01/09/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Các mẹo chữa đau răng sâu tại nhà như dùng gừng, tỏi, bạc hà, nước muối,… luôn là những giải pháp “cứu cánh” hiệu quả khi bạn chưa đi khám bác sĩ nha khoa ngay được. Ngoài việc giúp giảm đau nhức răng do sâu thì những mẹo dân gian còn giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể. Hãy cùng Nha khoa Paris khám phá ngay sau đây.
Đau nhức răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, mọc răng khôn, gãy răng, hoặc thói quen nghiến răng. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như vết hàn hoặc miếng trám răng bị nứt, chân răng bị lộ sau khi bọc sứ, hoặc viêm xoang cũng có thể gây ra tình trạng này (1).
Bạn có thể áp dụng các cách khắc phục đau răng sâu tại nhà đơn giản sau đây:
Theo Sở Y tế Thái Nguyên, muối có đặc tính sát khuẩn mạnh mẽ giống như tỏi, nên khi kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giúp giảm đau răng và hạn chế tình trạng sâu răng hiệu quả (2).
Cách thực hiện:
– Bóc vỏ vài tép tỏi, giã nhuyễn rồi trộn cùng một ít muối trắng
– Đắp hỗn hợp này lên khu vực răng bị sâu
– Áp dụng phương pháp này đều đặn trong khoảng 3 – 4 tuần, mỗi ngày 2 – 3 lần, sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức răng
Gừng chứa các chất có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Vì vậy, một trong những ứng dụng đáng chú ý của gừng là trong việc chữa trị đau răng (3).
Cách thực hiện:
– Rửa sạch một củ gừng, gọt vỏ và đập dập
– Sau đó, bạn hãy cắn chặt miếng gừng vào chỗ răng đau và giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút để tinh chất gừng thấm vào
– Khi bạn không còn cảm nhận được vị cay của gừng, hãy thay bằng miếng gừng mới và lặp lại quá trình này
– Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm giác đau răng giảm hẳn. Phương pháp chữa đau răng bằng gừng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ, đặc biệt đối với các cơn đau do sâu răng
Tinh dầu đinh hương chứa hơn 50% eugenol, một hoạt chất có khả năng gây tê tự nhiên. Nhờ vào đặc tính này, eugenol có thể làm tê liệt và giảm cảm giác đau nhức khi bị đau răng. Bên cạnh đó, tinh dầu đinh hương còn có tác dụng kháng viêm tự nhiên, giúp giảm sưng đau và viêm tại vùng bị ảnh hưởng.
Cách thực hiện:
– Pha loãng tinh dầu đinh hương bằng cách nhỏ 2 đến 3 giọt vào dầu nền đã chuẩn bị sẵn
– Dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng vào hỗn hợp tinh dầu đinh hương đã pha loãng
– Thoa nhẹ nhàng lên vùng răng bị đau, để tinh dầu thẩm thấu trong khoảng 5 – 10 phút. Khi tinh dầu bắt đầu có tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng ở khu vực đã thoa, cùng với mùi đặc trưng của đinh hương
– Lặp lại việc thoa tinh dầu sau mỗi 2 – 3 giờ để đảm bảo hiệu quả giảm đau
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá bạc hà có thể làm dịu cơn đau răng. Dầu bạc hà cũng là một lựa chọn hữu hiệu khác. Khi răng đau, bạn có thể nhai 2 – 4 lá bạc hà để nước từ lá tiết ra bao phủ lên vùng bị đau. Sau khoảng 10 phút, súc miệng lại với nước ấm.
Nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E cùng các khoáng chất thiết yếu như Ca, Ma, P,… giúp ngăn chặn vi khuẩn, giảm viêm và giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị một lá nha đam tươi
– Cắt lá để lấy phần gel bên trong
– Thoa trực tiếp gel nha đam lên răng bị đau
– Chờ khoảng 10 – 15 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Cơn đau nhức răng của bạn sẽ được giảm bớt đáng kể
Hành tây có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng, từ đó giảm viêm và đau răng hiệu quả. Đặc biệt, trong các trường hợp đau răng do viêm nướu hoặc viêm răng, hành tây có thể giúp ngăn ngừa và giảm chảy máu nhanh chóng.
Cách sử dụng hành tây để giảm đau răng tại nhà:
– Thái hành tây thành lát lớn và bảo quản để dùng nhiều lần
– Nhai một lát hành ở vùng răng đau nhức cho đến khi mùi hành giảm đi
– Lặp lại với các lát hành khác cho đến khi triệu chứng giảm bớt. Nếu đau răng quá nặng và không thể nhai, bạn có thể ép lấy nước hành và thoa trực tiếp lên vùng răng đau
Hoạt chất tanin trong lá bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tê vùng bị tổn thương và nhanh chóng giảm đau nhức. Bạn hãy đun sôi nước trong khoảng 20 phút. Sau khi nước sôi, cho lá bạc hà khô vào ngâm. Khi nước nguội, có thể dùng nước bạc hà để uống hoặc súc miệng.
Cỏ xạ hương có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm nhờ vào thành phần thymol, nên thường được các chuyên gia sử dụng để giảm đau răng tại nhà.
Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm và súc miệng 4 – 5 lần mỗi ngày. Nếu không có sẵn cỏ xạ hương, bạn có thể thay thế bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu húng tây lên một miếng bông tiệt trùng và đặt lên vùng răng đau.
Khi cảm thấy đau răng dữ dội, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm đá để giảm cơn đau nhanh chóng. Một viên đá hoặc miếng gạc lạnh có thể giúp làm dịu cơn đau bằng cách làm co mạch máu và giảm lưu lượng máu đến khu vực đau nhức.
Nhiệt độ thấp cũng có tác dụng làm tê các dây thần kinh tạm thời, giúp giảm cảm giác đau hiệu quả. Để thực hiện, hãy bọc đá lạnh trong một chiếc khăn sạch và chườm nhẹ lên vùng má nơi bị đau hoặc sử dụng túi chườm lạnh để tiện lợi hơn.
Nước muối có khả năng kháng khuẩn, giúp giảm viêm hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối đều đặn sẽ loại bỏ các mảnh thức ăn bị kẹt giữa các kẽ răng, đồng thời làm giảm sự khó chịu do đau nhức răng gây ra.
Để thực hiện, bạn nên hòa tan 1 muỗng cà phê muối trong một ly nước ấm. Sau đó, khuấy đều để tạo thành dung dịch nước muối, rồi sử dụng để súc miệng.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau răng, bác sĩ sẽ chọn thuốc giảm đau và phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol và aspirin giúp giảm đau răng tạm thời, nhưng không có tác dụng giảm viêm
– Thuốc kháng sinh: kết hợp giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam với metronidazol thường được dùng để tiêu diệt cả vi khuẩn kỵ khí và ái khí. Trong quá trình sử dụng, nên tránh rượu bia và thuốc lá
– Vitamin bổ sung: các vitamin A, D3, C và B2 rất quan trọng cho việc hỗ trợ điều trị đau răng
– Benzocain: đây là thuốc giảm đau nhanh chóng, có tác dụng gây tê tại chỗ giúp giảm đau nướu và răng hiệu quả
– Thuốc kháng viêm không steroid: những loại thuốc này giúp giảm đau cấp tốc do sâu răng hoặc bệnh nướu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng không nên dùng quá 10 ngày mà không có sự chỉ định của bác sĩ
– Acetaminophen: khác với thuốc kháng viêm không steroid, acetaminophen chỉ giảm đau và sốt mà không có tác dụng chống viêm. Đây là lựa chọn phổ biến để giảm đau nhói và đau răng kéo dài, nhưng không giải quyết tình trạng viêm nhiễm
Răng sâu không được điều trị kịp thời có thể gây những vấn đề nghiêm trọng sau:
– Mô nướu xung quanh răng sâu có thể bị sưng viêm nặng và hơi thở có mùi hôi khó chịu
– Sâu răng kéo dài có thể phá hủy tủy răng, dẫn đến viêm tủy, hoại tử và chết tủy
– Răng có thể bị mẻ hoặc vỡ, làm giảm khả năng ăn nhai của răng
– Có thể xảy ra viêm nhiễm tại vùng chóp răng, hình thành áp xe
– Nhiễm trùng từ chóp răng có thể lan rộng, gây viêm xương hàm và tiêu xương
– Răng có thể trở nên lung lay và rụng
Khi áp dụng các mẹo chữa đau răng tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
– Đảm bảo bạn thực hiện các mẹo đúng theo hướng dẫn để tránh gây tổn thương thêm cho răng và nướu
– Mẹo chữa đau răng chỉ là biện pháp tạm thời, không nên lạm dụng hoặc sử dụng thay thế cho việc điều trị nha khoa chuyên nghiệp
– Các mẹo chữa đau răng không phù hợp cho những trường hợp nghiêm trọng như viêm tủy, áp xe răng, hay răng bị nứt gãy
– Nếu tình trạng đau không giảm, cần đến bác sĩ nha khoa ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời
– Tập trung vào việc điều trị nguyên nhân gốc rễ, thay vì chỉ giảm đau tạm thời. Điều này bao gồm loại bỏ sâu răng, cải thiện vệ sinh răng miệng và thăm khám định kỳ với nha sĩ để phòng ngừa và xử lý sớm các vấn đề
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
– Cơn đau răng kéo dài liên tục từ 2 – 4 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm
– Đau răng kèm theo triệu chứng đau đầu, cảm giác khó chịu trong người
– Đau răng nghiêm trọng, nướu có dấu hiệu sưng to, có mủ, gây biến dạng khuôn mặt
– Cơn đau tái phát ở răng sâu lâu ngày
– Dù đã thử các phương pháp tự điều trị tại nhà nhưng cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn
Để phòng ngừa đau nhức răng hiệu quả, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Bắt đầu ngay từ khi còn trẻ và kiên trì thực hiện sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng ở mức tốt nhất (4).
– Chăm sóc răng miệng hàng ngày: đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày, tốt nhất là trước khi đánh răng, để loại bỏ mảnh thức ăn còn sót và vi khuẩn. Việc này giúp làm sạch răng và nướu, đồng thời ngăn ngừa viêm nha chu
– Thay đổi chế độ dinh dưỡng: hạn chế ăn thực phẩm và đồ uống có đường để giảm nguy cơ sâu răng. Ăn nhiều trái cây, rau củ và thực phẩm giàu canxi để bảo vệ sức khỏe răng miệng
– Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ: nên đến nha sĩ để lấy cao răng từ 6 đến 12 tháng một lần. Đặc biệt, nếu bạn có yếu tố nguy cơ cao như khô miệng, sử dụng một số loại thuốc, hoặc hút thuốc, việc chăm sóc răng miệng cần được thực hiện cẩn thận hơn. Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời
Với những mẹo chữa đau răng sâu tại nhà đã được Nha khoa Paris chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích. Tuy nhiên, để điều trị răng sâu hay chứng đau răng, việc thăm khám nha sĩ vẫn nên ưu tiên hàng đầu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×