19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Gắn đá vào răng khểnh được rất nhiều khách hàng lựa chọn do kỹ thuật này vừa có thể khoe được răng khểnh rất duyên, vừa thể hiện được cá tính, phong cách rất nổi bật. Hơn nữa kỹ thuật đính đá này còn nổi bật bởi rất nhiều ưu điểm độc đáo khiến khách hàng không thể bỏ qua.
Gắn đá vào răng khểnh về cơ bản chính là 1 kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa. Kỹ thuật này khá đơn giản, chỉ cần lựa chọn loại đá theo ý thích sau đó gắn thật tỉ mỉ lên răng khểnh.
Các loại đá thường được dùng để gắn lên răng như: đá quý, kim cương… Điểm chung của những loại đá này là có màu sắc bắt mắt, nổi bật, ánh sáng lấp lánh…
Đính đá lên răng khểnh có 2 kỹ thuật là khoan lỗ và không cần khoan lỗ lên răng. Nếu thực hiện kỹ thuật khoan lỗ trước khi gắn, bác sĩ sẽ khoan 1 lỗ rất nhỏ trên răng để đảm bảo đá được gắn chắc chắn hơn.
Nếu không cần khoan lỗ thì bác sĩ sẽ sử dụng những công nghệ mới, bảo đảm không cần khoan mà đá vẫn được đính chắc chắn trên răng.
Mục đích của việc gắn đá lên răng khểnh là để tăng độ thẩm mỹ cho răng khểnh nói riêng cũng như toàn bộ hàm răng nói chung. Bởi răng khểnh vốn đã tạo được điểm nhấn, sự nổi bật cho hàm răng. Nếu được đính đá phù hợp sẽ khẳng định được cá tính, phong cách, sự lôi cuốn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Về thắc mắc gắn đá vào răng khểnh có được không thì câu trả lời là rất hiệu quả. Bởi răng khểnh hoặc răng số 3 chính là những răng được nha sĩ khuyên khách hàng nên đính đá nhiều nhất.
Nguyên nhân là do răng khểnh hoặc răng số 3 thường có xu hướng hơi nhô ra 1 chút khi cười nên tạo được nét duyên dáng và rất dễ thương. Nếu may mắn sở hữu 1 chiếc răng khểnh thì đính đá lên chính chiếc răng đó là điều cực kỳ hợp lý và mang lại nhiều lợi ích.
Cũng tương tự như việc gắn đá vào các răng khác, gắn đá vào răng khểnh cũng sẽ đem lại được nhiều lợi ích cho khách hàng như:
– Tính thẩm mỹ cao
Thông thường chỉ cần có răng khểnh với vị trí và kích thước thích hợp, nụ cười cũng đã rất đẹp và duyên. Nếu như có sự hỗ trợ từ những viên đá quý sẽ dễ dàng giúp hàm răng được tươi và nổi bật hơn rất nhiều, tính thẩm mỹ sẽ được cải thiện cực tốt với phương pháp này.
– An toàn
Nếu như có 1 phương pháp thẩm mỹ răng nào an toàn, tiết kiệm chi phí, thời gian hàng đầu thì đó chính là đính đá răng.
Bởi phương pháp này chỉ sử dụng đến đá quý và keo dính đá. Đá quý thông thường sẽ được kiểm tra, kiểm nghiệm nghiêm ngặt về chất lượng nên đảm bảo không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến răng miệng.
Còn keo dính đá cũng tương tự: được chế tác với nguyên liệu chính từ nhựa thông nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng. Hơn nữa đây cũng là loại keo dính chuyên dụng trong nha khoa, không chỉ dùng trong quy trình đính đá răng mà còn được ưa chuộng trong rất nhiều kỹ thuật nha khoa khác.
– Bền, chắc chắn
Thông thường việc đính đá răng sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Các viên đá cũng được gắn chắc chắc và rất bền trên răng nên hiệu quả được duy trì rất lâu dài.
Sau 1 thời gian dài sử dụng đá cũng không hề có dấu hiệu bị rời, lỏng lẻo khỏi răng hay xỉn màu, nứt vỡ.
– Không ảnh hưởng đến bề mặt răng
Đối với kỹ thuật gắn đá vào răng khểnh dù bác sĩ có thực hiện việc khoan lỗ hay không thì cũng không hề ảnh hưởng đến bề mặt hay chức năng của răng.
Do quá trình khoan lỗ, bác sĩ chỉ cần khoan 1 lỗ rất nhỏ và nông lên bề mặt răng để tạo sự chắc chắn cho đá quý, nên việc này không ảnh hưởng đến răng.
Đặc biệt hơn thì sau một thời gian đính đá, nếu muốn gỡ đá, bề mặt răng vẫn khôi phục cấu trúc như lúc đầu mà không hề có vấn đề gì.
Quy trình gắn đá vào răng khểnh thường được các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Sau khi thăm khám để nắm rõ tình hình răng miệng của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn về dịch vụ đính đá, bao gồm loại đá quý và vị trí răng cần đính đá.
– Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng thật cẩn thận là cần thiết đối với mọi kỹ thuật về nha khoa, mục đích là để tránh việc nhiễm khuẩn cũng như đạt kết quả về đính đá cao hơn.
– Bước 3: Tiến hành đính đá
Khi đã xác định được chính xác vị trí đính đá, tùy theo loại đá cũng như vị trí răng đính đá mà bác sĩ sẽ quyết định có nên khoan lỗ hay không.
Sau đó bác sĩ sẽ dùng 1 ít keo dính lên răng và nhẹ nhàng gắn đá lên vị trí đó. Khi đá đã được đính cố định lên răng khểnh, bác sĩ tiến hành loại bỏ keo thừa cũng như dùng tia lase để keo khô nhanh hơn.
– Bước 4: Hoàn thiện
Bước cuối cùng, bác sĩ chỉ cần đánh bóng phần răng và đá vừa đính để răng được sáng bóng và thẩm mỹ hơn.
– Cần lựa chọn loại đá phù hợp về màu sắc cũng như kích thước. Khi đó đá gắn lên răng khểnh sẽ đạt được hiệu quả thẩm mỹ cũng như độ bền cao hơn.
– Không phải tất cả mọi đối tượng đều phù hợp để đính đá lên răng. Yêu cầu tối thiểu là răng cần đều, không lệch lạc, sáng màu, không mắc các bệnh lý khác về răng miệng, răng chắc khỏe, men răng tốt…
– Khách hàng hoàn toàn có thể gắn 1 hay nhiều đá lên răng, miễn là thích và nó đảm bảo về tính thẩm mỹ.
– Để đảm bảo hiệu quả sau khi đính đá thì công đoạn chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng cần được đặc biệt lưu ý. Chỉ cần đánh răng đều 2 lần mỗi ngày, súc miệng thường xuyên…
– Nên ưu tiên những thực phẩm tốt cho răng như: thực phẩm mềm, trái cây mọng nước… để giúp sáng màu răng, hạn chế ố vàng, xỉn màu.
– Kiêng những thực phẩm quá cứng vì có thể ảnh hưởng đến đá quý.
– Những thức uống có màu đậm như trà, cafe, chất kích thích… cũng cần kiêng khem vì sẽ khiến răng và đá xỉn màu.
Gắn đá vào răng khểnh được các cơ sở nha khoa thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng và siêu tiết kiệm chi phí. Nhưng kỹ thuật này vẫn đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả bền chắc kéo dài được khá lâu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×