Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
U men xương hàm là một dạng khối u lành tính, thường xảy ra ở hàm dưới. Bệnh phát triển một cách âm thầm nên rất khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể làm biến dạng khuôn mặt, thậm chí chuyển thành u ác tính và di căn sang những bộ phận khác. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm u men xương là điều rất cần thiết.
U men xương hàm còn được gọi với tên khoa học là Ameloblastoma. Đây là một loại khối u lành tính nhưng có thể gây sưng phù nghiêm trọng và biến dạng khuôn mặt. Mặc dù ban đầu không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, u men xương hàm có thể chuyển sang khối u ác tính, di căn vào máu cùng những cơ quan khác trong cơ thể và gây tử vong.
Tên đầy đủ của bệnh lý trên là u nguyên bào tạo men. Bệnh thường khởi phát do các tế bào tạo nên lớp men lót bảo vệ trên răng. Chúng biệt hóa theo kiểu dị thường, tạo thành u men. Khi đó, bạn sẽ bị nổi cục u ở hàm dưới hoặc hàm trên. Dần dần, khối u trong hốc hàm sẽ phát triển to lên, đến giai đoạn tiến triển mạnh chúng sẽ làm sưng góc mặt, gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế, 80% người bệnh Ameloblastoma bị nổi cục u ở hàm dưới, 20% còn lại xuất hiện ở cung hàm trên. Bệnh thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là nam giới. Nghiên cứu của Arotiba et al. vào năm 2005 tìm hiểu về tỷ lệ phân bố và đặc điểm u men xương hàm trong một nhóm bệnh nhân tại Nigeria. Kết quả cho thấy u men xương hàm thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 20 – 40 và tỷ lệ ở nam giới cao hơn nữ giới.
Mặc dù nằm trong nhóm bệnh lý lành tính nhưng u men xương hàm có tỷ lệ tái đi tái lại rất cao, lên đến 90%. Thậm chí, nhiều người phải gắn bó với bệnh suốt đời.
Nổi cục u ở hàm dưới
Dấu hiệu của bệnh lý u men xương hàm có sự khác biệt giữa trường hợp u men ngoại biên và trung tâm. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và kích thước phát triển của khối u, bệnh lý sẽ có những biểu hiện riêng. Bản chất u men hàm diễn ra trong các hốc hàm nên chúng sẽ âm thầm phát triển dần dần. Bệnh cũng không gây ra tình trạng đau đớn kéo dài hay khó chịu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Đến giai đoạn đỉnh điểm, bạn có thể bị sưng to lên ở giữa mặt, đau nhức nhiều ngày, đau nhức xương ngách lợi, mất khứu khác, rối loạn cảm giác hàm…
U men ngoại biên thường xảy ra do sự sai biệt quá trình biệt hóa của các biểu mô tạo răng nằm lệch vị trí ở nướu hay xương ổ răng. Ban đầu, triệu chứng của bệnh lý rất khó nhận ra nhưng nặng hơn, bạn có thể dễ dàng thấy rõ.
Biểu hiện của u men xương hàm ngoại biên là khối u có bề mặt nhẵn bóng, có thể gồm 1 hoặc nhiều thùy. Bệnh cũng kèm theo tình trạng đau nhức kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày.
U men xương hàm trung tâm có thể xuất hiện ở cả hàm dưới lẫn hàm trên. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện ở hàm dưới nhiều hơn.
– Xương hàm trên: Các triệu chứng của bệnh lý còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển, kích thước và khả năng xâm lấn của khối u men răng. Những biểu hiện thường gặp bao gồm sưng phồng ở tầng giữa mặt, vùng má sưng đau, phồng xương ngách lợi, vòm miệng, nghẹt mũi và mất khứu giác. Đồng thời, bệnh lý còn gây tê môi trên, má và cạnh mũi do tác động trực tiếp đến dây thần kinh V2.
– Xương hàm dưới: Đối với hàm dưới, các dấu hiệu của bệnh lý sẽ có sự khác biệt ở từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
Bệnh lý phát triển rất chậm và âm thầm trong miệng. Một số người cảm nhận được khối u cứng trồi lên trên hàm nhưng không đau đớn hay có cảm giác khác lạ gì so với bình thường. Bệnh chỉ được phát hiện sớm trên phim X-quang chụp thường quy.
Ở giai đoạn trên, kích thước u men hàm to lên nhanh chóng nên bạn có thể nhận biết bằng mắt thường. Biểu hiện là bị phồng xương hàm, đau răng, nướu sưng đỏ, có các cục mụn mủ nhỏ xuất hiện quanh răng, miệng có mùi hôi khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp hàng ngày.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều thấy đau đớn. Cảm giác thường là đau nhẹ đứt quãng trong ngày hoặc chỉ đau khi ăn uống. Ngoài ra, khối u có kích thước càng lớn thì càng có nguy cơ làm tiêu chân răng, hỏng tủy răng, rối loạn cảm giác môi, cằm, sưng má…
Khi bạn thấy mặt bị lệch, biến dạng, kéo phần da mắt, mũi, cổ chảy xệ xuống thì cũng là lúc u hàm phát triển thành giai đoạn nặng. Xương hàm bị rạn nứt dẫn đến xương ổ răng bị xô lệch, răng lung lay, tê cứng cung hàm, môi lưỡi mất cảm giác. Khối u men hàm lớn làm tăng thêm áp lực cho xương hàm, thậm chí, xương còn có thể bị gãy làm nhiều phần.
Nếu không cứu chữa kịp thời, bạn sẽ bị sụp hoàn toàn 1 bên mặt và phải can thiệp đại phẫu xương hàm để khôi phục hình dáng mặt như lúc ban đầu và chức năng ăn nhai.
U men hàm giai đoạn nặng
Dưới đây là một số hình ảnh của những người mắc bệnh Ameloblastoma:
U ameloblastoma góc hàm dưới phá hủy xương ổ răng hàm
Hình ảnh u men nhỏ dưới góc cằm
Nắn xương, điều trị u men
Cục u đang hình thành ở góc hàm
Bệnh lý Ameloblastoma được chẩn đoán qua hình ảnh chụp X – quang, CT scan và MRI hoặc xét nghiệm mô bệnh học.
Để xác định bạn có đang mắc bệnh lý u men xương hàm hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang, CT scan và MRI. Các phương pháp trên sẽ ghi lại rõ nét các hình ảnh bên trong khoang miệng như răng, xương hàm, mô mềm, chân răng, tủy…
Dựa vào đó, bác sĩ có thể xác định mức độ của khối u nguyên bào tạo men, sự sinh trưởng của tế bào và xây dựng phương án điều trị triệt để.
Đây là phương pháp sử dụng tế bào trong cơ thể tiến hành làm xét nghiệm để xác định các thể u nang hàm. Khối u men hàm được phân lập thành 5 thể là: u Ameloblastoma, u men tuyến Adeno-Ameloblastoma, u men dạng xơ Fibro-Ameloblastoma, u men kiểu nhầy Myxo-Ameloblastoma và u men tế bào máu Angio-Ameloblastoma.
Trong trường hợp phát hiện có tế bào u men xương hàm, các bác sĩ sẽ xác định luôn tình trạng và mức độ của bệnh lý.
Xét nghiệm tế bào và chụp x-quang để chẩn đoán bệnh
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Đối với vấn đề trên, bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết: U men xương hàm là khối u gây sưng phù và phá hủy cấu trúc khuôn mặt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể gây mất răng, lệch khớp cắn. Thậm chí, chúng sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư xương và đe dọa tới tính mạng.
Nhiều biến chứng sẽ xảy ra nếu u nạng không được điều trị dứt điểm
Bệnh lý u men xương hàm thường được điều trị bằng 3 phương pháp sau: phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u, chỉnh sửa xương hàm và xạ trị.
Kỹ thuật trên thường được bác sĩ chỉ định đối với những người đang mắc bệnh lý ở giai đoạn 2, tức là đã biểu hiện rõ rệt ra ngoài nhưng chưa làm tổn hại đến xương hàm.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây mê để bạn không có cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch niêm mạc miệng để tiếp cận khối u men hàm. Bác sĩ dùng những thiết bị chuyên dụng loại bỏ hết khối u ra ngoài nhưng vẫn giữ lại bờ nền xương hàm để phục hình răng nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai. Bước cuối cùng là đóng vạt nướu, thấm máu và khâu vết thương.
Nếu khối u đã đến giai đoạn nặng, có kích thước lớn, phá hủy nhiều xương, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một đoạn xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ phục hồi lại đoạn xương bị cắt bỏ bằng phương pháp ghép xương. Với người bỏ 1 đoạn xương hàm nhỏ, bác sĩ có thể cân nhắc lấy xương tự thân bổ sung vào phần xương hụt. Cuối cùng là cố định đinh vít và xử lý vết thương. Đồng thời, bác sĩ cũng phục hình răng nhằm khôi phục chức năng ăn nhai.
Với trường hợp trên, việc can thiệp xương hàm sau cắt bỏ u men hàm là bắt buộc. Bởi chỉ có chỉnh sửa lại hàm mới giúp bạn khôi phục lại cấu trúc răng để tiếp tục ăn uống và ngăn ngừa u to trở lại. Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật xương hàm, bác sĩ có thể nắn chỉnh lại các răng xô lệch giúp khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn.
Xạ trị là kỹ thuật dùng các tia bức xạ cao (tia X) photon, gamma, proton, beta… để điều trị triệt để khối u sau khi phẫu thuật. Chúng có tác dụng hủy hoại vật chất di truyền của các tế bào ung thư khiến cho chúng mất đi khả năng phân chia hoặc bị chết đi. Nhờ vậy, khối u sẽ ngừng phát triển. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể được áp dụng đơn lẻ đối với những người không thể tiến hành phẫu thuật..
Để hạn chế u men xương hàm cùng với các bệnh lý nha chu khác, bạn cần chăm sóc răng miệng từ trong ra ngoài và đi thăm khám nha khoa định kỳ.
Mỗi ngày, bạn cần duy trì thói quen chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước đi ngủ. Bạn có thể đánh răng thêm 1 lần sau ăn 30 phút để lấy hết cặn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày để nâng cao hiệu quả làm sạch.
Về chế độ dinh dưỡng, để răng khỏe mạnh, bạn cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và canxi. Cụ thể như sau:
Chăm sóc khoang miệng sạch sẽ
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Cả người lớn và trẻ em đều cần khám định kỳ răng miệng tại nha khoa 1 năm 2 lần. Các bác sĩ không chỉ lấy cao răng mà còn kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở xương hàm, bác sĩ chỉ định chụp phim hoặc lấy mẫu xét nghiệm để biết chính xác bạn có đang bị u men xương hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị tối ưu.
Đặc biệt, trẻ em từ 6 đến 18 tuổi đang trong thời kỳ hoàn thiện răng vĩnh viễn cần đi khám đều đặn. Nếu các bé mọc răng quá chậm, xương hàm ngắn, đau khớp thái dương thì bạn cần đưa trẻ đến ngay nha khoa. Đó có thể là 1 trong những dấu hiệu của giai đoạn đầu u men xương hàm.
Khám răng lợi để phát hiện sớm bệnh lý
U men xương hàm là bệnh lý có khả năng tái phát lại rất cao. Nếu nhận thấy trong hàm miệng nổi cục đau nhức bất thường, bạn cần sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ để lại rất nhiều rủi ro nguy hiểm.
Báo Tuổi Trẻ Online: “Một số điều cần biết về u men”
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “U men xương hàm”
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh: “U men xương hàm”
Báo điện tử VTV News:”Biến dạng mặt vì khối u men xương hàm khổng lồ”
News Medical Life Sciences: “What is Ameloblastoma?”
Phẫu thuật xương hàm trên là kỹ thuật khắc phục triệt để tình trạng lệch khớp cắn do hàm trên phát triển quá mức. Khuyết điểm sai lệch
Phẫu thuật cắt xương quai hàm là phương pháp cắt gọt phần xương hàm trở nên cân đối, hài hòa với khuôn mặt cho khách hàng, tuy nhiên
Nếu bạn đang tìm hiểu về hàm hô, sẽ thấy rất nhiều câu hỏi như phẫu thuật chỉnh hàm hô có đau không, làm sao để phẫu thuật không
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×