Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng thường gây đau đớn và khó khăn trong ăn uống. Tình trạng thường xảy ra do có sự tích tụ mảng bám trên răng. Nếu không điều trị viêm nướu sớm có thể dẫn đến viêm nha chu và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, biện pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng

Viêm nướu răng hay còn gọi là viêm lợi là bệnh lý do các mảng bám bám tích tụ trên răng lâu ngày gây kích ứng, đỏ ửng dẫn tới sưng nướu. Viêm nướu răng là tình trạng xảy ra phổ biến và được xem như giai đoạn đầu của bệnh nha chu.

Bệnh viêm nướu dễ dàng phát hiện nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua với suy nghĩ sẽ tự khỏi. Nhưng nếu viêm nướu không được điều trị, tình trạng nướu bị tổn thương nặng có thể làm chảy máu nướu, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là rụng răng. Viêm nướu chủ yếu do sau khi ăn uống không vệ sinh răng sạch sẽ khiến vi khuẩn, mảng thức ăn dính ở kẽ răng, lâu ngày hình thành vôi răng, mảng bám.

Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng

Tìm hiểu về bệnh viêm nướu răng

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nướu răng

Viêm nướu gây ra những cơn đau nhức khó chịu đồng thời khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm nướu răng bao gồm:

– Vệ sinh răng miệng kém:

Mảng bám và cao răng luôn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý về răng miệng. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến mảng bám tích tụ trong khoang miệng càng nhiều. Qua đó vi khuẩn phát triển và phá hủy mô xung quanh răng gây viêm lợi.

– Mọc răng khôn:

Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang hoặc đâm vào răng khác sẽ làm tổn thương tới vùng nướu xung quanh làm nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy. Người bệnh sẽ phải chịu các cơn đau nhức kéo dài.

– Dùng chất kích thích:

Việc sử dụng nhiều các chất độc hại trong rượu, bia, thuốc lá,… sẽ khiến răng rất khó vệ sinh làm răng bị ố vàng. Qua đó tạo thành mảng bám, vi khuẩn từ mảng bám sẽ gây hại cho các mô xung quanh răng gây viêm nướu chân răng.

– Rối loạn nội tiết:

Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, đang có thai hoặc sau sinh đều có sự thay đổi hormone. Lúc đó sức đề kháng sẽ yếu hơn bình thường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiều bệnh lý, trong đó có viêm nướu.

– Sử dụng thuốc:

Tác dụng phụ của một số loại thuốc sẽ làm giảm lượng nước bọt tiết ra. Điều này gây khô miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm viêm nướu răng làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

– Suy giảm hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch bị suy giảm khi mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư, HIV,… Lúc đó người bệnh sẽ mất khả năng chống lại vi khuẩn và nguy cơ cao bị viêm nướu.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm nướu răng

Khi bị viêm nướu răng bạn có thể dễ dàng nhận biết qua những triệu chứng như:

– Nướu bị sưng đỏ, đau nhức: nướu răng đỏ ửng hơn bình thường, có thể kèm theo đau nhức

– Chảy máu nướu: nướu răng bị tổn thương và chảy máu khi đánh răng quá mạnh, ăn các thực phẩm quá cứng

– Mảng bám tích tụ: mảng thức ăn bám trên cổ răng, nướu răng, lâu ngày hình thành cao răng chứa ổ vi khuẩn

– Hơi thở có mùi: các vi khuẩn trú ngụ dưới những mô nướu viêm nhiễm khó làm sạch, lâu ngày khiến hơi thở có mùi hôi

– Răng dài hơn: sưng nướu làm tụt nướu, lộ chân răng, khiến răng dài hơn các răng xung quanh

– Thay đổi cấu trúc hàm: một trong những biểu hiện của bệnh nướu răng là khoảng cách giữa các răng rộng ra, răng ngả về trước hoặc sau

– Răng lung lay, nhạy cảm hơn: răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ sâu răng, lung lay do nướu sưng không sát chân răng

– Các triệu chứng đi kèm: mất ngủ, chán ăn, sốt,…

bệnh viêm nướu răng

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm nướu

4. Biện pháp điều trị bệnh lý viêm nướu

Viêm nướu răng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất răng, tiêu xương, viêm phổi,… Do đó ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần có phương pháp điều trị phù hợp.

4.1. Điều trị bệnh lý viêm nướu tại nhà

Khi viêm nướu đang ở mức độ nhẹ, cách đơn giản nhất là người bệnh sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để điều trị tại nhà.

– Tỏi chữa viêm nướu răng:

Tỏi rất an toàn và dễ sử dụng nên là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm nướu. Tỏi có thể sát khuẩn và làm dịu cơn đau hiệu quả. Bạn cần đập dập 1 tép tỏi rồi trộn với vài hạt muối. Đem hỗn hợp tỏi và muối đắp vào vùng nướu bị viêm. Kiên trì thực hiện, vi khuẩn gây viêm nướu sẽ bị loại bỏ.

– Kinh giới và lá lốt:

Kinh giới và lá lốt giúp làm giảm cơn đau nhức do viêm nướu gây ra nhanh chóng. Để thực hiện, bạn cần giã nát lượng vừa đủ kinh giới và lá lốt rồi đắp vào vùng nướu bị sưng. Sau vài ngày viêm nướu sẽ thuyên giản dần và hết hẳn.

– Trà xanh trị viêm nướu:

Cũng giống như tỏi, trà xanh có thể kháng viêm, làm giảm hôi miệng và đánh bay vi khuẩn. Bạn cần lấy một nắm lá trà xanh tươi rửa sạch rồi bỏ vào bình. Đun nước sôi và đổ vào bình chứa trà xanh trong 15 phút. Chắt lấy nước trà súc miệng hàng ngày, tình trạng viêm nướu sẽ thuyên giảm đáng kể.

– Nước muối:

Nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn làm viêm nướu răng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối tối thiểu 2 lần mỗi ngày để các cơn đau thuyên giảm dần theo thời gian.

– Nước chanh:

Chanh có đặc tính sát khuẩn và chống viêm tốt. Do đó, bạn có thể sử dụng ngay một muỗng nước cốt chanh hòa với ít muối biển rồi thoa vào vùng nướu viêm từ 1 – 3 lần mỗi ngày.

– Sử dụng mật ong:

Mật ong cũng là dược liệu hiệu quả trong việc làm giảm sưng đau do viêm nướu răng. Bạn chỉ cần dùng lượng nhỏ mật ong để thoa vào vị trí bị sưng viêm sau khi đánh răng. Hoạt chất sát khuẩn trong mật ong sẽ khiến vết sưng giảm đi nhanh chóng.

bệnh viêm nướu răng

Mật ong trị viêm nướu

4.2. Điều trị tại nha khoa

Người bị viêm nướu răng tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để tiết kiệm thời gian và được xử lý triệt để, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc. Thông thường bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng viêm nhiễm của người bệnh để có hướng chữa trị phù hợp.

– Khi nướu sưng đỏ, viêm nhẹ:

Khi nướu mới bị viêm nhẹ, bác sĩ sẽ cạo vôi răng để loại bỏ hết mảng bám và phá hủy môi trường sống của vi khuẩn. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ để ngăn ngừa viêm nướu quay lại.

– Với viêm nướu có mủ:

Khi vi khuẩn lan rộng, xuất hiện các ổ mủ, người bệnh có nguy cơ cao bị viêm tủy, sâu răng và thậm chí mất răng. Bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng kết hợp dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Người bệnh không nên chạm vào ổ mủ hoặc tự ý dùng thuốc.

– Với viêm nướu do mọc răng khôn:

Sau khi xác định tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng khôn để cải thiện viêm nướu và không ảnh hưởng tới các răng kế cận.

– Khi viêm nướu tiến triển tới viêm nha chu:

Viêm nha chu làm răng lung lay và có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, kết hợp ghép vạt nướu để tránh làm mất răng. Với trường hợp đã mất răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hình răng như trồng răng Implant hoặc cầu răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ.

4.3. Thuốc điều trị viêm nướu răng

Các loại thuốc điều trị viêm nướu được dùng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, cải thiện sưng đỏ, chảy máu chân răng. Tùy thuộc vào mức độ của triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị dùng các loại thuốc trị viêm nướu như:

4.3.1. Thuốc giảm đau

Người mắc bệnh viêm nướu có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau, cảm thấy dễ chịu hơn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng. Các loại thuốc giảm đau thường được chỉ định điều trị viêm nướu răng gồm:

– Paracetamol: được bào chế với nhiều dạng và hàm lượng khác nhau để người bệnh có nhiều sự lựa chọn giúp cải thiện cơn đau từ nhẹ tới vừa. Paracetamol có thể dung nạp tốt ở hầu hết trường hợp

– Ibuprofen: thường được dùng để giảm đau và kháng viêm ở nướu. Ibuprofen khá an toàn và ít khi gây tác dụng phụ

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol

4.3.2. Thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm Corticosteroid được dùng để giảm cảm giác khó chịu và sưng nướu. Các loại thuốc sử dụng phổ biến gồm dexamethason và prednisolon. Các loại thuốc này có công dụng kháng viêm, giảm đau và ngăn chặn tổn thương tủy răng hiệu quả.

4.3.3. Chất sát trùng

Nước súc miệng sát trùng hỗ trợ làm giảm vi khuẩn trong miệng, cải thiện viêm lợi. Hơn nữa, khi kết hợp nước súc miệng cùng chỉ nha khoa và biện pháp đánh răng phù hợp, chất sát trùng sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lý răng miệng.

Người bệnh có thể súc miệng với 15ml Chlorhexidine trong khoảng 30 giây, thực hiện 2 lần mỗi ngày, súc xong cần nhổ nước súc miệng ra, không được nuốt.

4.3.4. Thuốc gây tê tại chỗ

Một số loại gel gây tê như prilocaine và lidocain được dùng như một loại thuốc trị viêm nướu giúp làm mất cảm giác ở nướu bị ảnh hưởng, cải thiện triệu chứng viêm lợi. Thuốc chứa hỗn hợp gây tê cho tác động lên dây thần kinh trong nướu và được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

4.3.5. Thuốc kháng sinh

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh trị viêm nướu răng mãn tính. Các loại kháng sinh thường sử dụng gồm:

– Penicillin là thuốc kháng sinh phổ biến dùng để điều trị viêm nướu răng với liều lượng 500 miligam mỗi 8 giờ hoặc 1000mg mỗi 12 giờ

– Erythromycin: công dụng giống như Penicillin, được sử dụng khi người bệnh bị dị ứng với Penicillin

– Clindamycin: giúp chống lại nhiều chủng vi khuẩn trong miệng. Liều dùng an toàn là 300 mg hoặc 600mg, dùng 8 giờ một lần

– Azithromycin: sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn làm viêm nướu, chỉ định trong trường hợp bị dị ứng với Penicillin

– Tetracycline: giúp làm giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn gây viêm nướu răng. Thuốc còn ngăn chặn tình trạng viêm loét nướu, viêm chân răng có mủ, chảy máu chân răng,…

Thuốc kháng sinh Tetracycline

Thuốc kháng sinh Tetracycline

4.3.6. Thuốc bôi trị viêm nướu

Đây là dạng thuốc bôi ngoài được dùng bằng cách bôi trực tiếp vào vùng nướu răng bị viêm. Thuốc thường được bào chế dưới dạng gel như thuốc Metrogyl, dạng dung dịch súc miệng như Chlorhexidine 0,25% hoặc dạng sợi như Tetracycline để đưa vào túi quanh răng.

Các loại thuốc trị viêm nướu mang lại hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Do đó người dùng nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về loại thuốc và cách sử dụng hợp lý.

5. Bệnh viêm nướu răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: viêm nha chu, nguy cơ mất răng, viêm phổi, nhiễm trùng nướu, lung lay răng bên cạnh, ảnh hưởng đến cơ thể.

5.1. Viêm nha chu

Một trong những biến chứng phổ biến của viêm nướu đó là chuyển sang viêm nha chu với những biểu hiện như:

– Nướu bị chảy máu, dù không chịu bất cứ thích kích thích nào

– Nướu bị sưng đỏ, nhiều trường hợp còn có mủ

– Hơi thở có mùi hôi

– Các mô tế bào nướu răng bị lỏng lẻo

– Răng lung lay, sai lệch làm các răng bị thưa ra, chức năng ăn nhai cũng bị giảm sút

5.2. Nguy cơ mất răng

Nhiều người thường quá chủ quan trong việc chăm sóc nướu răng dẫn đến nguy cơ mất răng. Đặc biệt, với giai đoạn viêm nha chu, răng dễ bị lung lay do tiêu xương và giãn dây thần kinh chằng quanh răng.

