04/09/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Cảm giác đắng miệng thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vậy mồm đắng miệng là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng lắng nghe Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris) giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, đắng miệng là dấu hiệu của nhiều bệnh như nấm miệng, trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm chức năng gan, tổn thương dây thần kinh, các bệnh lý hô hấp, hội chứng miệng bỏng rát.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi van dưới thực quản hoạt động không hiệu quả, cho phép axit dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng. Khi axit này tiếp xúc với niêm mạc miệng sẽ gây ra cảm giác nóng rát, chua và đắng khó chịu.
Ngoài cảm giác đắng miệng, người bệnh có thể cảm thấy nóng ngực, ợ chua, khó nuốt, ho khan dai dẳng, luôn cảm thấy có vật cản mắc ở họng…
Nấm miệng thường do nấm Candida albicans gây ra, chúng thường sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm ướt như khoang miệng. Nấm miệng gây ra các đốm trắng trên lưỡi, niêm mạc miệng, cổ họng và gây ra cảm giác đắng miệng khó chịu (1).
Khi gan bị tổn thương, quá trình sản xuất và bài tiết mật bị ảnh hưởng dẫn đến lượng mật trong ruột thay đổi. Điều này có thể làm thay đổi vị giác, gây ra đắng miệng
Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy các biểu hiện khác như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, bụng to, nước tiểu sẫm màu… (2)
Vị giác của chúng ta được quyết định bởi các dây thần kinh cảm giác đặc biệt, truyền tín hiệu từ lưỡi đến não. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, khả năng nhận biết vị giác của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các cảm giác bất thường như đắng, mặn hoặc thậm chí là mất vị giác hoàn toàn.
Một số nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây thần kinh vị giác như chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh lý zona thần kinh…
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi, viêm họng, viêm amidan… thường đi kèm với việc sản xuất nhiều dịch nhầy. Các chất dịch có thể chảy xuống họng, mang theo các chất kích thích và vi khuẩn làm kích ứng các thụ thể vị giác ở lưỡi và tạo ra cảm giác đắng miệng (3).
Cảm giác bỏng rát gần giống khi ăn phải đồ cay nóng kèm theo đắng miệng và mùi hôi khó chịu. Tình trạng này thường tập trung ở lưỡi, vòm miệng, môi. Cảm giác này có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng này như rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, viêm nướu, nấm miệng…
Ngoài những bệnh lý trên, có một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng đắng miệng bao gồm:
Dưới đây là một số cách trị đắng miệng dưới đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà:
Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm khuyên người bệnh khi có cảm giác đắng miệng nên ăn cháo, ô mai, xí muội hoặc trái cây giàu vitamin C sẽ giúp giảm vị đắng hiệu quả.
Khi có các biểu hiện dưới đây, cần đi khám bác sĩ để điều trị sớm nhất, tránh để lại các bệnh lý nguy hiểm:
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mồm đắng miệng là bệnh gì và gợi ý một số giải pháp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, đắng miệng kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh lý. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị dứt điểm. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu có bất kỳ thắc mắc gì để được Nha khoa Paris giải đáp sớm nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×