Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trị hôi miệng từ dạ dày: Phương pháp chữa trị tận gốc

Hở van dạ dày gây hôi miệng xảy ra do dịch vị và mùi khó chịu bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản và vòm họng. Để trị hôi miệng từ dạ dày, cần kết hợp các biện pháp cải thiện tại nhà và việc sử dụng thuốc.

1. Hôi miệng từ dạ dày xảy ra do đâu?

Theo Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng, hôi miệng từ dạ dày rất khó xác định được nguyên nhân so với những trường hợp hôi miệng khác. Tuy nhiên, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp ích cho quá trình điều trị và tăng khả năng giải quyết triệt để vấn đề này.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của người bị hôi miệng dạ dày:

1.1. Bệnh trào ngược dạ dày

Một trong những nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng hôi miệng là do trào ngược dạ dày. Lý do khiến trào ngược dạ dày gây hôi miệng là do trong thức ăn chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau, khi ợ hơi, trào ngược,… sẽ đưa vi khuẩn ra khoang miệng và tạo mùi hôi miệng.

Người mắc trào ngược dạ dày trong quá trình tiêu thụ thức ăn có thể đưa axit ở dịch vị dạ dày lên khoang miệng, làm men răng tổn thương, gây hôi miệng. Ngoài ra, những vấn đề ở dạ dày khác như hở van dạ dày, viêm loét dạ dày hay ung thư thực quản,… cũng dẫn đến mùi hôi miệng.

Bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày

1.2. Tắc nghẽn đường ruột

Khi đường ruột bị tắc nghẽn, những thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài. Hơn nữa, những thực phẩm này sau khi tiêu hóa thường sẽ chuyển thành dạng phân và dạng chất thải khác. Tuy nhiên, nếu tắc nghẽn đường ruột và không thể thải ra ngoài, sẽ bốc mùi hôi khó chịu và theo đường hô hấp gây hôi miệng.

1.3. Nôn ói nhiều

Nếu nôn ói nhiều khi mang thai, hoặc do các nguyên nhân khác cũng khiến mẹ bầu bị hôi miệng. Khi nôn ói, lượng thức ăn thừa cùng dịch vị dạ dày và axit qua đường họng sẽ đi ra ngoài. Những chất này sẽ dính lại một phần ở khoang miệng, amidan, cuống họng,… gây ra mùi hôi trong hơi thở.

Nôn ói nhiều

Nôn ói nhiều

1.4. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Tình trạng hôi miệng do dạ dày thường xuất hiện khi bạn tiêu thụ những thực phẩm phù hợp với cơ thể như đồ ăn cay nóng, đồ quá ngọt, đồ uống có ga, đồ chiên rán, hay trái cây có vị chua,… Bởi chúng khiến cho dạ dày kích thích, gây ra mùi hôi ở hơi thở.

2. Cách khắc phục trào ngược dạ dày làm hôi miệng

2.1. Dùng thuốc trị hôi miệng từ dạ dày

Những người bị trào ngược dạ dày ở thể trung bình và nhẹ có thể sử dụng nhóm thuốc ức chế thụ thể như:

– Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): Esomeprazol, Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol,… Thuốc ức chế bơm proton thường uống 1 viên trước ăn khoảng 30 phút, sử dụng hàng ngày trong 4 đến 8 tuần. Nếu tình trạng không cải thiện, có thể tăng liều gấp trong 4 tuần hoặc nội soi để kiểm tra.

– Nhóm ức chế thụ thể H2 như: Ranitidin, Cimetidine, Famotidine, Nizatidine,… có tác dụng tốt với bị trào ngược dạ dày ở thể nhẹ và trung bình. Liều khuyên dùng là 1 viên x2 lần mỗi ngày, uống trước khi ăn 15 – 30 phút.

– Nhóm thuốc kháng axit dạ dày: loại được sử dụng phổ biến là thuốc kết hợp nhôm và magie. Thuốc có nhiều dạng như dạng gel, bột, viên nén, thuốc cốm. Nên uống thuốc sau khi ăn 1 đến 3 giờ hoặc trước khi ngủ, số lần sử dụng tùy vào tình trạng mỗi người.

Dùng thuốc trị hôi miệng từ dạ dày

Dùng thuốc trị hôi miệng từ dạ dày

2.2. Mẹo dân gian trị hôi miệng trào ngược dạ dày, hở van dạ dày

2.2.1. Lá bạc hà

Lá bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, khử mùi nhanh chóng. Bạc hà có vị cay, mùi thơm, tính ấm, đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận về khả năng chăm sóc răng miệng. Đặc biệt là công dụng trị hôi miệng, hỗ trợ điều trị viêm lợi hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch lá bạc hà sau đó đem giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt.

– Pha nước cốt bạc hà với nước ấm và thêm 1 thìa muối vào khuấy đều cho đến khi nào tan hoàn toàn thì dùng để súc miệng.

– Ngậm và súc miệng liên tục trong 5 phút rồi nhổ ra, sau đó làm sạch miệng lại với nước.

– Thực hiện 2 lần mỗi ngày để mùi hôi miệng được loại bỏ nhanh chóng.

Lá bạc hà

Lá bạc hà

2.2.2. Gừng tươi

Từ xa xưa, gừng đã được dùng trong bữa ăn hàng ngày, làm thuốc, nhờ tính ấm và vị cay tự nhiên. Sử dụng gừng trong việc điều trị các bệnh lý tiêu hóa gây hôi miệng được nhiều người quan tâm. Bởi trong gừng có chứa zingiberen, curcumen giúp giảm mùi hôi trong miệng và 6-gingerol kích thích enzyme phân hủy các chất gây mùi.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ rồi thái thành từng lát mỏng.

– Cho gừng vào nồi, đun sôi với nước trong khoảng 5 – 10 phút.

– Chắt lấy nước gừng.

– Súc miệng với nước gừng 2 đến 3 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng trong 3 tuần liên tục, tình trạng hơi thở có mùi sẽ giảm đáng kể.

Gừng tươi

Gừng tươi

2.2.3. Vỏ chanh

Vỏ chanh chứa nhiều thành phần như vitamin P, vitamin C, Kali, acid citric, Canxi, limonene, chất xơ,… có công dụng cải thiện sức khỏe răng miệng, ức chế hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Trong vỏ chanh còn có thể khử mùi, làm sạch rất tốt, thường kết hợp với lá chanh để trị hôi miệng.

Cách thực hiện:

– Lá và vỏ chanh rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ.

– Cho các nguyên liệu vào nồi, đun sôi với khoảng 300ml nước.

– Đun khoảng 5 đến 7 phút thì tắt bếp, để nguội.

– Cho hỗn hợp nước vào chai, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

– Dùng để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi đánh răng để giảm hôi miệng.

Vỏ chanh

Vỏ chanh

2.2.4. Cam thảo

Cam thảo là vị thuốc có vị ngọt sẽ làm dịu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, đây cũng là loại thảo dược chữa hôi miệng do bệnh về tiêu hóa được đánh giá cao. Cam thảo có tác dụng nhuận phế, tan đờm, giải độc, giảm đau co thắt, tăng cường sức khỏe, bảo vệ gan, kháng viêm, chống virus,…

Cách thực hiện:

– Lấy 1 – 2 gram rễ cam thảo cho vào cốc

– Thêm 200ml nước sôi, hãm trong khoảng 10 – 15 phút.

– Khi nước còn ấm thì uống từng ngụm nhỏ.

– Thực hiện mỗi ngày để cải thiện hôi miệng.

Cam thảo

Cam thảo

2.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hôi miệng từ dạ dày có thể được điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Sau đây là một số lời khuyên để giảm thiểu trào ngược dạ dày và hôi miệng:

– Tăng cường tập luyện thể thao đều đặn để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày.

– Tránh thực hiện các động tác nằm xuống, nghiêng người sau khi ăn và tránh mặc quần áo quá chật.

– Tránh béo phì, vì cân nặng quá lớn sẽ tăng áp lực lên dạ dày và làm giảm khả năng xử lý thức ăn.

– Không hút thuốc lá, uống rượu, bia và tránh stress, bởi những yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

– Tránh ăn quá no, ăn nhẹ thường xuyên trong ngày và ăn ít bữa lớn.

– Hạn chế dùng thuốc tránh thai và các loại thuốc gây trào ngược dạ dày.

– Kê cao gối khi ngủ.

Kê cao gối khi ngủ

Kê cao gối khi ngủ

2.4. Uống đủ nước

Với những người bị hôi miệng do đồ ăn thức uống gây ra thì có thể trị hôi miệng bằng cách uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi phần thức ăn còn thừa trong khoang miệng. Qua đó giúp cải thiện hơi thở tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước muối để làm tăng hiệu quả sát khuẩn.

2.5. Thay đổi chế độ ăn uống

Để trị hôi miệng từ dạ dày, bạn cần hạn chế những thực phẩm như:

– Rượu, trà, cà phê có chứa caffeine.

