Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nấm miệng có tự khỏi được không – Nha Khoa Paris giải đáp

Nấm miệng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ giai đoạn từ 1 – 5 tuổi. Bệnh lý này gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vậy bệnh nấm miệng có tự khỏi được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời cụ thể cũng như một số thông tin hữu ích khác liên quan đến bệnh lý này qua bài viết ngay sau đây.

1. Bác sĩ giải đáp: Nấm miệng có tự khỏi được không

Nấm miệng là bệnh không thể tự khỏi mà cần được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm như Nystatin, Clotrimazole, Miconazole,… Đồng thời phải có biện pháp nhằm diệt sạch các chân nấm bám sâu trong niêm mạc miệng. Do đó, nếu muốn trẻ mau chóng thoát khỏi bệnh lý này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp trẻ đang bú mẹ, bệnh cần được điều trị ngay cả ở người mẹ.

Sau khi điều trị khỏi, bệnh nấm miệng vẫn có thể tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cha mẹ nên phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị, chăn sóc tại nhà để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế tái phát.

2. Trẻ bị nấm miệng có lây không

Câu trả lời là “Có”. Nấm miệng ở trẻ có thể lây sang những bộ phận khác, thậm chí lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch nước bọt của trẻ. Bởi bệnh hình thành từ chủng nấm Candida – loại nấm có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng.

Những con đường lây lan nấm miệng phổ biến là lây từ mẹ sang con, lây khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

– Nấm miệng lây lan sang người mẹ khi cho con bú trực tiếp và ngược lại.

– Bệnh lan xuống họng, thực quản và các cơ quan hô hấp như phế quản, khí quản,…

– Nấm miệng lây sang người khác khi dùng chung những đồ vật như bình sữa, núm vú giả, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, đồ chơi,… với trẻ bị bệnh.

– Nấm có thể lây từ người mẹ sang trẻ sơ sinh trong trường hợp mẹ nhiễm nấm âm đạo.

Trẻ bị nấm miệng có lây không

Nấm miệng có tự khỏi được không – Trẻ bị nấm miệng có lây không

3. Trẻ nhỏ bị nấm miệng có nguy hiểm gì không

Trẻ bị nấm miệng không quá nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng như:

– Miệng trẻ xuất hiện nốt đỏ lan tràn khắp niêm mạc miệng. Trẻ sẽ cảm thấy khô, nóng miệng, đau khi bú, khiến trẻ bỏ bú, cơ thể suy nhược.

– Nấm nặng gây viêm miệng hoại thư có thể gây loét hoại thư má, thậm chí ăn vào cả xương hàm.

– Nấm sẽ lây lan ra khắp cơ thể khiến trẻ mất vị giác, bỏ ăn, quấy khóc.

– Nghiêm trọng hơn, khi nấm mọc lan xuống đường thở sẽ gây ra viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa.

4. Khi nào cần điều trị nấm miệng cho trẻ

Nấm miệng ở trẻ nhỏ cần được điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên. Khi thấy xuất hiện những mảng màu trắng trên bề mặt lưỡi, vòm họng, má hoặc môi kèm theo các biểu hiện như chán ăn, quấy khóc, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị nhanh chóng, kịp thời.

Nấm miệng giai đoạn đầu nếu áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Một khi bệnh trở nặng sẽ gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây khó khăn trong việc điều trị.

Khi nào cần điều trị nấm miệng cho trẻ

Khi nào cần điều trị nấm miệng cho trẻ

5. Cách điều trị nấm miệng – Trẻ bị nấm miệng bôi thuốc gì

Bệnh nấm miệng thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm. Các loại thuốc dùng để điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ là Miconazole, Nystatin, Clotrimazole, Amphotericin B và Fluconazole.

– Miconazole: Đây là một loại thuốc kháng nấm dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel trực tiếp lên các mảng màu trắng.

– Nystatin: Thuốc có thể dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không gây hại dù dùng trong thời gian dài. Nystatin được bào chế dưới dạng dung dịch, cha mẹ sử dụng thuốc để rơ lưỡi cho trẻ.

– Fluconazole: Sản phẩm là loại thuốc kháng nấm dùng trong các trường hợp bị nấm miệng nặng nhằm phá hủy và ngăn chặn sự phát triển của tế bào nấm.

– Clotrimazole: Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các bào tử nấm, ngăn chặn sự phát triển của chúng tại niêm mạc lưỡi và miệng.

– Amphotericin B: Loại thuốc này được sử dụng để kháng nấm cho trẻ em trên 1 tháng tuổi và người lớn khi bị nhiễm nấm nặng. Amphotericin B có thể sử dụng bằng đường bôi tại chỗ, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Lưu ý: Các loại thuốc cần được bác sĩ kê đơn và phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Việc điều trị bằng thuốc tại nhà cần được cha mẹ phối hợp và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

6. Bài thuốc chữa nấm miệng tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc kháng nấm, các triệu chứng nhẹ của bệnh nấm miệng có thể được khắc phục bằng các bài thuốc dân gian sử dụng các nguyên liệu như rau ngót, trà xanh, mật ong, cỏ mực, lá mít và lá hẹ.

6.1. Rau ngót

Rau ngót là loại rau dân dã, dễ tìm thấy ở khắp mọi nơi. Loại rau này được áp dụng để chữa rất nhiều bệnh như nấm miệng, ho, viêm họng,… Kiên trì thực hiện theo hướng dẫn sau đây, tình trạng nấm miệng sẽ dần thuyên giảm sau 3 – 5 ngày.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10g rau ngót rồi đem đi rửa sạch.

– Bước 2: Giã nát rau ngót và đem vắt lấy nước.

– Bước 3: Dùng một miếng gạc mềm, sạch quấn quanh đầu ngón tay rồi nhúng vào nước rau ngót vừa chuẩn bị.

– Bước 3: Lau nhẹ vùng niêm mạc bị nhiễm nấm 2 – 3 lần/ngày.

Rau ngót chữa nấm miệng

Rau ngót chữa nấm miệng

6.2. Trà xanh

Với công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, lá trà xanh là nguyên liệu thường dùng trong bài thuốc đơn giản sau đây. Dùng nước trà xanh để vệ sinh vùng nhiễm nấm sẽ làm giảm các triệu chứng nấm miệng nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Đun vài lá trà xanh với một chút nước, đến khi nước sôi cho thêm vài hạt muối trắng rồi tắt bếp.

– Bước 2: Dùng một miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay, nhúng vào nước trà xanh đã để nguội.

– Bước 3: Lau nhẹ lên vùng bị nấm 2 – 3 lần/ngày.

6.3. Mật ong và cỏ mực

Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi được biết đến với nhiều công dụng như cầm máu, hạ sốt, trị nấm da,… Khi kết hợp với mật ong có tác dụng kháng khuẩn cho ra bài thuốc trị nấm miệng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Cỏ mực đem đi rửa sạch, giã nhuyễn sau đó lọc lấy khoảng 10ml nước cốt.

– Bước 2: Trộn 10ml nước cỏ mực với 1 ml mật ong rồi khuấy đều.

– Bước 3: Sử dụng một miếng gạc hoặc khăn mềm thấm hỗn hợp vừa pha sau đó chấm nhẹ lên vùng bị nấm 2 – 3 lần/ngày cho tới khi các triệu chứng nấm miệng giảm hẳn.

6.4. Mật ong và lá mít

Lá mít chứa các thành phần có khả năng trị viêm, nấm. Còn mật ong lại là một chất kháng khuẩn tự nhiên. Bài thuốc mật ong kết hợp với lá mít để chữa nấm miệng đã được áp dụng và lưu truyền từ lâu đời.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Lá mít đem rửa sạch, phơi khô rồi đốt thành than.

– Bước 2: Trộn đều 5g than lá mít với 1ml mật ong.

– Bước 3: Dùng khăn mềm hoặc bông gạc chấm vào hỗn hợp rồi bôi lên những vùng bị nấm 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng đạt hiệu quả.

Mật ong và lá mít

Mật ong và lá mít

6.5. Sử dụng lá hẹ

Hẹ là loại rau gia vị có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa tự nhiên nên sẽ giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh nấm miệng. Áp dụng bài thuốc chữa nấm miệng bằng lá hẹ sau đây thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá hẹ đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.

– Bước 2: Cho thêm 10ml nước sôi vào khuấy đều.

– Bước 3: Thấm khăn sạch vào hỗn hợp vừa pha để vệ sinh vùng niêm mạc bị nhiễm nấm 2 lần/ngày để kháng khuẩn và ngăn ngừa nấm miệng phát triển.

7. Bị nấm miệng nên kiêng ăn gì

Khi bị nấm miệng, bạn nên kiêng ăn các món chứa nhiều đường, tinh bột, hải sản, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, thực phẩm lên men và các chất kích thích.

– Các món ăn chứa nhiều đường, tinh bột: Đường, tinh bột sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nấm miệng phát triển mạnh mẽ, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Hải sản: Việc tiêu thụ hải sản có nguy cơ gây dị ứng, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và dẫn tới các tình trạng như nóng rát, ngứa ngáy,…

– Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ thúc đẩy vi khuẩn nấm miệng sinh sôi, phát triển, khiến bệnh kéo dài không khỏi.

– Đồ ăn cay nóng: Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu,… sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm, lở loét trở nên nghiêm trọng hơn từ đó làm gia tăng các triệu chứng của bệnh.

– Thực phẩm lên men: Những thực phẩm lên men như dưa chua, dấm,… sẽ làm cho tình trạng nấm miệng phức tạp hơn.

– Chất kích thích: Thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê,… sẽ khiến cho lượng vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng. Từ đó, vi khuẩn nấm miệng sẽ sản sinh ra nhiều độc tố hơn khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Bị nấm miệng nên kiêng ăn gì

Nấm miệng có tự khỏi được không – Bị nấm miệng nên kiêng ăn gì

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Nấm miệng có tự khỏi được không”. Nấm miệng không thể tự khỏi mà cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm kết hợp với các biện pháp vệ sinh và chăm sóc khoa học tại nhà. Khi nhận thấy có dấu hiệu mắc nấm miệng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Cách điều trị dứt điểm nấm miệng ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh”
Byte: “How Long Does Oral Thrush Last Without Treatment?”
Cleveland Clinic: “Thrush: Treatment and Prevention Tips”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng là một dạng u răng khá thường gặp. Tình trạng này chỉ có thể được điều trị dứt điểm thông qua thực hiện tiểu phẫu. Ngoài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nướu răng bị thâm đen, xỉn màu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ mà đây còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nha khoa nguy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Bệnh viêm niêm mạc má: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh viêm niêm mạc má: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm niêm mạc má là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Các vết loét thường gây đau nhức, sưng đỏ, mưng mủ và gây khó khăn trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng lợi: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Sưng lợi: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Sưng lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chữa trị, bệnh còn làm tăng nguy cơ bị mất răng vĩnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nướu răng đỏ, sưng đau cảnh báo điều gì? Cách xử lý nhanh chóng

Nướu răng đỏ, sưng đau cảnh báo điều gì? Cách xử lý nhanh chóng

Răng miệng là bộ phận quan trọng của cơ thể, kết nối với nhiều dây thần kinh trung ương và tham gia vào hoạt động nạp năng lượng hàng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Đây có thể là dấu hiệu mang

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền