Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị nha chu có bọc răng sứ được không? Lưu ý chung khi bọc sứ

Do vùng nướu đang viêm nhiễm, sưng tấy nên những người bị nha chu không thể bọc răng sứ được theo nhu cầu của bản thân. Vì thế, đối với câu hỏi bị nha chu có bọc răng sứ được không thì tất nhiên đáp án là KHÔNG. Khi bọc sứ bạn cần lưu ý tới việc tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, lựa chọn mão sứ chất lượng…

1. Viêm nha chu và các tác động đến sức khỏe răng miệng

Viêm nha chu là một tình trạng viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến mô mềm và xương xung quanh răng, gây ra các triệu chứng như sưng, đau, chảy máu nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng và các vấn đề sức khỏe khác.

Dưới đây là các tác động của viêm nha chu đến sức khỏe răng miệng.

Mất răng: Nếu viêm nha chu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến mất răng. Do các vi khuẩn gây hại sẽ phá hủy dần các tổ chức xung quanh răng, khiến cho răng dần trở nên yếu đi và rụng hẳn.

Răng nhạy cảm: Viêm nha chu làm cho nướu và xương trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Điều đó có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là khi ăn các món quá lạnh hoặc quá nóng.

Hôi miệng: Vi khuẩn viêm nha chu trong miệng sẽ phát triển mạnh khi các mảng bám và cao răng không được làm sạch đúng cách. Vậy nên, chúng sẽ khiến cho hơi thở của chúng ta có mùi khó chịu và thậm chí trong miệng có vị lạ.

Răng bị chảy máu: Do sự tấn công của vi khuẩn nên nướu sẽ trở nên sưng và dễ bị tổn thương. Khi đó, răng dễ bị chảy máu khi chải răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn uống.

Sưng nướu: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý nha chu, làm cho việc ăn uống và vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn.

Các vấn đề sức khỏe khác: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm nha chu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, bao gồm các vấn đề về tim mạch, đường huyết và ung thư.

Ngoài ra, một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Loma Linda (2017) cho thấy rằng, viêm nha chu có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm tăng sinh và tăng nguy cơ ung thư.

Viêm nha chu và các tác động đến sức khỏe răng miệng

Viêm nha chu và các tác động đến sức khỏe răng miệng

2. Bị nha chu có bọc răng sứ được không

Các bác sĩ nha khoa cho biết, để tiến hành bọc răng sứ thì một trong những điều kiện bắt buộc là sức khỏe răng nướu phải đảm bảo. Vì vậy, nếu bạn đang bị nha chu (viêm nha chu) thì chắc chắn không thể tiến hành bọc sứ thẩm mỹ được.

Sở dĩ phải có một hàm răng khỏe mạnh mới làm được răng sứ là vì khi răng, nướu khỏe mạnh thì chân răng mới bám chắc trong xương hàm. Do đó, nếu tiến hành các thao tác mài răng, lắp mão sứ mới cố định được chắc chắn.

Ngược lại,  răng bị viêm nha chu, nướu sưng tấy, lỏng lẻo và không thể giữ răng được chắc chắn trên cung hàm dẫn đến hiện tượng mất răng cũng như kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Trong trường hợp trên, nếu như bạn vẫn tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lan rộng, khó khắc phục và thậm chí là ảnh hưởng xuống tận xương hàm. Chưa kể ngay trong quá trình thực hiện bạn còn phải chịu những cơn đau dữ dội.

Bị nha chu có bọc răng sứ được không

Bị nha chu không bọc được răng sứ

3. Viêm nha chu muốn bọc răng sứ cần làm gì

Nếu như bạn vẫn muốn bọc răng sứ thì bắt buộc phải điều trị dứt điểm bệnh lý viêm nha chu trước.

Khi tất cả những triệu chứng của viêm nha chu được chữa khỏi thì mới tiến hành bọc sứ như bình thường.

Theo đó, viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các mô xung quanh chân răng liên quan tới cấu trúc nâng đỡ như nướu, dây chằng sẽ bị ảnh hưởng và dần mất khả năng liên kết với răng.

Bệnh thường phát triển thành 2 giai đoạn chính, riêng ở giai đoạn nặng tức là đã thành viêm nha chu mãn tính thì bạn sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như mất răng vĩnh viễn.

Vậy nên khi thấy các dấu hiệu của bệnh lý trên bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa ngay để kịp thời điều trị.

Viêm nha chu muốn bọc răng sứ cần làm gì

Viêm nha chu muốn bọc răng sứ cần điều trị dứt điểm trước

4. Những phương pháp được chỉ định điều trị viêm nha chu

Tùy theo từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hiện tại, có 3 phương pháp điều trị viêm nha chu thường được chỉ định là khẩn cấp, không phẫu thuật và phẫu thuật.

4.1. Điều trị khẩn cấp

Đối với trường hợp viêm nha chu cấp hoặc đã hình thành ổ mủ áp xe răng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị khẩn cấp.

Phương pháp điều trị khẩn cấp có thể là dùng thuốc kháng sinh hoặc có sự can thiệp của kỹ thuật nha khoa để dẫn lưu các vùng mưng mủ.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là điều trị khẩn cấp và nhất là dùng thuốc sẽ không chữa dứt điểm bệnh lý viêm nha chu. Dịch mủ tuy được rút ra nhưng vẫn có thể tái đi tái lại nhiều lần và gây ra tình trạng viêm mạn tính.

Điều trị khẩn cấp

Điều trị khẩn cấp

4.2. Điều trị không phẫu thuật

Trường hợp viêm nha chu ở mức độ nhẹ, vi khuẩn chưa xâm lấn sâu vào chân răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định điều trị không phẫu thuật.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật thường được diễn ra theo một trình tự như sau:

Cạo vôi răng: Để loại bỏ vi khuẩn dưới chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng cho khách hàng. Hơn thế, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm nha chu cũng chính là do sự tích tụ của vi khuẩn ở cao răng.

Root planing – Láng gốc răng: Sau khi hoàn tất quá trình cạo vôi răng, bác sĩ sẽ chuyển sang thực hiện kỹ thuật Root planing. Công đoạn thứ hai có tác dụng khôi phục bề mặt men răng và hạn chế tích tụ mảng bám. Đồng thời, loại bỏ vi khuẩn đang trú ngụ trên răng nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục của nướu.

Dùng thuốc kháng sinh: Cuối cùng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho khách hàng sử dụng. Việc dùng thuốc có mục đích tầm soát nguy cơ nhiễm khuẩn trong nướu.

4.3. Điều trị phẫu thuật

Nếu như bạn bị viêm nha chu nặng thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật nha chu không hề quá nguy hiểm như bạn nghĩ. Với sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ hiện đại nên quá trình thực hiện cũng diễn ra nhanh chóng.

Phẫu thuật trong điều trị viêm nha chu được phân thành 3 kiểu:

Loại bỏ ổ viêm nha chu: Bác sĩ tiến hành cắt rạch và làm nông ổ nha chu, nhờ vậy sẽ tiện lợi cho việc chải răng, vệ sinh các mảng bám trên răng của khách hàng.

Phẫu thuật tái tạo: Trong quá trình phát triển viêm nha chu và xương hàm bị phá hủy sẽ dần tạo hình thành ổ viêm nhiễm quanh răng. Các ổ viêm nhiễm khi xâm lấn càng sâu sẽ càng tích tụ nhiều vi khuẩn và phá hủy thêm các tổ chức khác, khiến cho răng không còn vững chắc, lung lay nhiều. Vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo lại cấu trúc xương và mô nha chu tại những vị trí đã bị phá hủy.

Phẫu thuật ghép mô mềm: Ở tình trạng viêm nha chu nặng, rất có thể phần chân răng còn bị lộ ra ngoài và đây chính là hậu quả của biến chứng tụt nướu. Để khắc phục, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật ghép mô mềm ở một hay nhiều răng nhằm đem lại sự trọn vẹn của đường viền nướu. Ngoài ra, cách trên còn có thể giúp cải thiện triệu chứng ê buốt răng gây khó chịu. Hiểu đơn giản thì phương pháp ghép mô mềm sẽ giúp phục hồi những thương tổn do tình trạng viêm nhiễm nha chu và ngăn ngừa hiện tượng tụt nướu tái phát gây phá hủy thêm mô nướu, ảnh hưởng xấu tới cấu trúc xương hàm phía dưới.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật

5. Lưu ý chung khi tiến hành bọc răng sứ

Ngoài vấn đề bị nha chu có bọc răng sứ được không thì bạn vẫn cần phải quan tâm đến một số lưu ý quan trọng khác khi bọc sứ.