– Các thực phẩm có mùi khó chịu như mù tạt, cà ri, tỏi, hành.

-Thực phẩm chiên rán và đồ nhiều dầu mỡ

– Thực phẩm cay

Những thực phẩm trên sẽ làm tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn, các axit dạ dày hoặc giãn cơ vòng thực quản dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. Vì chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống

2.6. Vệ sinh răng miệng

Ngoài việc dùng thuốc, việc vệ sinh răng miệng đúng cách cũng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng:

Đánh răng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày và đánh trong ít nhất 2 phút để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn và thức ăn thừa trong răng miệng. Chọn bàn chải răng lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride để giảm tình trạng mài mòn răng và giữ cho răng chắc khỏe. Nên thay mới bàn chải răng sau 3 – 4 tháng hoặc khi lông bàn chải bị đã biến dạng.

– Dùng nước súc miệng: Dung dịch súc miệng chứa các thành phần diệt khuẩn và khử hôi miệng. Nên súc miệng trong khoảng 30 giây – 1 phút.

– Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám sâu giữa các răng mà bàn chải không chạm tới được.

Dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị hôi miệng từ dạ dày

Một số thực phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị hôi miệng được đánh giá cao như:

– Bánh mì, bột yến mạch: đây là thực phẩm tốt cho việc giảm lượng axit thừa trong dạ dày và hạn chế tổn thương cho người bị trào ngược dạ dày.

– Đỗ, đậu: đậu xanh, đậu đỏ,.. chứa nhiều chất xơ cùng các amino acid là sự lựa chọn lý tưởng cho người bị trào ngược dạ dày.

– Sữa chua: sữa chua giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Hơn nữa, sữa chua có chứa lợi khuẩn để cải thiện hệ tiêu hóa. Người trào ngược dạ dày cũng nên ăn sữa chua hằng ngày.

– Nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, có hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày hiệu quả.

– Các loại đạm dễ tiêu: thịt ngan, thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Ăn sữa chua hàng ngày

Ăn sữa chua hàng ngày

4. Cách phòng tránh hôi miệng từ dạ dày

Để phòng tránh hôi miệng từ dạ dày, bạn có thể áp dụng các cách sau:

– Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày sáng và tối.

– Dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ hết thức ăn thừa và mảng bám. Có thể nhai kẹo cao su không đường để răng sáng bóng hơn.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tuyến nước bọt hoạt động tốt, hạn chế mùi hôi.

– Hạn chế các thực phẩm có vị chua như măng chua, đồ lên men, trái cây chua,…

– Không dùng đồ uống có ga, rượu bia, chất kích thích.

– Khi ăn nên nhai chậm, kỹ trước khi nuốt, không ăn quá no.

– Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, đồ ăn mềm dễ tiêu hóa.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Trên đây là cách trị hôi miệng từ dạ dày đơn giản mà hiệu quả cao. Trong trường hợp những phương pháp trên không đem lại hiệu quả, bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hôi miệng dạ dày.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Lưu ý khi bị hôi miệng từ dạ dày”

Báo Sức khỏe & Đời sống: “3 bài thuốc trị hôi miệng”

Dạ dày khỏe: “Trào ngược dạ dày hôi miệng – Khắc phục bằng cách nào?”

SmartMouth: “How to Treat Bad Breath from Stomach Problems”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh hôi miệng
Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Bật mí 10 cách chữa hôi miệng tận gốc mà bạn không thể bỏ qua

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ những

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Hơi thở có mùi tanh là bệnh gì? vì sao mùi hồi ngày càng nặng

Mùi hôi, tanh của hơi thở chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu như

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sâu răng hôi miệng do đâu? Cách chữa sâu răng hôi miệng

Sâu răng hôi miệng do đâu? Cách chữa sâu răng hôi miệng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng không chỉ gây nên cảm giác đau nhức mà còn để lại mùi hôi khó chịu. Bằng những nguyên liệu có sẵn trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi: Giải pháp khắc phục hiệu quả

Hôi miệng do viêm lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh và khiến bạn tự ti hơn bao giờ hết. Vậy đâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Hỏi đáp: Cao răng nhiều có gây hôi miệng không

Cao răng là những mảng cứng, rắn và bám chắc vào thân răng, được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate có trong nước bọt. Chúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Cách trị hôi miệng cho bé dưới 1 tuổi bố mẹ nên áp dụng

Hôi miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường xảy ra trong thời kỳ ăn dặm hoặc đang mọc răng sữa. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền