19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Tật dính phanh lưỡi xảy ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ: lưỡi kém linh hoạt, khó khăn khi ăn uống và nói ngọng. Nếu như cha mẹ phát hiện kịp thời, dính lưỡi chỉ đang ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, đối với trường hợp dính thắng lưỡi ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật để khắc phục triệt để.
Dĩnh lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ em. Lớp niêm mạc mỏng nằm ở dưới lưỡi bị ngắn, có cấu trúc dày và căng làm cho chuyển động của lưỡi bị hạn chế.
Tật dính thắng lưỡi được chia ra thành 4 loại chính là:
Dính đầu lưỡi: lớp màng mỏng gần đầu lưỡi dính ở phía trước lưỡi.
Dính ở giữa: dính ở phần giữa của mặt dưới lưỡi.
Dính xa hơn ở giữa: cũng dính ở phần giữa của mặt dưới lưỡi nhưng xa hơn.
Dính sàn miệng: trẻ bị dính sàn miệng vào phía sau của mặt dưới lưỡi.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng dính thắng lưỡi ở trẻ em. Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, tật dính phanh lưỡi có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu cha mẹ, ông bà hay các thành viên trong gia đình bị dính lưỡi thì trẻ cũng có nguy cơ mắc phải dị tật.
Trẻ em bị dính phanh lưỡi thường có những dấu hiệu như sau:
Lưỡi của trẻ không thể đưa khỏi hàm dưới hoặc sang hai bên.
Khi khóc, đầu lưỡi của trẻ thường có dạng chữ V.
Lưỡi không thể nâng lên để chạm vào hàm trên.
Trẻ gặp khó khăn khi bú sữa hoặc ăn dặm.
Chậm nói hơn khá nhiều so với những đứa trẻ khác.
Trẻ bị nói ngọng, hay phát âm sai các phụ âm như: l, kh, tr…
Dị tật dính lưỡi ở trẻ có thể dễ dàng được chẩn đoán bằng việc quan sát trực tiếp và đo chiều dài của dây thắng lưỡi. Dính phanh lưỡi có 4 mức độ chính là:
Mức độ I: dính lưỡi nhẹ, chiều dài thắng lưỡi khoảng 12 – 16mm, lưỡi vẫn có thể đưa ra phía trước, sang trái/phải và chạm vào vòm khẩu cái cứng bình thường.
Mức độ II: dĩnh lưỡi trung bình, chiều dài thắng lưỡi khoảng 8 – 11mm, lưỡi bị hạn chế di chuyển và không thể chạm tới vòm khẩu cái cứng.
Mức độ III: dính lưỡi nặng, chiều dài thắng lưỡi dao động trong khoảng 3 – 7mm, đầu lưỡi gần như bị dính sát vào sàn miệng và khó cử động.
Mức độ IV: chiều dài thắng lưỡi dưới 3mm. Đây là mức độ nặng nhất, trẻ gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ăn uống.
Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời, tật dính thắng lưỡi cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ, cụ thể như sau:
Khả năng vận động của lưỡi:
Hầu hết các trẻ mắc phải dị tật dính lưỡi đều sẽ gặp khó khăn khi chuyển động lưỡi. Thậm chí đối với những trẻ bị dính thắng lưỡi ở mức độ nặng, lưỡi sẽ không thể di chuyển lên trên hay sang hai bên trái/phải.
Ăn uống:
Khi nuốt thức ăn, lưỡi của trẻ sẽ bị co lại một cách khó khăn. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn, bỏ bữa. Nếu tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng…
Phát âm:
Lưỡi chuyển động kém linh hoạt, gặp khó khăn khi uốn cong hoặc đưa lưỡi ra phía trước. Do đó, trẻ thường có biểu hiện chậm nói hoặc phát âm sai. Nếu như cha mẹ không tìm giải pháp khắc phục nhanh chóng, nói ngọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp với quá trình học tập và công việc của trẻ.
Ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện bị dính thắng lưỡi, cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ tới các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và có phương án xử lý tốt nhất. Nếu như ở mức độ I hoặc II và không có thêm bất kỳ triệu chứng nào khác, thắng lưỡi có thể tự nới lỏng theo thời gian nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ không cần phải quá lo lắng.
Đối với những trẻ bị tật dính lưỡi ở mức độ III, IV hoặc mức độ I, II những có thêm các biểu hiện như: khó phát âm, chậm nói… bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng giải pháp cắt thắng lưỡi bằng dao điện. Đây là một ca phẫu thuật nhỏ, chỉ mất khoảng 15 phút, không chảy máu nên trẻ hoàn toàn có thể ăn uống bình thường ngay sau khi thực hiện.
Do là một trong những dị tật bẩm sinh ở trẻ nên không có biện pháp phòng tránh dị thắng lưỡi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng diễn biến nghiêm trọng hơn bằng cách cho trẻ khám sức khỏe tổng quát sau sinh hoặc khám định kỳ. Thông qua kết quả kiểm tra khoang miệng, bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra tật dính lưỡi và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến dị tật dính thắng lưỡi được nhiều người quan tâm như: địa chỉ uy tín, chi phí, cách chăm sóc…
Nha Khoa Paris là hệ thống tiên phong đáp ứng tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam. Mỗi năm, nha khoa đã tiếp nhận và điều trị hàng ngàn ca dị tật thắng lưỡi ở trẻ nhỏ với nhiều mức độ khác nhau. Dịch vụ cắt phanh lưỡi do nha khoa cung cấp luôn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng bởi những lý do sau:
Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, cắt thắng lưỡi chính xác nên hạn chế tối đa tình trạng đau nhức sau khi thực hiện thủ thuật.
Nha khoa có hệ thống phòng vô trùng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế, ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo giữa các khách hàng.
Nha khoa áp dụng những công nghệ, trang thiết bị máy móc tiên tiến nhất, giúp quá trình thăm khám, điều trị dính lưỡi diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Tại Nha Khoa Paris, chi phí cắt phanh lưỡi dao động trong khoảng 2 – 4 triệu đồng/lần, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Trong đó, cắt phanh lưỡi theo kỹ thuật truyền thống có giá khoảng 2 triệu đồng/lần. Cắt thắng lưỡi bằng laser có chi phí khoảng 4 triệu đồng/lần. Sở dĩ phẫu thuật cắt phanh lưỡi bằng công nghệ laser có mức giá nhỉnh hơn là do ít xâm lấn, an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát.
Dính phanh lưỡi là một dị tật mà không ít trẻ gặp phải. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu như trẻ chậm nói, nói ngọng, lưỡi không thể di chuyển linh hoạt, cha mẹ nên cho trẻ tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×