+ Những lưu ý trước khi bọc răng sứ:

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng đều đẹp, không gặp biến chứng sau khi phục hình răng sứ thẩm mỹ thì bạn cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín. Đây là đơn vị có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, máy móc hiện đại, công nghiệp tiên tiến và quy trình thực hiện chuẩn Bộ Y tế.

Ưu tiên loại mão sứ chất lượng: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại mão sứ khác nhau. Nhưng bạn vẫn nên ưu tiên mão sứ chất lượng, vì nhiều loại giá rẻ thường được chế tạo từ chất liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên khi phục hình sẽ xảy ra tình trạng kích ứng. Chưa kể chúng còn trở thành nguyên nhân gây ra viêm nướu, viêm nha chu.

Răng của bạn không quá nhạy cảm: Bọc răng sứ sẽ phải trải qua khâu mài răng để làm trụ, nếu như răng của bạn quá nhạy cảm hay có hiện tượng lung lay thì tuyệt đối không nên thực hiện. Bởi các thao tác trong quá trình mài răng sẽ càng khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu hơn.

Tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ: Bọc sứ không phải là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, nhưng để có kết quả thành công thì bạn cần phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ dù là trước, trong hay sau khi thực hiện. Đặc biệt là sau khi bọc răng sứ, bạn cần chăm sóc đúng cách để duy trì kết quả phục hình lâu dài.

+ Những lưu ý sau khi bọc răng sứ:

Thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách bằng việc đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ mảng bám trên răng và giữ cho răng sứ sạch sẽ.

Hạn chế ăn những loại thực phẩm cứng hoặc dẻo như kẹo cao su, kẹo cứng, mía, sườn… Nếu bạn phải ăn những thực phẩm đó, hãy cố gắng cắt thành những miếng nhỏ hoặc tránh nhai trực tiếp bằng răng sứ.

Điều chỉnh thói quen nhai của mình để tránh gây ra áp lực hoặc va chạm trực tiếp lên răng sứ.

Tham gia định kỳ kiểm tra và vệ sinh răng miệng của nha sĩ để đảm bảo răng sứ được giữ sạch sẽ cùng như phát hiện và điều trị các vấn đề sớm hơn.

Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào như đau răng, nhức đầu hoặc đau nhức, bạn nên liên hệ với nha sĩ của mình ngay lập tức để được tư vấn cũng như điều trị kịp thời.

Lưu ý chung khi tiến hành bọc răng sứ

Lưu ý chung khi tiến hành bọc răng sứ

Như vậy, bị nha chu có bọc răng sứ được không đã được chúng tôi giải đáp rất chi tiết trong bài. Không chỉ viêm nha chu mà một khi sức khỏe răng miệng bạn không đảm bảo thì gần như rất khó tiến hành bọc sứ. Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng của khách hàng rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Nếu như cần tìm hiểu thêm về dịch vụ điều trị viêm nha chu hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ hãy liên hệ ngay cho Nha Khoa Paris.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bị nha chu có bọc răng sứ được không
9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nhiều hệ lụy. Bài viết sau sẽ đề cập đến

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Bọc răng sứ răng cửa bị mẻ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ khôi phục tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ là biện pháp nhiều người chọn nhằm sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên cùng nụ cười tươi tắn để tự tin đón Tết. Tuy nhiên,

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của răng, sở hữu hàm răng trắng và đẹp tự nhiên. Tuy nhiên,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Biến chứng sau khi bọc răng sứ mà bạn có thể gặp phải

Biến chứng sau khi bọc răng sứ mà bạn có thể gặp phải

Bọc răng sứ hiện đang được nhiều người lựa chọn để có hàm răng đẹp và trắng sáng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nha khoa và phương pháp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map