Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Men răng: Thành phần, chức năng và những lưu ý quan trọng

Men răng là một bộ phận rất quan trọng trong cấu trúc răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ thành phần, chức năng… của bộ phận trên. Bài viết sau sẽ làm rõ toàn bộ thông tin trên và chia sẻ cách chăm sóc tại nhà để răng luôn chắc khỏe.

1. Men răng là gì

Đây là bộ phận bao bọc phía bên ngoài của mỗi chiếc răng. Trên cơ thể, men răng (1) là bộ phận cứng nhất.

Chúng có màu trắng nhưng hơi trong. Bộ phận trên sẽ bao phủ toàn bộ quanh thân răng nhưng độ dày lại không đồng đều. Men răng thường tập trung và dày hơn ở mặt nhai và mỏng dần xuống phía gốc chân răng.

Men răng là lớp ngoài cùng của răng

Men răng là lớp ngoài cùng của răng

2. Men răng có cấu tạo như thế nào

Men răng được tạo ra chủ yếu từ những tinh thể canxi tồn tại ở dạng canxi photphat kết tinh. Các mảnh canxi nằm sát cạnh nhau theo một trình tự nhất định để bảo vệ răng.

Trong đó, hàm lượng khoáng chất chiếm đến khoảng 95 – 96%, bao gồm manganese, vanadium, molybdenum, strontium… Phần còn lại chính là nước và vật liệu hữu cơ. Ngoài ra, các rãnh, dọc theo men và ở vùng cổ răng còn có protein. Bên trong thành phần protein là một lượng nước, tạo thành vỏ hydrat.

3. Chức năng của men răng

Chức năng chính của men răng (2) là tạo màu cho răng và bảo vệ ngà răng, tủy răng.

– Tạo màu cho răng: Lớp men bên ngoài có màu trắng hơi trong, che lấp đi lớp ngà răng màu vàng ở trong. Nếu men răng khỏe mạnh, hàm răng sẽ trắng sáng tự nhiên, giúp cải thiện tính thẩm mỹ của nụ cười.

– Bảo vệ ngà răng, tủy răng: Men răng bao bọc bên ngoài sẽ bảo vệ ngà răng, tủy răng khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, axit trong thực phẩm… giúp cho răng chắc khỏe hơn. Nếu như không có men răng bảo vệ, bạn sẽ có khả năng cao gặp phải tình trạng đau nhức và ê buốt dai dẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày.

Men răng có chức năng bảo vệ ngà răng và tủy răng

Men răng có chức năng bảo vệ ngà răng và tủy răng

4. Những bệnh lý liên quan đến men răng

Những bệnh lý phổ biến có liên quan đến men răng gồm có: sâu răng, thiếu sản men răng và mòn răng.

4.1. Sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý liên quan răng miệng rất phổ biến. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy hữu cơ của mô cứng. Ở giai đoạn đầu, sâu răng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu điển hình nên rất nhiều người chủ quan, không điều trị sớm. Hậu quả là men răng bị phá vỡ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc răng.

Bệnh lý sâu răng có những dấu hiệu như sau:

– Đốm đen trên bề mặt răng.

– Các mô nướu quanh răng bị chảy máu, sưng tấy.

– Cơn đau nhức răng thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là vào ban đêm.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

4.2. Thiếu sản men răng

Đây là tình trạng thiếu hụt số lượng men răng (3) trong quá trình phát triển do cấu trúc men hình thành không hoàn toàn hoặc bị lỗi. Kết quả là bộ phận trên bị mỏng, yếu và kém chất lượng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

– Men răng mỏng nên rất dễ bị nứt, vỡ.

– Bề mặt của răng xuất hiện những mảng đốm vàng hoặc đen.

– Chức năng ăn nhai kém.

– Với trẻ em, răng sữa có thể bị mủn.

– Ê buốt răng dữ dội khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

4.3. Mòn men răng

Mòn răng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đây là hiện tượng một phần của men răng sẽ bị mất đi, để lộ ra lớp ngà răng bên dưới. Điều đó khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn và làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh mòn răng còn đi kèm với những dấu hiệu điển hình như sau:

– Có vết lõm trên răng.

– Răng bị ngả vàng, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn nhiều so với trước.

Mòn răng khiến cho răng nhạy cảm

Mòn răng khiến cho răng nhạy cảm

5. Nguyên nhân làm cho men răng bị suy yếu

Hiện tượng men răng bị suy yếu có thể xảy ra do những nguyên nhân sau: di truyền, chải răng sai cách, không vệ sinh răng miệng thường xuyên, nghiến răng, chế độ ăn uống và tuyến nước bọt hoạt động kém.

– Di truyền: Trên thực tế, cấu trúc của răng là bộ phận có khả năng di truyền cao nhất trên cơ thể con người. Nếu như bố mẹ có men răng yếu thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự. Khi đó, khả năng lớp men bên ngoài răng bị tổn thương cũng cao hơn.

– Chải răng sai cách: Nếu bạn có thói quen chải răng theo chiều ngang, chải quá mạnh thì men răng sẽ nhanh chóng bị mài mòn. Khi đó, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào sâu bên trong, gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.

– Không vệ sinh răng miệng thường xuyên: Răng, nướu không được vệ sinh hàng ngày sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Khi đó, chúng sẽ tấn công vào toàn bộ cấu trúc răng và gây viêm.

– Nghiến răng: Nghiến răng là hiện tượng mà hai hàm răng siết chặt vào nhau, tạo nhiều áp lực lên răng và thậm chí phát ra âm thanh ken két. So với lực ăn nhai bình thường, lực cắn khi nghiến răng lớn gấp 10 lần. Chưa kể, thời gian nghiến còn có thể kéo dài từ 40 – 60 phút. Nếu tình trạng trên xảy ra trong khoảng thời gian dài, răng sẽ bị bào mòn, thậm chí nứt, vỡ.

– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới cấu trúc răng. Những người thường xuyên ăn đồ ngọt, thực phẩm cứng, có tính axit cao… thì răng sẽ dễ bị nứt, vỡ và vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn.

6. Men răng có tự phục hồi lại được không

Men răng (4) hoàn toàn không thể tự phục hồi trong trường hợp đã bị tổn thương. Bởi mặc dù chứa hàm lượng khoáng chất rất cao nhưng lại không có tế bào sống. Chính vì vậy, trong trường hợp bị nứt, vỡ, bào mòn hay bất kỳ vấn đề nào khác, men răng cũng không thể tự lành lại như những bộ phận khác trên cơ thể.

Nếu như bạn không khắc phục bằng biện pháp nha khoa chuyên sâu thì các tổn thương ở men răng sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Dần dần, các chức năng cơ bản của răng đều sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Men răng bị tổn thương không thể tự phục hồi

Men răng bị tổn thương không thể tự phục hồi

7. Men răng bị tổn thương cần phải xử lý như nào

Khi men răng có dấu hiệu bị tổn thương, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để được xử lý sớm. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có phương án điều trị tối ưu.

Ví dụ nếu như bạn bị sâu răng, bạn sẽ làm sạch khoang sâu và tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ. Còn trong trường hợp mòn răng, bác sĩ nha khoa thường chỉ định hàn trám, dán sứ hoặc bọc sứ.

8. Cách bảo vệ cho men răng luôn chắc khỏe

Để lớp men bên ngoài răng luôn chắc khỏe, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây khi chăm sóc răng miệng:

– Tới nha khoa làm sạch cao răng và khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần.

– Chải răng với bàn chải mềm theo chiều dọc hoặc đường tròn đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

– Không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà cần đợi ít nhất 30 phút.

– Sử dụng kem đánh răng có chứa hàm lượng fluoride đạt chuẩn.

– Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ có tính axit cao.

– Uống nhiều nước để đảm bảo khoang miệng đủ ẩm, giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, canxi, khoáng chất… để răng thêm chắc khỏe.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước chuyên dụng giúp làm sạch toàn bộ mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng.

– Sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

Tóm lại, men răng là một bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong cấu trúc răng. Chính vì vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để răng luôn chắc khỏe, ngăn chặn sự tấn công của nhiều tác nhân gây hại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề men răng
Nguyên nhân gây mòn men răng và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây mòn men răng và cách điều trị hiệu quả

Men răng là lớp bảo vệ răng ở phía ngoài cùng. Khi lớp men này bị mất đi, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức răng khi uống nước lạnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải