Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thuốc kháng sinh chống viêm : Các loại thuốc kháng sinh chống viêm phổ biến

Thuốc kháng sinh chống viêm là những loại thuốc được các bác sĩ chỉ định rất nhiều đối với trường hợp bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn về công dụng và cơ chế của thuốc. Ở bài viết dưới đây, Nha Khoa Paris sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại thuốc trên.

1. So sánh thuốc kháng sinh và chống viêm

Trên thực tế, thuốc kháng sinh và chống viêm là hai loại thuốc khác nhau. Trong đó, kháng sinh sẽ tác động lên vi khuẩn còn kháng viêm giúp làm giảm triệu chứng tức thời.

Thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Nếu như các ổ nhiễm trùng không được kiểm soát bằng loại thuốc kháng sinh phù hợp, vi khuẩn gây bệnh sẽ lan cả ra những bộ phận lân cận, thậm chí toàn thân.

Trong khi đó, thuốc chống viêm được các bác sĩ sử dụng nhằm mục đích kiểm soát và rút ngắn thời gian của quá trình viêm. Nhờ vậy các triệu chứng của nhiễm trùng như đau nhức, sưng tấy, sốt… sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Tóm lại, cả thuốc kháng sinh và chống viêm đều được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại thuốc trên là kháng sinh dùng để điều trị nguyên nhân còn kháng viêm tập trung cải thiện triệu chứn

Thuốc kháng sinh chống viêm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng

Thuốc kháng sinh chống viêm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng

2. Các loại thuốc kháng sinh chống viêm phổ biến

Những loại thuốc kháng sinh và chống viêm được sử dụng phổ biến gồm có: Penicillin, Amoxicillin, Clarithromycin, Cephalexin, Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac và Meloxicam.

2.1. Thuốc kháng sinh Penicillin V

Penicillin V là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng rất phổ biến, có thể tấn công và tiêu diệt nhiều chủng loại vi khuẩn. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn protein liên kết các peptidoglycan lại với nhau. Điều đó khiến cho vi khuẩn đóng kín thành tế bào. Nước sẽ chảy ra các lỗ của tế bào. Khi nồng độ nước của dịch xung quanh lớn hơn so với trong vi khuẩn, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

Thuốc Penicillin V thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn ở miệng, họng, viêm phổi nhẹ, nhiễm trùng đường hô hấp…

– Thành phần: Penicillin V potassium và tá dược vừa đủ.

– Liều dùng: Người lớn và trẻ trên 12 tuổi uống 250 – 500 mg, cách 6 – 8 giờ một lần. Trẻ dưới 12 tuổi uống 25 – 50 mg/kg/ngày, chia ra thành 3 – 4 lần mỗi ngày.

– Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, nổi mày đay, sốc phản vệ…

2.2. Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Amoxicillin cũng là một loại thuốc nằm trong nhóm kháng sinh Penicillin. Cơ chế hoạt động là các thành phần trong thuốc liên kết với một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn. Thông qua đó, thuốc sẽ ức chế quá trình tổng hợp của Peptidoglycan. Đây là một chất có vai trò cực kỳ quan trọng của thành tế bào. Khi thiếu chất trên, vi khuẩn sẽ dần bị phân hủy bởi các enzym,

Thuốc Amoxicillin  được chỉ định trong trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm tai giữa cấp tính, viêm amidan cấp tính, bệnh lậu…

– Thành phần: Amoxicillin Trihydrat Compacted, Natri Starch Glycolat, Magnesi Stearat, Colloidal Silicon Dioxide A200…

– Liều dùng: Liều dùng phổ biến là uống 250 mg – 500 mg, cách 8 giờ một lần. Trẻ dưới 20kg dùng liều 20 – 40 mg/kg/ngày.

– Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau thượng vị, nổi phát ban đỏ…

Amoxicillin là một loại thuốc nằm trong nhóm kháng sinh Penicillin

Amoxicillin là một loại thuốc nằm trong nhóm kháng sinh Penicillin

2.3. Thuốc Clarithromycin

Clarithromycin là loại thuốc kháng sinh macrolid bán tổng hợp, sử dụng trong trường hợp viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da… Thuốc thường được bác sĩ chỉ định đối với những người bị dị ứng với Penicilin.

Các thành phần trong thuốc gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom nhằm ức chế quá trình tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm. Dần dần, vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.

– Thành phần: Clarithromycin, các tá dược.

– Liều dùng: Người lớn uống 250 – 500 mg/lần, trẻ em uống 7,5 mg/kg/lần, cách 12 giờ một lần.

– Tác dụng phụ: Đau dạ dày, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, viêm lưỡi, ảo giác…

2.4. Kháng sinh Cephalexin

Cephalexin cũng là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng rất phổ biến, thuộc nhóm Cephalosporin bán tổng hợp. Thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn bằng cách kìm hãm quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Đây là kháng sinh được điều chế ở dạng uống. Thuốc có hoạt tính trên nhiều cầu khuẩn ưa khí Gram dương, nhưng lại hạn chế trên vi khuẩn Gram âm. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng xương và khớp, nhiễm trùng răng miệng…

– Thành phần: Cephalexin, tá dược.

– Liều dùng: Người lớn uống 1 – 4 g/ngày, trẻ em là 25 – 50 mg/kg, chia ra thành nhiều lần trong ngày.

– Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, ảo giác, đau đầu…

Cephalexin ức chế vi khuẩn phát triển

Cephalexin ức chế vi khuẩn phát triển

2.5. Thuốc chống viêm Aspirin

Aspirin được xếp vào nhóm thuốc chống viêm, giảm đau thuộc nhóm không steroid (NSAID). Công dụng của thuốc là ức chế quá trình viêm cục bộ ở mức độ nhẹ và giảm sưng đau do viêm. Tuy nhiên, tác dụng chống viêm của thuốc yếu hơn so với những loại khác.

– Thành phần: Aspirin và tá được,

– Liều dùng: Liều dùng thông thường là 1 – 2 viên 300mg, uống uống mỗi 4 đến 6 giờ.

– Tác dụng phụ: Khàn tiếng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh, mất thính giác…

2.6. Thuốc chống viêm Ibuprofen

Ibuprofen cũng là một loại thuốc chống viêm thuộc nhóm không steroid được sử dụng khá phổ biến. Các thành phần trong thuốc sẽ ức chế men COX, từ đó kìm hãm quá trình tổng hợp PG – chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm.

Bên cạnh đó, thuốc còn hạn chế giải phóng các enzyme trong quá trình thực bào, giảm sự di chuyển của bạch cầu, ngăn chặn phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ dần giảm bớt.

Thuốc Ibuprofen có thể sử dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp…

– Thành phần: Ibuprofen và tá dược

– Liều dùng: Người lớn uống 400 – 800mg mỗi 6 – 8 giờ, trẻ em uống 30 – 40 mg/kg/ngày chia ra làm 3 – 4 liều.

– Tác dụng phụ: Sốt, chướng bụng, buồn nôn, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt…

2.7. Thuốc chống viêm Diclofenac

Khi nhắc đến danh sách những loại thuốc chống viêm không steroid, chắc chắn không thể thiếu Diclofenac. Thuốc được dẫn xuất từ acid phenylacetic với công dụng chống viêm hiệu quả nhờ ức chế COX-2.

Thuốc Diclofenac có thể được sử dụng trong những trường hợp như viêm khớp mãn tính, viêm gân, viêm bao hoạt dịch…

– Thành phần: Diclofenac Sodium 50mg, Polyvinyl Pyrrolidon K30, Lactose Monohydrat…

– Liều dùng: Người lớn uống 75 – 150 mg/ngày, chia làm 2 – 3 lần. Trẻ em uống 2 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần/ngày.

– Tác dụng phụ: Bồn chồn, chán ăn, khó tiêu, nhức đầu…

Diclofenac thuộc loại thuốc chống viêm không steroid

Diclofenac thuộc loại thuốc chống viêm không steroid

2.8. Thuốc chống viêm Meloxicam

Meloxicam là thuốc chống viêm có dẫn xuất của oxicam với công dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả. Tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid khác, Meloxicam sẽ ức chế COX, làm giảm tổng hợp prostaglandin – chất trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình viêm. Thuốc có thể được sử dụng trong trường hợp viêm cột sống dính khớp, viêm khớp lứa tuổi thanh thiếu niên…

– Thành phần: Meloxicam, Lactose, Avicel, Povidon…

– Liều dùng: Người lớn uống 7,5 mg/ ngày. Trẻ em trên 2 tuổi uống 0,125 mg/kg/ngày.

– Tác dụng phụ: Táo bón, viêm hầu họng, đau đầu, tăng huyết áp…

Meloxicam là thuốc có dẫn xuất của oxicam

Meloxicam là thuốc có dẫn xuất của oxicam

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm

Khi uống các loại thuốc kháng sinh và chống viêm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Uống thuốc theo thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

– Nếu quên uống 1 liều thì cần uống nhanh nhất khi nhớ ra. Trong trường hợp đã gần đến liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều thuốc đã quên.

– Ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu như gặp phải tác dụng phụ.

– Không lạm dụng thuốc kháng sinh, chống viêm bởi có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

– Tuyệt đối không sử dụng thuốc được kê cho người khác.

– Không được tự ý tăng, giảm liều lượng của thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Như vậy, thuốc kháng sinh chống viêm có vai trò rất quan trọng trong trường hợp bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề kháng sinh
Top 10 thuốc kháng sinh răng miệng và cách sử dụng hiệu quả

Top 10 thuốc kháng sinh răng miệng và cách sử dụng hiệu quả

Bác sĩ nha khoa thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh để chữa đau răng hoặc các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng khác. Tuy nhiên, không

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Ciprofloxacin 500mg là thuốc gì? Thành phần và liều dùng

Ciprofloxacin 500mg là thuốc gì? Thành phần và liều dùng

Ciprofloxacin 500mg là thuốc kháng sinh được sử dụng rất rộng rãi trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không phải ai

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm