22/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trong miệng nổi cục cứng không đau là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không. Cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây của Nha Khoa Paris để có câu trả lời cụ thể.
Cục thịt trong miệng tồn tại như khối u nhỏ mọc đơn lẻ ở bất kỳ vị trí nào trên niêm mạc khoang miệng như môi trong, má trong, mặt dưới lưỡi, sàn miệng, vòm miệng. Chúng thường có màu hồng hoặc trắng nhạt và không gây đau.
Một số nguyên nhân gây ra nổi cục ở má trong, vòm miệng như:
– Do tác động hoá học kéo dài kích thích lên vùng niêm mạc trong khoang miệng tạo ra khối u phồng.
– Do nhiễm virus, điển hình nhất là virus HPV khi quan hệ tình dục bằng miệng gây ra mụn nhỏ li ti hoặc tạo thành một khối như mụn cóc mọc ở má trong, lưỡi, vòm họng (1).
– Do tuyến nước bọt bị tắc nghẽn gây ra tích tụ của nang tuyến nước bọt hoặc giả nang tuyến nước bọt.
– Do các khối xương hình cầu phát triển trong xương vòm miệng hoặc mặt trong xương hàm dưới.
– Hội chứng Gardner thường gây ra bệnh u xương hàm, tạo ra những khối u lành tính.
– U tuyến nước bọt, tỷ lệ lành tính là 75 – 80%, không gây đau, xuất hiện đơn lẻ, mềm.
– Hút thuốc lá, uống rượu lâu năm gây ra ung thư miệng hoặc di căn từ ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt.
Tình trạng nổi cục không đau trong khoang miệng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư miệng, hoặc cũng có thể là các loại u lành, mụn cóc, u do kích ứng và búi cổ họng.
– Ung thư miệng:
Ung thư miệng cũng có thể gây ra các cục u trong miệng không đau. Không phải khi nào nổi cục trong khoang miệng cũng là dấu hiệu của ung thư. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi cục không đau đi kèm với các triệu chứng như sưng, loét miệng lâu ngày không khỏi, đau đớn khi nuốt, sưng viêm niêm mạc miệng,… bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra một cách chính xác nhất.
– Các loại u lành:
U lành (Mucocele) là một loại u phổ biến trong miệng. U lành thường xuất hiện do tắc nghẽn các tuyến bã nhờn trong miệng. U lành khi xuất hiện sẽ không gây đau nhưng có thể gây khó chịu, cộm, cấn trong khoang miệng.
– Mụn cóc:
U nhú vảy hay mụn cóc thường xuất hiện dưới dạng một tổn thương màu thịt có hình tròn và nhô lên mặt lưỡi.
– Kích ứng:
Miệng nổi cục có thể do kích ứng mạn tính. Niềng răng chỉnh nha thường xuyên cọ vào má có thể hình thành u xơ và không hề gây đau.
– Búi cổ họng (sỏi amidan):
Các cục nhỏ do tế bào bã nhờn, tế bào chết có thể tạo thành búi cổ họng và gây ra cảm giác nổi cục trong miệng mà không gây đau đớn.
Tình trạng nổi cục trong miệng có thể chia thành 3 loại chính là u lành tính, loạn sản và u ác tính. Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết:
Đặc điểm | U lành tính | Loạn sản | U ác tính |
Tốc độ phát triển | Chậm | Trung bình | Nhanh |
Kích thước | Nhỏ, không có dấu hiệu lan rộng | Vừa, có thể lan rộng và phát triển thành ung thư | Lớn, có dấu hiệu xâm lấn mô lân cận và di căn |
Vị trí | nổi cục ở môi trong, má, lưỡi, dưới lưỡi | Nổi cục ở môi trong, má, lưỡi, dưới lưỡi | Thành bên lưỡi, sàn miệng, hầu họng |
Hình dạng | Tròn, mịn, kích thích nhỏ | Bề mặt sần sùi | U sùi, loét, bề mặt nham nhở, sần sùi |
Màu sắc | Màu da, hồng, cùng màu với niêm mạc miệng | Hơi đỏ | Đỏ sẫm, đen |
Cảm giác đau đớn | Không đau | Có thể đau | Đau nhói lên tai, sưng hạch ở cổ, cằm, quai hàm
Nuốt đau, nói khó, đờm lẫn máu hoặc có mùi hôi (2) |
Hướng điều trị | Cắt bỏ hoặc dùng laser để loại bỏ khối u
Uống thuốc |
Phẫu thuật cắt bỏ | Phẫu thuật cắt bỏ
Xạ trị, hoá trị |
Hầu hết các trường hợp nổi cục trong miệng không đau là lành tính, không nguy hiểm. Tình trạng này xuất hiện do các mảng mô thịt, sắc tố da mọc trồi lên trên niêm mạc và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, tình trạng nổi cục sẽ nguy hiểm nếu như đó là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà hoặc ung thư khoang miệng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sùi mào gà sẽ lây lan sang những vùng khác trên cơ thể, gây khó khăn trong việc điều trị. Còn trong trường hợp cục u do ung thư miệng gây ra thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
Như đã chia sẻ, tình trạng nổi cục trong khoang miệng có thể lành tính, không đáng lo ngại nhưng cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy nổi cục bất thường bên trong miệng.
Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng để xác định nguyên nhân chính xác và có phương án điều trị thích hợp. Sau khi được điều trị triệt để, bác sĩ sẽ lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày để ngăn chặn khả năng tái phát. Cụ thể:
– Vệ sinh khoang miệng đúng cách, đều đặn ít nhất 2 lần/ngày (3).
– Hạn chế đồ ăn quá nóng, quá chua hoặc chứa quá nhiều đường.
– Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để tránh khiến cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài.
– Không dùng chung đồ cá nhân (khăn mặt, bàn chải) với người khác.
– Sử dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa các bệnh xã hội nguy hiểm.
– Tới nha khoa kiểm tra sau mỗi 6 tháng.
Dưới đây là một số trường hợp bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị nổi cục thịt trong miệng:
– Cục u trong khoang miệng có dấu hiệu to lên, lan rộng và xâm lấn các khu vực xung quanh.
– Cục thịt gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
– Cục thịt chảy máu hoặc loét
– Người bệnh cảm thấy khó nuốt, khó nói chuyện
– Nổi hạch trong miệng.
– Thường xuyên cảm thấy tê bì, ngứa ran, mất cảm giác ở môi, lưỡi.
Khi thấy có các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Theo đó, chụp X-quang panorex (chụp X-quang miệng và hàm), chụp CT hoặc chụp MRI để đánh giá tình trạng bệnh hiện tại (4).
Phương pháp điều trị đối với những khối u trong khoang miệng tuỳ vào u lành tính hay ác tính:
– U lành tính: Theo dõi hoặc phẫu thuật cắt bỏ, điều trị bằng thuốc xơ hoá để thu nhỏ kích thước của khối u.
– Loạn sản: Phẫu thuật cắt bỏ để ngăn ngừa tiến triển thành ung thư, theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bệnh.
– U ác tính: Phẫu thuật cắt bỏ hoặc xạ trị, hoá trị.
Người bệnh sau khi điều trị cục thịt trong miệng cần tái khám khoảng 2 tuần sau phẫu thuật để kiểm tra xem khối u có nguy cơ tái phát hay không, đánh giá mức độ lành vết thương. Từ đó, lên kế hoạch theo dõi và tái khám phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan tới tình trạng nổi cục trong miệng không đau. Để biết chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra cụ thể.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×