29/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Miếng dán nhiệt miệng là một sản phẩm hỗ trợ các vết loét trong miệng lành lại nhanh chóng và giảm đau rát hiệu quả. Vậy loại miếng dán nào tốt nhất? Cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris.
Miếng dán chữa nhiệt miệng là sản phẩm y tế được làm từ chất liệu mềm dẻo như hydrogel hoặc silicone có khả năng bám dính vào niêm mạc miệng, hình tròn nhỏ đường kính từ 5mm đến 15mm. Sản phẩm có chứa các thành phần như hyaluronic acid, aloe vera hoặc lidocaine có khả năng giảm đau, làm dịu vùng da nhiệt miệng hiệu quả.
Dán nhiệt miệng là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhờ những công dụng tuyệt vời mà chúng đem lại như:
– Giảm bớt đau nhức, sưng tấy do vết loét nhiệt miệng gây ra.
– Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt vết loét giúp hạn chế cọ xát khi ăn uống, vi khuẩn, khói thuốc lá.
– Tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy quá trình tái tạo vết thương, hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục.
Tuy đem lại hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng nhưng miếng dán chữa loét miệng có những ưu, nhược điểm riêng:
Ưu điểm:
– Giảm đau nhanh chóng chỉ sau 1 lần sử dụng.
– Tạo một lớp màng bảo vệ vết loét giúp ngăn ngừa cọ xát khi ăn uống, nói chuyện.
– Chứa thành phần tái tạo mô tế bào như hyaluronic acid, aloe vera, thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng.
– Miếng dán nhỏ gọn, có thể mang đi và sử dụng mọi lúc mọi nơi.
– Cách sử dụng đơn giản, không gây cộm cấn, khó chịu.
– Chứa các thành phần an toàn, không gây dị ứng.
Nhược điểm:
– Hiệu quả có thể thay đổi tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết loét và khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể.
– Gây kích ứng đối với những người dị ứng với thành phần của thuốc.
Tuy là sản phẩm được bán phổ biến tại các nhà thuốc nhưng dán nhiệt miệng chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định.
Đối tượng nên dùng:
– Người bị viêm loét niêm mạc miệng do cắn phải, nóng trong người.
– Người đeo niềng răng hoặc răng giả dễ bị mắc cài cọ xát vào niêm mạc miệng.
– Trẻ bị chân tay miệng xuất hiện những vết loét.
Đối tượng không nên dùng:
– Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Trẻ em dưới 3 tuổi
– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Có 5 loại dán nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay đó là Taisho Quick Care, Curatick, Oral, Daiichi Sankyo, Time Oral.
Tên sản phẩm | Xuất xứ | Thành phần | Giá thành |
Taisho Quick Care | Nhật Bản | Triamcinolone acetonide | 205.000VNĐ/hộp 10 miếng |
Curatick | Hàn Quốc | Hydroxyethylcellulose, Tocopheryl acetate | 280.000VNĐ/hộp 10 miếng |
Oral | Nhật Bản | Glycyrrhetinic axit, Triethyl Citrate | 90.000 VNĐ/hộp 6 miếng |
Daiichi Sankyo | Nhật Bản | Triamcinolone acetonide | 420.000 VNĐ/hộp 24 miếng |
Time Oral | Thái Lan | Triamcinolone acetonide | 120.000 VNĐ/hộp 6 miếng |
Miếng dán Taisho Quick Care có khả năng chống viêm và làm dịu cơn đau nhanh chóng. Đặc biệt, sản phẩm chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, không chứa steroid nên an toàn với cả trẻ nhỏ (1).
Thành phần: Triamcinolone acetonide, Polyacrylic acid, triethyl citrate, hypromellose.
Hướng dẫn sử dụng:
– Vệ sinh khoang miệng trước khi dán
– Bó miếng dán rồi dán nhẹ nhàng lên vùng da đang bị tổn thương.
– Ấn nhẹ và giữ trong 3 giây.
– Mỗi miếng chỉ dùng được 1 lần và có thể dùng 1-4 miếng/ngày.
Giá thành: 205.000VNĐ/hộp 10 miếng
Miếng dán Curatick hỗ trợ giảm đau do nhiệt miệng ngay sau khi dán. Sản phẩm hấp thu vào niêm mạc vết thương vào tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ, ngăn chặn sự tiếp xúc với thức ăn, vi khuẩn… Từ đó, giúp chống viêm và thúc đẩy vết thương mau lành (2).
Thành phần: Hydroxyethylcellulose, Tocopheryl acetate, Glycerin.
Hướng dẫn sử dụng:
– Vệ sinh khoang miệng và thấm khô vị trí vết loét
– Tháo bỏ lớp màng bảo vệ của miếng dán rồi dán trực tiếp lên vết thương
– Ấn giữ miếng dán cố định trong 5 giây.
– Một miếng dán có khả năng bảo vệ vết thương từ 4-6 tiếng.
Giá thành: 280.000VNĐ/hộp 10 miếng.
Miếng dán Oral có khả năng giảm đau và hỗ trợ vết loét mau lành, ngăn chặn nhiễm trùng. Sản phẩm không gây cộm cấn hay khó chịu khi sử dụng, người bệnh có thể ăn nhai thoải mái.
Thành phần: Glycyrrhetinic axit, Triethyl Citrate, Hypromellose.
Hướng dẫn sử dụng:
– Vệ sinh khoang miệng và vị trí vết loét
– Bóc lớp màng bảo vệ rồi rồi dán trực tiếp lên vết thương
– Ấn và giữ trong 5 giây
Giá thành: 90.000 VNĐ/hộp 6 miếng.
Miếng dán Daiichi Sankyo giúp giảm đau vết loét ở miệng và tái tạo mô tế bào giúp vết thương phục hồi nhanh chóng.
Thành phần: Triamcinolone acetonide, Hydroxypropyl Cellulose, Povidon.
Hướng dẫn sử dụng:
– Vệ sinh miệng và thấm khô vết loét.
– Mở túi và lấy băng dán ra
– Thấm ướt một đầu ngón tay rồi ấn nhẹ vào lớp màu cam của miếng dán, dán trực tiếp lên vị trí vết loét rồi ấn giữ trong 3 giây.
Giá thành: 420.000 VNĐ/hộp 24 miếng.
Miếng dán Time Oral cho khả năng giảm đau và chữa nhiệt miệng nhanh chóng ngay sau lần đầu tiên sử dụng. Sản phẩm có độ bám dính tốt, không hề gây cộm cấn, xô lệch trong quá trình ăn nhai (3).
Thành phần: Triamcinolone acetonide.
Hướng dẫn sử dụng:
– Vệ sinh răng miệng, làm khô vị trí vết loét
– Dán trực tiếp miếng dán vào vị trí vết loét và giữ tay trong 5 giây.
– Có thể sử dụng 1-2 miếng/ngày tuỳ vào mức độ của vết nhiệt.
Hiện miếng dán chữa loét miệng được bày bán rất nhiều tại các cửa hiệu thuốc trên toàn quốc. Trong trường hợp không có thời gian đi mua, bạn cũng có thể mua sản phẩm tại các trang web hoặc sàn thương mại điện tử uy tín như: Shopee, Fuji Market, Lazada, Tiki, Health Mart…
Tuy nhiên, dù mua trực tiếp tại cửa hàng hay mua online, bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, làm tổn thương tới niêm mạc miệng.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) việc sử dụng miếng dán tại nhà sẽ không thể chữa trị dứt điểm đối với vết nhiệt miệng ở mức độ nặng, tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng. Bởi miếng dán chỉ thực sự có hiệu quả với những vết loét không quá phức tạp.
Trong trường hợp vết nhiệt miệng có đường kính trên 10mm, chảy máu, mưng mủ… kèm theo sốt, nổi hạch thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có phương án xử lý tối ưu.
Nếu như vết nhiệt miệng không được chữa trị sớm, bạn sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư miệng, ung thư lưỡi, viêm mô tế bào… (4)
Khi sử dụng miếng dán để chữa các vết loét miệng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Mỗi miếng dán chỉ được dùng một lần duy nhất và cần vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
– Dán nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng xấu tới vết loét miệng.
– Tuyệt đối không được nuốt miếng dán.
– Ngưng sử dụng nếu như gặp phải tình trạng kích ứng sau khi dán.
– Không dùng với trẻ nhỏ hơn 5 tuổi.
– Miếng dán phù hợp với nhiều vị trí trong khoang miệng như nướu, vòm miệng, lưỡi…
– Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng của nhiệt miệng không thuyên giảm sau một thời gian dùng miếng dán.
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến miếng dán chữa nhiệt miệng và giải đáp chi tiết:
Miếng dán chữa nhiệt miệng được các bác sĩ đánh giá an toàn với cơ thể do chứa các thành phần tự nhiên, lành tính như Hyaluronic acid, Aloe vera, Lidocaine, Vitamin E.
Miếng dán chữa nhiệt miệng được người dùng đánh giá có hiệu quả giảm đau, điều trị vết loét và thúc đẩy vết thương mau lành. Tuy nhiên, ở một số người dị ứng hoặc cơ địa không đáp ứng với cơ chế hoạt động của các thành phần trong miếng dán thì sẽ không có hiệu quả.
Miếng dán chữa loét miệng có gây kích ứng da với một số người có cơ địa nhạy cảm với các thành phần của miếng dán. Một số chất làm tăng nguy cơ kích ứng da như Lidocaine, hương liệu, chất bảo quản… Dấu hiệu kích ứng có thể là ngứa, nóng rát, phồng rộp, sưng tấy.
Miếng dán nhiệt miệng có thể sử dụng cho trẻ em nhưng không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Để đảm bảo an toàn nhất, bạn hãy ưu tiên những sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ như Tocopheryl acetate, hương bạc hà, Hydroxyethylcellulose, Glycerin.
Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng miếng dán chữa nhiệt miệng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bởi lẽ, các hoạt chất hoá học có trong miếng dán có thể tác động xấu đến thai nhi hoặc đi qua tuyến sữa ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
Nên sử dụng miếng dán chữa nhiệt miệng thay vì kem bôi bởi miếng dán có khả năng bám dính tốt vào niêm mạc, bảo vệ vết loét, giúp tăng hiệu quả điều trị. Trong khi đó, kem bôi dễ bị trôi đi hoặc nuốt vào trong quá trình ăn nhai hoặc nói chuyện.
Nên sử dụng miếng dán chữa nhiệt miệng 1-2 lần/ngày trong trường hợp vết loét nhỏ, không quá đau nhức. Nếu vết loét lớn, đau nhiều thì nên dùng 3-4 lần/ngày.
Với những loại miếng dán nhiệt miệng mà Nha Khoa Paris chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đúng cách để miếng dán có thể phát huy công dụng một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×