Mất răng là biến chứng viêm nướu nặng khiến không ít người lo sợ. Vì thế, bạn cần thực hiện các biện pháp trồng răng càng sớm càng tốt. Hiện nay, có nhiều phương pháp phục hình răng như làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, phương pháp hiệu quả nhất đó là trồng răng Implant.

5.3. Biến chứng viêm phổi

Với trường hợp viêm nướu nặng và có vấn đề về phổi, người bệnh sẽ hít vi khuẩn từ khoang miệng vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm phổi. Đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu như không được điều trị dứt điểm.

5.4. Nhiễm trùng nướu

Khi phần nướu bị viêm không được điều trị dứt điểm có thể dẫn tới nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch. Người bệnh cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những đối tượng khác.

5.5. Lung lay răng bên cạnh

Những vấn đề xảy ra ở răng khôn, nhất là với mọc lệch hoặc viêm nhiễm đều có thể ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Vấn đề thường gặp nhất là làm suy yếu chân răng bên cạnh, khiến chúng dễ lung lay, thậm chí rụng răng.

Viêm nướu làm lung lay răng bên cạnh

Viêm nướu làm lung lay răng bên cạnh

5.5. Ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể

Những vấn đề về răng thường liên quan mật thiết đến hệ thống tiêu hóa. Khi bị đau do viêm nướu răng khôn, người bệnh thường chán ăn, khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tình trạng này kéo dài có thể làm suy kiệt cơ thể, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, khi bị viêm nướu, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, mùi hôi ở miệng khiến người bệnh tự ti với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, viêm nướu răng còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác như: tiêu xương hàm, nguy cơ mắc tiểu đường, đột quỵ, tim mạch, nhiễm trùng huyết, nguy cơ sinh non hoặc thiếu cân ở phụ nữ mang thai.

6. Biện pháp ngăn ngừa viêm nướu chân răng

Viêm nướu răng xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau, do đó việc ngăn ngừa từ bây giờ sẽ giúp bảo vệ răng miệng tốt nhất.

– Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng để làm sạch thức ăn trong kẽ răng và chân răng. Lưu ý dùng nhẹ nhàng, tránh kéo chỉ mạnh tay bởi có thể gây chảy máu nướu

– Chải răng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ, thời gian đánh răng trung bình từ 2 – 3 phút

– Dùng bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng, tránh gây chảy máu nướu

– Súc miệng với nước muối hoặc nước trà xanh để làm giảm tình trạng sưng, viêm ở nướu

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C như khoai lang, súp lơ xanh, cam, đu đủ, chanh, bưởi,…

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế bị khô miệng

– Nếu miệng hay bị khô, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để giúp kích thích tiết nước bọt

– Từ bỏ hút thuốc lá, uống rượu, bia, nước ngọt và thực phẩm nhiều đường như caramel, socola, bánh, kẹo,…

Lấy cao răng 2 lần/ năm

– Khám răng định kỳ để chụp X quang xác định các bệnh lý mà khám răng trực quan không phát hiện được và theo dõi các thay đổi về sức khỏe răng miệng

Bệnh viêm nướu răng không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy cho răng miệng khác. Vì thế, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp trong bài viết trên, tránh chủ quan khiến bệnh nặng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm nướu răng
Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác,

Ngày 12/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến, khi các mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của bệnh này có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Viêm lợi ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
7 Cách chữa viêm nướu hiệu quả và tự nhiên với mật ong

7 Cách chữa viêm nướu hiệu quả và tự nhiên với mật ong

Cách chữa viêm nướu bằng mật ong giúp làm giảm sưng tấy, đau nhức, khó chịu trong quá trình ăn uống. Hơn nữa với đặc tính chống viêm,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu – An toàn, hiệu quả

Nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu – An toàn, hiệu quả

Các loại nước súc miệng trị viêm nướu cho bà bầu đang được đánh giá rất cao, bao gồm PlasmaKare, Détio của Pháp và nước muối sinh lý.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng & cách khắc phục

Răng khôn hay răng số 8 thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Răng số 8 mọc thường đi cùng nhiều triệu chứng bất thường gây cản trở ăn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy