Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị méo miệng là bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả

Méo miệng không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe tổng thể. Vậy bị méo miệng là bệnh gì? Tướng người cười méo mồm như thế nào? Phương pháp chữa trị nào đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay nhé.

1. Bị méo miệng là bệnh gì?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris cho biết: Bị méo miệng là một tình trạng khi có sự méo mó của cơ hoặc xương trong khu vực miệng và mặt.

Tình trạng này gây mất cân bằng lực giữa các cơ vùng mặt và là triệu chứng của tổn thương dây thần kinh số 7, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bị méo miệng có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, và không giới hạn độ tuổi. Bị méo mồm có thể gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong việc nhai, nói và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Do đó, việc điều trị bị méo miệng là vô cùng quan trọng để khắc phục tình trạng này.

1.1 Nhận biết khi bị méo miệng

Khi bạn bị méo miệng, có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

– Mồm bị méo hoặc biến dạng trong khu vực miệng và mặt.
– Khó khăn trong việc nhai, nói hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến miệng.
– Sự mất thẩm mỹ do khớp cắn bị sai lệch.
– Tình trạng bị méo mồm có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
– Nếu bạn gặp các triệu chứng trên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số hình ảnh để bạn có thể hiểu rõ hơn miệng méo là bệnh gì:

Méo miệng khiến mặt không đối xứng

Ở người bình thường, đường thẳng dọc theo sống mũi tới cằm sẽ chia khuôn mặt thành hai nửa đều nhau.

Méo miệng nhẹ

Méo miệng bên trái

Méo miệng nặng

Người bị méo miệng nặng

1.2. Nguyên nhân

Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong sự xuất hiện của bệnh méo miệng.

Mất răng: Mất răng có thể là một nguyên nhân gây ra bị méo miệng. Khi mất răng, các răng còn lại có thể dịch chuyển và gây ra sự méo mó của miệng.

Phẫu thuật hỏng: Phẫu thuật trong khu vực miệng có thể gặp những rủi ro, và nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể dẫn đến tình trạng méo miệng. Điều này có thể xảy ra do sai lầm trong quá trình phẫu thuật hoặc quá trình phục hồi không tốt.

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn được gọi là liệt mặt, có thể gây ra tình trạng méo miệng. Dây thần kinh số 7 đi qua khu vực miệng và mặt, và nếu bị tổn thương hoặc mất chức năng, có thể dẫn đến sự méo mó của miệng.

Tình trạng căng thẳng: Căng thẳng và áp lực tâm lý có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh méo miệng.

Sự mất cân bằng hóa học trong não: Một số nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng hóa học trong hệ thống thần kinh có thể gây ra các cơn co giật ở miệng.

1.3. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh méo miệng có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải:

Co giật miệng: Một trong những triệu chứng chính của bệnh méo miệng là cơn co giật không kiểm soát trong cơ hàm và miệng.

Khó khăn khi nói chuyện: Do tình trạng cơ hàm bị co giật, người bệnh có khó khăn khi nói chuyện và giao tiếp.

1.4. Méo miệng có nguy hiểm không?

Đối với câu hỏi “Méo miệng có nguy hiểm không?”, Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris cho biết: méo miệng không gây nguy hiểm ngay tới tính mạng. Đây không phải là một bệnh nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ khuôn mặt và giao tiếp hàng ngày của bạn.

Bên cạnh đó, méo miệng khi nói cũng gây ra sự không chính xác trong việc phát âm và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Việc phát âm không rõ ràng và không tròn vành chữ làm cho việc truyền đạt ý kiến trở nên khó khăn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, tình trạng méo miệng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp sau này.

Nếu điều trị muộn hoặc sai cách, méo miệng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại nhiều biến chứng như: đau nhức đầu dai dẳng, mất vị giác, viêm loét giác mạc…

Méo miệng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm

Méo miệng khi nói để lại nhiều di chứng nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời

1.5. Méo miệng có chữa được không

Như Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm đã chia sẻ: mặc dù bệnh liệt mặt, méo miệng gây khó khăn cho sinh hoạt nhưng không nguy hiểm tới tính mạng. Với sự tiến triển của y học hiện đại, nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng méo miệng sẽ được cải thiện từ 70 – 100%. Trường hợp miệng hơi méo có thể hồi phục chỉ sau khoảng 10 – 20 ngày.

Các biện pháp như vật lý trị liệu, niềng răng hay phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và khôi phục chức năng của cơ liệt mặt. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận biết các triệu chứng ban đầu và tới cơ sở y tế kịp thời.

Thời gian chữa méo miệng còn phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi. Những người trẻ tuổi sẽ hồi phục khá nhanh nếu như được điều trị đúng hướng. Trong khi đó, với người cao tuổi bị méo miệng thì quá trình chữa trị thường lâu hơn, thậm chí có thể không khỏi hoàn toàn.

2. Tại sao cười bị méo miệng

Một số nguyên nhân méo miệng thường gặp là tổn thương dây thần kinh số 7, trúng gió, bẩm sinh, mất răng vĩnh viễn, phẫu thuật hỏng và nhổ răng sai cách.

2.1. Mồm méo do dây thần kinh số 7

Tổn thương dây thần kinh số 7 là nguyên nhân méo miệng khá phổ biến. Dây thần kinh số 7 đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến cảm giác, vị giác và vận động.

Khi chúng bị chèn ép và viêm nhiễm, miệng sẽ lệch hẳn sang một bên kèm theo nhiều triệu chứng khác như: sụp mí, thay đổi vị giác, đau nhức, ăn nhai khó khăn… Hiện tượng trên có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác.

Méo miệng do liệt dây thần kinh số 7

Nguyên nhân bị méo miệng là do liệt dây thần kinh số 7

2.2. Méo miệng vì trúng gió

Trúng gió gây méo miệng hay xảy ra vào lúc giao mùa thu – đông. Đây là hiện tượng cơ co rút đột ngột khiến cho miệng bị lệch sang một bên và thường được phát hiện khi ngủ dậy hoặc có gió lạnh thổi qua.

Tình trạng trúng gió méo miệng có thể xảy ra với mọi người, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, người già, có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp… Nếu không được xử lý kịp thời, bạn có thể gặp phải nhiều di chứng. Nguy hiểm nhất là viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt và nhiễm trùng.

Miệng lệch méo trúng gió chủ yếu là tác hại của việc tổn thương dây thần kinh số 7.

Người nói chuyện méo miệng do trúng gió

2.3. Méo miệng bẩm sinh

Méo miệng hoàn toàn có thể xảy ra do di truyền. Bởi các yếu tố liên quan đến xương hàm, miệng… đều mang những ảnh hưởng nhất định bởi yếu tố di truyền gen. Có nghĩa là trong gia đình có người bị méo miệng thì khả năng cao con cháu cũng sẽ gặp phải tình trạng đó.

2.4. Miệng méo do mất răng

Khi mất răng, bạn sẽ có xu hướng chuyển sang ăn nhai ở bên hàm còn lại. Sau một thời gian, các cơ ở vùng mặt không phát triển đồng đều ở hai bên. Đây là nguyên nhân khiến khớp cắn bị sai lệch, làm cho miệng trở nên méo mó và gây mất thẩm mỹ. 

Ngoài ra, sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm đã bắt đầu có dấu hiệu bị suy giảm. Thời gian càng kéo dài thì tỉ lệ tiêu biến xương càng lớn. Nếu như bạn không áp dụng phương pháp trồng răng Implant thì chỉ sau 3 năm, xương hàm đã bị tiêu biến tới 45 – 60%.

Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như xô lệch hàm, sai khớp cắn, mồm méo, khiến cho gương mặt trở nên mất cân đối và biến dạng.

Mất răng làm hàm xô đẩy dẫn đến méo mặt

Mất răng có thể là nguyên nhân bị méo miệng

2.5. Bị méo miệng nhẹ do phẫu thuật hỏng

Miệng lệch là một trong những biến chứng điển hình của phẫu thuật hàm hỏng. Trong quá trình phẫu thuật hàm mặt, bác sĩ sẽ cần xâm lấn trực tiếp tới cấu trúc hàm. Tuy nhiên, những bác sĩ có chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm rất dễ gặp phải sai sót trong quá trình thực hiện như: tác động tới dây thần kinh, nắn chỉnh xương sai tỉ lệ…

Khi đó, không chỉ méo miệng, bạn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm khác như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng… Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn đơn vị phẫu thuật để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ.

méo miệng do phẫu thuật hỏng

Nguyên nhân méo miệng do phẫu thuật hỏng

2.6. Nhổ răng bị méo miệng

Quá trình nhổ răng không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương tới dây thần kinh và dẫn đến hiện tượng miệng bị méo. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn ngăn chặn được biến chứng trên khi nhổ răng tại những địa chỉ nha khoa uy tín và chăm sóc vết thương đúng cách.

Trên thực tế, sâu dưới phần chân răng là khu vực tập trung rất nhiều dây thần kinh quan trọng như dây thần kinh phế nang, dây thần kinh số V… Trong trường hợp bác sĩ không xem kỹ lưỡng phim chụp X-quang trước khi nhổ hoặc thao tác nhổ răng không chính xác, các dây thần kinh đó rất dễ bị tác động, khiến cho miệng hơi méo, tê môi, mất cảm giám cằm…

3. Những ai dễ bị méo miệng

Tình trạng méo miệng bên trái, bên phải có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường dễ mắc hơn với những đối tượng dưới đây:

Phụ nữ đang ở trong thời kỳ mang bầu.

Người cao tuổi, có sức đề kháng không tốt.

Người đang mắc phải các bệnh lý như bệnh huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, xơ vữa động mạch…

Những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, lạm dụng rượu bia khiến cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút và căng thẳng.

Người không hay luyện tập thể dục thể thao và ít tiếp xúc với thiên nhiên.

4. Méo miệng có tự khỏi không

Hiện tượng méo miệng thường không thể tự khỏi. Đặc biệt, nếu như bạn chủ quan, không điều trị sớm còn có thể gặp phải nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như: viêm giác mạc, đau nhức dai dẳng, ăn nhai khó khăn…

Tuy nhiên, như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, nếu như bạn chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể được khỏi khoảng 70 – 100%. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như: cứng một bên mặt, miệng bị xệ xuống, miệng lệch sang một bên… thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tối ưu.

Méo miệng gần như không thể tự khỏi

Méo miệng không thể tự khỏi

5. Chữa méo miệng bằng mẹo dân gian siêu đơn giản và tiết kiệm

Để khắc phục tình trạng méo miệng, nhiều người đã áp dụng mẹo sử dụng lươn và đánh gió. Phụ nữ mang thai có thể cải thiện miệng lệch bằng ngải cứu và gừng.

5.1. Chữa méo miệng bằng đuôi lươn

Phương pháp chữa méo miệng bằng lươn đã lưu truyền trong dân gian từ lâu và vẫn đang được nhiều người áp dụng. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1 con lươn sống cùng với 1 ít rau răm.

Sau đó, bạn hãy thực hiện theo những bước như sau:

– Bước 1: Dùng dao cắt đứt phần sát đuôi của con lươn và lấy chén để hứng máu. 

– Bước 2: Lấy rau răm rửa sạch và giã nhuyễn với máu ở đuôi con lươn.

– Bước 3: Gói hỗn hợp trên vào vải xô sạch và đặt vào mép bên miệng bị lệch.

– Bước 4: Dùng băng keo để cố định miếng vải.

– Bước 5: Rửa sạch mặt.

Tuy nhiên, phương pháp trên không phù hợp với mọi người. Có không ít người đã áp dụng mẹo chữa lệch miệng bằng lươn nhưng không hiệu quả và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Chữa méo miệng bằng lươn

Chữa méo miệng bằng lươn

5.2. Cách trị méo miệng tại nhà bằng đánh gió

Đối với những người bị trúng gió méo miệng, bạn có thể áp dụng biện pháp đánh gió theo các bước như sau:

– Bước 1: Chọn củ gừng tươi, đem đi rửa sạch và cho vào cối để giã nhuyễn.

– Bước 2: Vắt lấy nước cốt gừng và thoa lên vị trí cần đánh gió.

– Bước 3: Lấy một chiếc khăn vải sạch bọc bã gừng cùng một chút tóc rối.

– Bước 4: Nhúng bọc vải vào rượu và chà nhẹ cho đến khi người nóng lên. Khi đánh gió bằng gừng, bạn nên vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người.

– Bước 5: Dùng khăn khô lau sạch bã gừng trên người.

Đánh gió lưu thông kinh mạch, làm giảm tình trạng méo mặt

Đánh gió làm giảm tình trạng méo mặt

5.3. Cách xử lý khi bị méo miệng bằng xoa bóp tại chỗ

Ngay khi gặp phải tình trạng méo miệng do trúng gió, bạn cần xử lý nhanh bằng phương pháp xoa bóp tại chỗ. Cụ thể như sau:

– Bước 1: Dùng 2 ngón tay ấn vào má tại vị trí trũng giao điểm của khớp hai hàm. Nếu như thấy đau thì bạn đã bấm đúng huyệt.

– Bước 2: Há to miệng ngáp nhiều lần kết hợp với nhấn huyệt. Trong trường hợp méo miệng bên trái thì bạn cần nhấn mạnh hơn ở phía bên phải và ngược lại.

– Bước 3: Liên tục thực hiện theo các bước trên đến khi thấy miệng há to thành hình tròn.

5.4. Bà bầu bị méo miệng phải làm sao

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, phụ nữ có thai thuộc nhóm đối tượng dễ bị méo miệng. Tuy nhiên, thuốc tây y lại có thể mang đến nhiều tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.

Với những người đang mang thai nhưng bị méo miệng, bạn có thể áp dụng cách sau:

– Bước 1: Chuẩn bị ít lá ngải cứu và rửa sạch.

– Bước 2: Lấy 5 lát gừng đem đi đập nát.

– Bước 3: Đem lá ngải cứu và gừng đi sao nóng.

– Bước 4: Bọc hỗn hợp trên trong vải sạch và chườm lên phần mặt bị lệch.

– Bước 5: Massage mặt và dùng khăn nhúng nước ấm chườm lên mặt để kích thích dây thần kinh.

Chườm gừng và ngải cứu kích thích thần kinh

Phụ nữ mang thai có thể dùng gừng và ngải cứu để khắc phục tình trạng méo miệng

Qua bài viết trên đây, ắt hẳn các bạn đều đã giải đáp được thắc mắc bị méo miệng là bệnh gì. Nhìn chung, đây là tình trạng có thể cải thiện khi điều trị kịp thời và đúng hướng. Tuy nhiên, nếu như bạn chủ quan thì rất dễ gặp phải nhiều rủi ro ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Healthline: “Asymmetrical Face: Causes, Treatments, and More”
Báo Lao Động: “Phải làm gì ngay sau khi bị méo miệng, liệt mặt để tránh hậu quả khôn lường”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Làm gì khi bị méo miệng, liệt mặt?”
Báo Dân Trí: “Trúng gió méo miệng nhưng nguy hiểm cho mắt”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề méo miệng