bằng cách rạch theo đường viền hàm và trên cằm bệnh nhân. Sau đó định vị lại lại hàm và cạo xương theo tỉ lệ đã tính toán và thống nhất từ trước.
– Bước 4: Đóng vết mổ và băng bó vết thương. Bác sĩ có thể chèn ống thông tạm thời để rút dịch để hạn chế tình trạng sưng viêm có thể xảy ra.
Bệnh nhân ở lại đơn vị thẩm mỹ từ 1 đến 2 ngày để được chăm sóc và theo dõi. Bác sĩ sẽ dặn dò và hướng dẫn chăm sóc vết thương trước khi về nhà.
Sau gọt mặt nên làm gì, ăn gì, kiêng gì… có vai trò quan trọng giúp vết thương mau chóng hồi phục, góp phần tạo nên sự thành công cho ca gọt hàm. Dưới đây là cách chăm sóc bệnh nhân sau gọt mặt chuẩn từ các chuyên gia thẩm mỹ đầu ngành:
Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc giúp bệnh nhân giảm đau, giúp vết thương
– Liên tục chườm đá trong vòng 48 giờ để giảm sưng và phù nề. Sau khoảng 7 đến 10 ngày tùy cơ địa, vết mổ sẽ bớt sưng .
– Đeo băng trong 7 ngày đầu tiên sau phẫu thuật để cố định hình dáng khuôn mặt
– Bôi vaselin để giúp môi mềm mượt, tránh tình trạng bong tróc do khô
– Vệ sinh răng miệng bằng nước muối ấm trong 7 ngày đầu
– Không nói quá nhiều, hạn chế sự vận động quá mức của xương hàm
– Tám khám liên tục trong 3 ngày đều để bác sĩ rửa vết thương và theo dõi tình trạng
– Tái khám định kỳ sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng để theo dõi quá trình hồi phục.
– 7 ngày đầu sau gọt xương mặt chỉ ăn thức ăn lỏng, có thể nuốt luôn như: cháo xay, súp loãng, nước trái cây. Bệnh nhân có thể dùng thìa nhỏ của trẻ em hoặc ống tiêm cỡ lớn để bón thức ăn
– Ngày thứ 7 đến thứ 15: Có thể ăn đồ mềm như cơm nhão, cháo có hạt, thức ăn kèm dễ nhai… Bệnh nhân vẫn cần hạn chế hoạt động hàm, tránh tác động đến vết thương
– Cần bổ sung nhiều vitamin từ nước trái cây và rau xanh: Vitamin A, B, C, D, E, K… để vết thương mau chóng hồi phục
– Trong 3 tuần đầu, tuyệt đối tránh các thực phẩm dễ gây mưng mủ, dị ứng: đồ nếp, hải sản, thịt gà, sữa và các chế phẩm từ sữa…
– Nói không với thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích khác
– Không ăn các thực phẩm dễ gây sẹo: Thịt bò, rau muống, trứng
– Hạn chế các thực phẩm khiến vết thương khó lành: Rau củ muối, nội tạng động vật, bánh kẹo ngọt…
Gọt xương mặt là một ca đại phẫu thuật nên có nhiều vấn đề cần lưu ý hơn các ca tiểu phẫu khác. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định và hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ chuyên môn để kết quả phẫu thuật hoàn hảo nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×