Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Dính thắng lưỡi là sao? Khi nào nên cắt thắng lưỡi cho trẻ?

Một trong những dị tật bẩm sinh không nguy hiểm ở trẻ nhỏ đó là dính thắng lưỡi. Khi phát hiện tình trạng này, có rất nhiều cha mẹ thắc mắc dính thắng lưỡi là sao và lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để giải đáp những vấn đề này, Nha khoa Paris đã tổng hợp thông tin trong bài viết dưới đây giúp cha mẹ cân nhắc lựa chọn đúng phương pháp, đúng thời điểm.

1. Dính thắng lưỡi là sao?

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh nhẹ do thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) quá ngắn, quá dày hoặc dính chặt ảnh hưởng đến cử động bình thường của lưỡi.

Lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi dính chặt khiến trẻ có cử động lưỡi

Lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi dính chặt khiến trẻ có cử động lưỡi

2. Nguyên nhân gây ra dính thắng lưỡi

Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân gây ra dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ chính xác. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khoa học đưa ra bằng chứng dính thắng lưỡi ở trẻ là do yếu tố di truyền (1).

3. Dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi

Khi trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ có thể quan sát thấy những dấu hiệu điển hình sau:

  • Trẻ gặp khó khăn khi bú.
  • Khó di chuyển lưỡi sang hai bên hoặc nâng lưỡi lên hàm trên.
  • Đầu lưỡi có hình chữ V khi bé khóc (2).
  • Trẻ không thể đưa lưỡi ra khỏi hàm dưới.
  • Ngắn thắng lưỡi.
  • Trẻ có thể nói ngọng hoặc khó phát âm một số âm tiết.
Dấu hiệu khi bị dính thắng lưỡi

Dấu hiệu khi bị dính thắng lưỡi

4. Các mức độ dính thắng lưỡi

Có 4 mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ, mỗi mức độ sẽ có đặc điểm và biện pháp điều trị khác nhau.

  • Mức độ 1 (nhẹ): Dây thắng lưỡi dài từ 12 – 16mm. Ở mức độ này, trẻ thường không gặp quá nhiều khó khăn trong việc bú, ăn hoặc nói.
  • Mức độ 2 (trung bình): Dây thắng lưỡi dài từ 8 – 11mm. Trẻ có thể gặp một số khó khăn như bú kém, khó đưa lưỡi ra ngoài.
  • Mức độ 3 (nặng): Dây thắng lưỡi dài từ 3 – 7mm. Trẻ gặp khó khăn rõ rệt trong việc bú, ăn và nói.
  • Mức độ 4 (rất nặng): Dây thắng lưỡi rất ngắn, dưới 3 mm. Trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống và phát âm.

Hướng điều trị cho từng mức độ:

  • Mức độ 1 và 2: Thường không cần can thiệp phẫu thuật, nhưng cần theo dõi sát sao.
  • Mức độ 3 và 4: Cần phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi để cải thiện các vấn đề về bú, ăn và nói.

5. Hình ảnh lưỡi bình thường và dính thắng lưỡi ở trẻ

Dưới đây là một số hình ảnh lưỡi bình thường và dính thắng lưỡi giúp cha mẹ dễ dàng quan sát và so sánh:

Hình ảnh trẻ không bị dính thắng lưỡi

Hình ảnh trẻ không bị dính thắng lưỡi

Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng, khó khăn khi di chuyển lưỡi

Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng, khó khăn khi di chuyển lưỡi

Đầu lưỡi không chạm được vòm

Đầu lưỡi không chạm được vòm

Dính thắng lưỡi mức độ vừa

Dính thắng lưỡi mức độ vừa

6. Ảnh hưởng từ tật dính thắng lưỡi tới trẻ

Theo các bác sĩ, dị tật dính thắng lưỡi gây ra một số ảnh hưởng nhất định tới trẻ như:

  • Trẻ khó phát âm, chậm nói, nói ngọng.
  • Khó khăn khi bú sữa, ăn uống do lưỡi co lại khi nuốt, khiến trẻ biếng ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng (3).
  • Dính thắng lưỡi có thể khiến răng cửa hàm dưới có khe hở hoặc bị nghiêng gây mất thẩm mỹ.

7. Khi nào cần điều trị dính thắng lưỡi?

Theo các bác sĩ, không phải trường hợp nào cũng cần điều trị dính thắng lưỡi. Khi dính thắng lưỡi ở mức độ 3 và 4, khiến trẻ bỏ bú, biếng ăn, chậm nói thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để phẫu thuật cắt thắng lưỡi. 

Trẻ cần được thăm khám và chẩn đoán mức độ dính thắng lưỡi chính xác mới có thể xác định có nên cho trẻ phẫu thuật cắt hay không. Tuỳ vào độ tuổi của trẻ mà phương pháp điều trị cắt thắng lưỡi khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi thì phải cố định đầu trẻ và chỉ được tiêm hoặc bôi tê trước khi dùng dao điện để cắt thắng lưỡi. Trẻ có thể bú sữa bình thường ngay sau khi áp dụng kỹ thuật này.

Đối với trẻ lớn hơn thì có thể gây mê hoặc gây tê tại chỗ rồi dùng máy cắt hoặc dao mổ đẻ phẫu thuật, may vết thương và hồi phục sau vài tuần.

Cần cắt thắng lưỡi khi trẻ khó bú, chậm nói

Cần cắt thắng lưỡi khi trẻ khó bú, chậm nói

8. Phương pháp điều trị dính thắng lưỡi

Hiện nay, phương pháp điều trị dính thắng lưỡi phổ biến nhất là phẫu thuật cắt dây thắng lưỡi. Mục đích là cắt bỏ phần dây thắng lưỡi ngắn để tăng khả năng di chuyển của lưỡi.

Quy trình cắt thắng lưỡi:

  • Gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân (tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của trẻ).
  • Sử dụng dao mổ để cắt bỏ phần dây thắng lưỡi thừa.

Ưu điểm:

  • Thời gian phẫu thuật chỉ vài phút.
  • Đạt hiệu quả cao, cải thiện đáng kể các vấn đề về bú, ăn, nói và phát âm.
  • An toàn, không để lại biến chứng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ có thể về nhà ngay trong ngày.

9. Cắt thắng lưỡi cho trẻ có nguy hiểm không?

Cắt thắng lưỡi cho trẻ là thủ thuật đơn giản và không nguy hiểm. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để cắt thắng lưỡi, tránh thực hiện tại các đơn vị nhỏ lẻ sẽ không đảm bảo về hiệu quả và an toàn. 

Tại các bệnh viện lớn, trẻ sẽ được tiền gây mê và bác sĩ dùng dao điện để cắt thắng lưỡi. Thời gian quá trình phẫu thuật khoảng 5 – 10 phút. Do đã sử dụng thuốc mê nên trẻ không cảm thấy đau đớn hay gặp vấn đề tâm lý. Bé có thể ăn uống, bú mẹ bình thường ngay sau khi kết thúc phẫu thuật và không cần lưu viện.

Trường hợp thực hiện cắt thắng lưỡi tại những cơ sở kém uy tín có thể tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu, nhiễm trùng, tái dính…

Cắt thắng lưỡi không gây nguy hiểm cho bé

Cắt thắng lưỡi không gây nguy hiểm cho bé

10. Cần lưu ý gì sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ?

Sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Tại vết thương sau khi cắt thắng lưỡi sẽ hình thành một vết trắng, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi chúng sẽ hết sau vài tuần.
  • Không cho trẻ ngậm hoặc cắn đồ vật cứng để tránh là tổn thương vết thương.
  • Không để trẻ sờ tay vào vết thương để tránh nhiễm trùng.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày sau khi ăn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.
  • Theo dõi trẻ tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau đớn, quấy khóc nhiều, sốt cần cho trẻ đi khám ngay.
  • Cho trẻ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ đúng liều lượng và thời gian.
Một số lưu ý sau khi cắt thắng lưỡi cho bé

Một số lưu ý sau khi cắt thắng lưỡi cho bé

11. Có thể phòng tránh tật dính thắng lưỡi ở trẻ không?

Dính thắng lưỡi ở trẻ là dị tật bẩm sinh nên không có cách phòng tránh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể phát hiện tật này ngay sau khi sinh thông qua khám sức khỏe sau sinh. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện dính thắng lưỡi và tư vấn phương pháp, thời điểm điều trị phù hợp.

12. Câu hỏi thường gặp

Liên quan đến thắc mắc dính thắng lưỡi là sao, dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất và giải đáp chi tiết:

12.1. Chi phí cắt thắng lưỡi cho trẻ là bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí cắt thắng lưỡi bằng dao điện khoảng 1.000.000 VNĐ/lần. Nếu cắt bằng laser thì chi phí khoảng 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ/lần. Theo lời khuyên của các bác sĩ, cha mẹ nên ưu tiên phương pháp cắt thắng lưỡi bằng laser bởi chúng giúp giảm thiểu đau đớn, hạn chế chảy máu và ít nhiễm trùng (4).

Chi phí cắt thắng lưỡi cho trẻ

Chi phí cắt thắng lưỡi cho trẻ

12.2. Dính thắng lưỡi có tự hết không?

Dính thắng lưỡi không thể tự khỏi do đây là dị tật bẩm sinh nhẹ, cần có biện pháp can thiệp phù hợp để khắc phục. Nếu không, thắng lưỡi bị dính có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, đặc biệt là trong việc ăn uống và tập nói.

12.3. Thời điểm nên cho trẻ cắt thắng lưỡi khi nào?

Theo các bác sĩ, thời điểm lý tưởng cho bé đi cắt thắng lưỡi là từ 3 – 6 tháng tuổi. Không nên để quá lâu, đặc biệt là đến giai đoạn bé tập nói với có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt và học nói của bé sau này.

Thời điểm thích hợp để cắt thắng lưỡi cho trẻ

Thời điểm thích hợp để cắt thắng lưỡi cho trẻ

Trên đây là những thông tin về dính thắng lưỡi là sao và thời điểm thích hợp để cắt thắng lưỡi cho trẻ. Có thể thấy rằng, tuy tật dính phanh lưỡi không phải là điều hiếm gặp nhưng tuyệt đối không được chủ quan trong việc theo dõi và điều trị. Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới, Nha khoa Paris sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Dính thắng lưỡi
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