Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Sâu kẽ răng cửa là tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như không chữa trị kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với bệnh lý viêm tủy, hoại tử tủy… Do đó, ngay khi phát hiện kẽ răng có màu nâu, đen hay đau nhức dai dẳng, bạn nên tới nha khoa để được bác sĩ điều trị sớm.

1. Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu

Tình trạng sâu ở kẽ răng cửa thường xảy ra do những nguyên nhân sau: vệ sinh răng miệng không cẩn thận, ăn nhiều đồ ngọt, dùng tăm xỉa răng, khô miệng, trào ngược, bọc sứ hoặc dán sứ chất lượng kém.

1.1. Vệ sinh không cẩn thận

Theo bác sĩ Lê Quốc Huy, kẽ răng là một trong những nơi dễ bị mắc lại vụn thức ăn nhất trên cung hàm. Nếu như bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên, chúng sẽ không được làm sạch hoàn toàn.

Điều đó sẽ trở thành một nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Điển hình là các loại vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus Mutans, Lactobacillus và Actinomyces. Chúng sẽ dần ăn mòn các mô cứng của cấu trúc răng và khiến cho bệnh lý sâu răng khởi phát.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây sâu kẽ răng cửa

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây sâu kẽ răng cửa

1.2. Ăn nhiều đồ ngọt

Những người thường xuyên ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt… cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý sâu răng. Điểm chung của những thực phẩm trên là có chứa lượng đường khá cao và nhiều chất tạo ngọt.

Trong quá trình ăn nhai, khi tiếp xúc với nước bọt và vi khuẩn trong khoang miệng, chúng sẽ dễ dàng chuyển hóa thành axit, bào mòn men răng và gây ra bệnh lý sâu răng.

1.3. Thói quen dùng tăm xỉa răng

Trên thực tế, rất nhiều người có thói quen dùng tăm xỉa răng sau khi ăn. Đây là một thói quen xấu bởi tăm thường khá nhọn và cứng. Nếu như bạn sử dụng thường xuyên, chúng sẽ tạo ra khoảng trống giữa các răng và khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Khi đó, vi khuẩn dễ dàng phát triển và sinh sôi, làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý sâu răng.

Chưa kể, tăm xỉa răng còn có thể làm tổn thương tới nướu nên các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo thay thế bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.

1.4. Khô miệng

Đây là tình trạng lượng nước bọt tiết ra ở khoang miệng ít hơn so với bình thường do hệ bài tiết nước bọt hoạt động không tốt. Ngay cả khi bạn uống nước, tình trạng trên cũng không có dấu hiệu được cải thiện.

Trong khi đó, nước bọt lại có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, giúp rửa trôi các vi khuẩn trong khoang miệng. Khi lượng nước bọt không đủ, vi khuẩn gây hại sẽ phát triển mạnh mẽ. Chúng chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý sâu răng và làm tổn thương cấu trúc răng.

1.5. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi mắc phải bệnh trên, dịch từ dạ dày sẽ tràn lên vùng thực quản, họng và gây ra cảm giác khó chịu. Axit từ dạ dày chính là nguyên nhân khiến cho men răng bị bào mòn. Lúc đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng và gây viêm nhiễm.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

1.6. Bọc sứ, dán sứ kém chất lượng

Bọc sứ, dán sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa thường được áp dụng trong trường hợp răng sâu, viêm tủy, răng sứt, mẻ, nhiễm màu nặng… Tuy nhiên, nếu như bạn thực hiện tại những địa chỉ nha khoa không uy tín, mão sứ kém chất lượng hoặc bọc không khít thì sẽ gây tổn thương răng thật và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng.

2. Cách nhận biết sớm tình trạng sâu kẽ răng cửa

Ở giai đoạn sâu răng khởi phát, dấu hiệu nhận biết chính là: kẽ răng thường xuất hiện những vệt màu trắng đục hoặc các lốm đốm màu nâu hoặc đen. Tuy nhiên, bạn cần quan sát thật kỹ mới có thể thấy được.

Đây được xem là giai đoạn nhẹ và khó phát hiện nhất của sâu răng. Bệnh lý chưa gây ra tình trạng đau nhức và khó chịu nên nhiều người vẫn chủ quan. Do đó, bạn cần quan tâm đến răng miệng nhiều hơn để có thể phát hiện và chữa trị bệnh lý sớm.

3. Sâu ở kẽ răng cửa có gây nguy hiểm không

Tương tự như các bệnh lý nha khoa khác, sâu kẽ răng cửa cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng. Người mắc phải bệnh lý trên thường rất dễ mặc cảm, tự ti do những đốm đen trên răng và miệng có mùi hôi khó chịu.

Không chỉ vậy, bạn còn phải chịu những cơn đau nhức dai dẳng do cấu trúc răng bị tổn thương. Khi đó, chức năng ăn nhai chắc chắn sẽ bị giảm đi đáng kể.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh lý sâu răng không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào chân răng, tủy và gây viêm nhiễm. Khi tủy răng đã bị hoại tử, vùng hàm mặt sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu mức độ nhiễm trùng tăng lên, vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập vào máu và gây nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên điều trị bệnh lý sâu răng càng sớm càng tốt.

Sâu răng gây mất thẩm mỹ

Sâu răng gây mất thẩm mỹ

4. Các cách chữa sâu kẽ răng cửa tại nhà đơn giản

Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý sâu răng tại nhà, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

– Lá bạc hà: Ngâm lá bạc hà khô vào cốc nước nóng trong khoảng 20 – 30 phút và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Tinh chất Menthol trong lá bạc hà sẽ giúp kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, lá bạc hà còn có mùi hương thơm mát nên cải thiện được tình trạng hôi miệng do vi khuẩn gây ra.

– Rễ lá lốt: Giã nhỏ một ít rễ lá lốt cùng với 1 ít muối và lọc lấy nước. Dùng bông sạch thấm nước rễ lá lốt và vào chỗ răng sâu trong khoảng 5 phút rồi súc miệng bằng nước sạch. Hoạt chất ancaloit trong rễ lá lốt có công dụng diệt khuẩn và kháng viêm khá tốt. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức cũng được thuyên giảm đi đáng kể.

– Lá ổi non: Rửa sạch khoảng 5 – 7 lá ổi non rồi cho vào miệng nhai trực tiếp. Bạn nên đẩy lá ổi vào vùng răng bị sâu và giữ nguyên trong khoảng 10 phút. Hai hợp chất tanin và astringents trong lá ổi sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giúp cải thiện cơn đau nhức răng.

5. Sâu kẽ răng cửa có trám được không

Theo bác sĩ Quốc Huy, tình trạng sâu kẽ răng cửa hoàn toàn có thể tiến hành trám vá được bình thường với răng bị sâu ở mức độ nhẹ, ít nghiêm trọng. Đây là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa để phục hồi các mô răng bị tổn thương, giúp cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.

Tuy nhiên, trong trường hợp vi khuẩn gây sâu răng đã làm ảnh hưởng đến phần lớn cấu trúc răng, trám răng sẽ không phải là giải pháp tối ưu. Bởi dưới lực tác động của quá trình ăn nhai hàng ngày, miếng trám rất dễ bị vỡ hoặc bung ra ngoài.

6. Biện pháp điều trị dứt điểm sâu kẽ răng cửa tại nha khoa

6.1. Trám vá răng

Như những thông tin chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, với trường hợp sâu kẽ răng nhẹ thì có thể trám răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị viêm nhiễm và làm sạch. Kế tiếp, bác sĩ cho vật liệu trám lên răng và chiếu laser để chúng đông cứng lại. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành chỉnh sửa lại miếng trám để tránh tình trạng cộm cấn.

Ưu điểm:

– Vật liệu trám răng đa dạng, phù hợp với nhu cầu và màu răng của nhiều người.

– Quy trình trám răng sâu không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 15 – 20 phút.

– Chi phí phải chăng.

– Đa số vật liệu trám răng đều an toàn, không gây kích ứng khoang miệng.

Nhược điểm:

– Không phù hợp với trường hợp lỗ sâu răng lớn.

– Miếng trám răng bị đổi màu chỉ sau khoảng vài năm.

– Nguy cơ nứt, bong miếng trám cao khi phải chịu lực mạnh.

Phương pháp trám răng

Phương pháp trám răng

6.2. Bọc răng sứ

Nếu như vết sâu răng không quá lớn hoặc răng đã chữa tủy thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Đây là phương pháp mài đi một phần men răng thật và bọc mão sứ bên ngoài. Mão sứ sẽ ôm sát khít vào nướu và có màu sắc tương tự như răng thật nên có tính thẩm mỹ cao và không gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Ưu điểm:

– Hình thể và màu sắc của răng sứ giống với răng thật gần như tuyệt đối.

– Răng sứ có khả năng chịu lực tốt, thậm chí gấp 7 – 8 lần so với răng thật.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 2 – 3 lần tới nha khoa.

– Răng sứ được làm từ chất liệu lành tính, an toàn với sức khỏe răng miệng.

– Độ bền cao hơn miếng trám.

Nhược điểm:

– Xâm lấn trực tiếp tới cấu trúc răng thật.

– Răng sứ không tồn tại được vĩnh viễn.

6.3. Dán sứ

Dán sứ cũng là một giải pháp hiệu quả nếu như kẽ răng cửa chỉ bị sâu nhẹ, phần mô cứng của răng không bị tổn thương nhiều. So với trám răng, phương pháp trên được đánh giá cao hơn về thẩm mỹ bởi mặt dán sứ có màu sắc trắng trong tự nhiên.

Khi dán sứ, các bác sĩ nha khoa sẽ mài đi một lớp men răng rất mỏng rồi dán Veneer sứ lên trên để che lấp đi các khiếm khuyết về hình dáng và màu sắc của răng. Thậm chí, nếu như răng của bạn thưa hoặc mỏng thì bác sĩ có thể gắn trực tiếp mặt dán sứ lên trên mà vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Ưu điểm:

– Xâm lấn tới cấu trúc răng thật ít hơn so với bọc sứ.

– Mặt dán sứ có khả năng chịu lực tốt.

– Cực kỳ lành tính, không gây kích ứng nướu.

– Độ bền cao, thậm chí có thể sử dụng đến hơn 15 năm nếu như bạn chăm sóc đúng cách.

Nhược điểm:

– Độ che phủ không cao do mặt dán sứ rất mỏng.

– Chi phí tương đối cao.

Phương pháp dán sứ

Phương pháp dán sứ

7. Biện pháp phòng ngừa tình trạng sâu kẽ răng

Theo bác sĩ Huy, bạn có thể phòng ngừa bệnh lý sâu răng bằng các biện pháp sau:

– Vệ sinh răng bằng kem đánh răng có chứa fluor 2 – 3 lần/ngày.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để lấy sạch các mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng.

Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng 2 – 3 lần hàng ngày.

– Không ăn quá nhiều đồ ngọt.

– Thăm khám nha khoa 2 lần/năm để kiểm tra răng miệng tổng quát và làm sạch cao răng.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho răng và nướu.

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh lý sâu kẽ răng cửa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu như bạn còn bất kỳ vấn đề gì chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà: “Sâu kẽ răng có nguy hiểm không?”
Trang Colgate: “Sâu răng cửa có trám được không? Nguyên nhân và cách chữa”
Reaves Dental Practice: “Can Front Teeth Cavities Be Filled”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh sâu răng
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng xảy ra do đâu – Biện pháp xử lý hiệu quả

Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Sâu răng khôn gây ảnh hưởng gì? Phải làm sao khắc phục

Sâu răng khôn gây ảnh hưởng gì? Phải làm sao khắc phục

Sâu răng khôn là hiện tượng gây đau nhức, khó chịu và nguy hiểm gấp nhiều lần so với sâu các răng thông thường. vậy khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sâu răng nên làm gì để tránh tái phát nặng hơn

Sâu răng nên làm gì để tránh tái phát nặng hơn

“Chào bác sĩ. Em có một chiếc răng bị sâu, nó khiến em cảm thấy rất đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống. Mỗi khi ăn đồ ăn nóng hay

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Chữa sâu răng bằng lá lược vàng không phải ai cũng biết

Chữa sâu răng bằng lá lược vàng không phải ai cũng biết

Chữa sâu răng bằng cây lược vàng là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng hiện nay. Liệu cây lược vàng có gì công dụng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga