Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tiêm filler môi bị vón cục có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Một cô gái phải cấp cứu trong bệnh viện với tình trạng tiêm filler môi bị vón cục, đau nhức dữ dội, môi cứng đờ và bầm tím. Tá hỏa ra mới biết cô đã từng chi đến 5 triệu đồng để thực hiện tiêm filler  môi tại một thẩm mỹ viện kém chất lượng…

1/ Tại sao tiêm filler môi bị vón cục?

Môi là nơi chứa rất nhiều mạch máu, có nguy cơ rủi ro hơn rất nhiều các khu vực khác trên khuôn mặt của bạn. Trước khi hoảng loạn, bạn nên biết một số nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị vón cục dưới đây:

1.1/ Do thuốc tiêm filler kém chất lượng

Hầu hết, đây là nguyên nhân chính khiến môi bị vón cục sau khi tiêm filler. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng loại axit hyaluronic – chất an toàn được tìm thấy trong cơ thể có tác dụng hút các phân tử nước giúp môi trở nên căng mọng hơn.

Tuy nhiên, tại các spa kém chất lượng, filler môi được dùng là một hóa chất độc hại, dạng silicon lỏng không thể tự đào thải ra bên ngoài. Ngay sau khi tiêm vật lạ vào môi, cơ thể sẽ phản ứng lại và khiến nó vón cục tại một chỗ.

tiêm filler môi bị cứng có sao không

Môi bị vón cục do thuốc tiêm kém chất lượng.

1.2/ Tiêm quá liều

Mỗi cơ địa và mỗi bộ phận của bệnh nhân sẽ có chỉ định tiêm lượng filler phù hợp. Nếu tiêm thuốc quá liều có thể khiến vùng môi bị sưng phồng, căng cứng. Điều này làm tắc nghẽn lưu thông máu đến vùng lân cận khiến chúng bị thâm tím, vón cục.

1.3/ Tiêm filler môi bị vón cục do sai kỹ thuật

Bác sĩ tiêm nhầm vào mạch máu khiến máu đông tích tụ làm toàn bộ vùng này bị căng cứng, vón cục lại. Nếu tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm trong miệng có thể phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

1.4/ Do nhiễm trùng

Các dụng cụ tiêm filler, phòng khám không sạch sẽ hoặc chăm sóc sau khi tiêm filler môi không đảm bảo có thể khiến vết thương hở bị nhiễm trùng, lở loét, sưng tím và vón cục.

2/ Tiêm filler môi bị vón cục có sao không?

Bất kỳ cục u hoặc vết sưng nào xảy ra sau khi được tiêm filler thường sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần sau đó, nhưng có những trường hợp sẽ kéo dài đến  vài ba tháng.

Nếu  nguyên nhân của tiêm filler môi bị vón cục do phản ứng dị ứng với thuốc, bạn nên điều trị y tế ngay lập tức. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm đỏ, ngứa hoặc sưng ở vùng tiêm.

tiêm filler môi bị cứng

Hậu quả của tiêm filler môi hỏng.

Theo cảm nhận của bệnh nhân, “nó rất kinh khủng”, “môi bị lồi lõm ở hai bở, sưng phù đến mức có thể chạm tới mũi”, “mặt tôi bị lệch và cứng đờ”, “Tôi không thể cử động môi, không thể ăn uống vì quá đau nhức”…

Hậu quả có thể gây đột quỵ hoặc mù lòa nếu không được điều trị sớm.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3/ Tiêm filler môi bị vón cục giải quyết thế nào?

Mặc dù tiêm vón cục sau khi tiêm filler khá nguy hiểm nhưng bạn cũng nên bình tĩnh bởi tất cả đều có cách giải quyết của nó. Dưới đây là những gợi ý bạn cần làm ngay hôm nay:

3.1/ Ăn uống khoa học

Tránh uống rượu, dành thời gian dưới ánh mặt trời và tập luyện mạnh mẽ trong vài ngày sau khi tiêm filler môi. Cố gắng cũng giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của bạn. Những thứ này có thể khiến tiêm filler môi bị vón cục trầm trọng hơn.

Bổ sung các thực phẩm như dứa, cà rốt, khoai lang và ớt chuông có thể giúp đẩy nhanh quá trình liền vết thương. Uống bổ sung arnica có thể giúp giảm vết thâm và sưng sau khi điều trị thẩm mỹ như tiêm môi.

3.2/ Massage môi nhẹ nhàng

Hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu về các kỹ thuật massage môi. Trong một số trường hợp, massage nhẹ nhàng có thể giúp làm dịu các cục u và vết sưng sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn không nên massage quá mạnh bởi có thể khiến chất filler lan ra dẫn đến hậu quả không mong muốn.

3.3/ Đến gặp bác sĩ

Tùy vào nguyên nhân tiêm filler môi bị vón cục mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.

nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị vón cục

Điều trị vón cục khi tiêm filler như thế nào?

+ Với trường hợp sưng môi nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

+ Phương pháp thường dùng nhất đó là rút filler môi bằng chất hyaluronidase – một loại enzyme có tác dụng hòa tan axit hyaluronic trong thuốc tiêm filler giúp môi trở lại hình dáng ban đầu.

+ Trường hợp u cục có nguy hại đến sức khỏe, bệnh nhân sẽ được thực hiện một cuộc tiểu phẫu cắt bỏ khối u khỏi môi ngay.

Thay vì chờ đợi để khối u cục tự tan, bạn hãy liên hệ với bác sĩ tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín để được hướng dẫn cụ thể cách điều trị tốt nhất. Để lại bình luận xuống phía dưới và chia sẻ về tình trạng tiêm filler môi bị vón cục của bạn, các chuyên gia sẽ giải đáp hoàn toàn miễn phí!

  1. Khanhthao viết:

    Tiêm filler môi thường sưng mấy ngày có tự tan sau thời gian dài không bâc sỹ

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tiêm filler môi
Sau tiêm filler môi kiêng gì? Chuyên gia Nha Khoa Paris giải đáp

Sau tiêm filler môi kiêng gì? Chuyên gia Nha Khoa Paris giải đáp

Tiêm filler môi kiêng gì? Sau khi tiêm filler môi, bờ môi của bạn có căng mọng, nhanh vào phom hay không phụ thuộc rất lớn vào cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tiêm filler môi có hại không? Một số lưu ý hạn chế

Tiêm filler môi có hại không? Một số lưu ý hạn chế

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiêm Filler môi giữ được bao lâu? Cách giữ môi căng mọng

Tiêm Filler môi giữ được bao lâu? Cách giữ môi căng mọng

Làm đẹp không phẫu thuật là xu hướng đang rất thịnh hành bởi sự an toàn và giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả làm đẹp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiêm filler môi sưng mấy ngày? Bao lâu thì Mềm, Đẹp & Ổn Định?

Tiêm filler môi sưng mấy ngày? Bao lâu thì Mềm, Đẹp & Ổn Định?

Tiêm filler môi bị sưng là hiện tượng mà ai cũng sẽ gặp phải. Bởi khi mới tiêm, các mô ở môi chưa thể tương thích hoàn toàn được với

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiêm filler môi giá bao nhiêu tiền? Có đắt không? [Bảng giá 2024]

Tiêm filler môi giá bao nhiêu tiền? Có đắt không? [Bảng giá 2024]

Tiêm filler môi giá bao nhiêu tiền? Giá tiêm filler môi có thể dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map