Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

15+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa và răng hàm

Từ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận để răng, nướu khỏe mạnh và ngăn chặn viêm nhiễm. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết trẻ sắp mọc răng? Những hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa, răng hàm ở bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải đáp rõ vấn đề trên.

1. Dấu hiệu nhận biết bé sắp mọc răng cửa

Trẻ em mọc răng sữa thường có các dấu hiệu điển hình sau:

– Chảy nước dãi nhiều:

Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn khi răng trồi lên khỏi nướu. Tuy nhiên, do cấu tạo các cơ quan trong khoang miệng chưa phát triển toàn diện nên bé không kiểm soát được hoàn toàn chức năng nuốt, dẫn đến chảy nước dãi nhiều.

– Hay cáu kỉnh và khóc nhiều hơn:

Răng sữa muốn mọc lên trên thì bắt buộc phải phá vỡ bề mặt nướu. Khi đó, những cơn đau nhức là điều rất khó tránh khỏi khiến bé khó chịu, hay cáu kỉnh và quấy nhiều.

– Hay cắn, thích nhai, gặm:

Mầm răng bắt đầu nhú lên khỏi lợi sẽ khiến cho nướu bị ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, trẻ thường cắn, nhai bất kỳ thứ gì mà chúng có thể chạm vào để giảm bớt cảm giác trên.

– Nướu có dấu hiệu sưng đỏ:

Đây cũng là một dấu hiệu điển hình khi trẻ mọc răng, đặc biệt là khi mầm răng chuẩn bị nhú lên khỏi nướu.

– Bỏ bú, biếng ăn:

Những cơn đau nhức, khó chịu là nguyên nhân chính khiến bé bỏ bú, biếng ăn trong giai đoạn mọc răng. Chưa kể, enzym trong cơ thể tập trung vào vị trí răng sắp mọc khiến cho enzym tiêu hóa giảm đi, làm bé mất đi cảm giác ngon miệng.

– Khó ngủ:

Cơn đau thường có mức độ dữ dội nhất vào ban đêm, khiến cho bé khó ngủ, từ đó, giấc ngủ sẽ bị xáo trộn.

– Xuất hiện chồi răng:

Cha mẹ có thể dễ dàng quan sát một chồi răng nhỏ đang bắt đầu nhú lên. Nếu bạn lấy tay chạm vào cũng có thể cảm thấy được chiếc răng cứng ở bên dưới.

– Sốt nhẹ, đi tướt:

Trẻ hay bị sốt nhẹ (khoảng 38 – 38,5 độ) khi răng sắp trồi lên khỏi nướu. Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa còn kém, thường nhai, cắn đồ vật nên khi mọc răng trẻ cũng có thể bị đi tướt.

Dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị mọc răng

Dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị mọc răng

2. Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa thực tế

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa, hình ảnh thực tế dưới đây sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết trẻ sắp mọc răng cửa và có biện pháp chăm sóc sớm:

Trẻ bị sưng tấy nướu khi sắp mọc răng

Trẻ bị sưng tấy nướu khi sắp mọc răng

Hình ảnh lợi của trẻ sắp mọc răng cửa

Hình ảnh lợi của trẻ sắp mọc răng cửa

Răng cửa hàm dưới của trẻ sắp trồi lên khỏi nướu

Răng cửa hàm dưới của trẻ sắp trồi lên khỏi nướu

Phần mô nướu của trẻ xuất hiện những mầm răng màu trắng

Phần mô nướu của trẻ xuất hiện những mầm răng màu trắng

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa hàm dưới

Hình ảnh lợi trẻ chuẩn bị mọc răng cửa hàm dưới

Nướu hàm trên bị sưng khi trẻ chuẩn bị mọc răng

Nướu hàm trên bị sưng khi trẻ chuẩn bị mọc răng

Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng cửa hàm trên

Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng cửa hàm trên

Lợi ở hàm trên bị sưng

Lợi ở hàm trên bị sưng

Trẻ sắp mọc răng cửa giữa ở hàm trên

Trẻ sắp mọc răng cửa giữa ở hàm trên

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa

Hình ảnh lợi của trẻ sắp mọc răng cửa hàm trên

3. Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm thực tế

Những dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm cũng tương tự như răng cửa. Sau đây là một vài hình ảnh:

Nướu bị sưng tấy khi trẻ sắp mọc răng hàm

Nướu bị sưng tấy khi trẻ sắp mọc răng hàm trên

Nướu chuyển sang màu đỏ khi răng chuẩn bị trồi lên

Nướu chuyển sang màu đỏ khi răng chuẩn bị trồi lên

Trẻ mọc răng hàm dưới

Trẻ mọc răng hàm dưới bị sưng nướu

Răng số 5 của trẻ sắp mọc

Răng số 5 ở hàm dưới của trẻ sắp mọc

4. Bé sưng lợi bao lâu thì sẽ mọc răng

Sưng lợi sẽ xảy ra trước thời điểm răng của bé bắt đầu nhú lên khoảng 3 – 7 ngày. Đây là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Bởi răng sữa muốn mọc lên trên thì lợi bắt buộc phải nứt ra. Khi đó, hiện tượng sưng tấy nướu là điều rất khó tránh khỏi.

Đối với những chiếc răng sữa đầu tiên (răng cửa giữa ở hàm dưới), sưng lợi thường nặng và kéo dài hơn các răng còn lại. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ chăm sóc, vệ sinh nướu cho bé đúng cách thì hiện tượng trên sẽ nhanh chóng giảm bớt.

Trong trường hợp nướu của bé không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào bên trong, gây viêm nhiễm và sưng tấy kéo dài.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ sắp mọc răng

Đối với những bé đang trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn vòng nhai nướu an toàn.

5.1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Như thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trên, vùng nướu sưng tấy tại vị trí mọc răng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó, cha mẹ cần chủ động vệ sinh khoang miệng kỹ lưỡng cho trẻ để tránh nhiễm trùng.

Mỗi ngày, cha mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ khoảng 2 – 3 lần/ngày sau khi bú hoặc ăn dặm theo các bước như sau:

– Rửa tay thật sạch với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

– Xỏ miếng gạc rơ lưỡi vào ngón tay.

– Đưa miếng gạc vào trong miệng, vệ sinh nhẹ nhàng lợi, răng và hai bên má trong của trẻ.

– Nhẹ nhàng chà sát miếng gạc lên bề mặt lưỡi để làm sạch mảng bám.

Rơ lưỡi giúp làm sạch khoang miệng của trẻ

Rơ lưỡi giúp làm sạch khoang miệng của trẻ, ngăn ngừa viêm nhiễm

5.2. Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cho cơ thể của trẻ

Trong thời kỳ mọc răng, cơ thể trẻ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để răng, nướu có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Cụ thể như sau:

– Canxi: Cá, cua, tôm, đậu… Canxi là dưỡng chất rất quan trọng, giúp cho răng của trẻ thêm chắc khỏe.

– Vitamin D: Cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm… Vitamin D sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ tốt canxi hơn, đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ.

– Vitamin C: Trái cây họ cam quýt, cà chua… Vitamin C giúp bảo vệ tế bào niêm mạc miệng, ngăn chặn nhiễm khuẩn răng miệng và tăng cường sức khỏe cho các mô nướu.

– Magie: Đậu, bơ, hạnh nhân… Magie giúp kích thích quá trình hấp thụ canxi, vitamin D cùng nhiều khoáng chất khác tốt cho răng nên cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ.

– Phospho: Gà, thịt lợn, hải sản… Phospho cũng là một dưỡng chất rất quan trọng, giúp hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc của trẻ.

Một lưu ý nhỏ cho cha mẹ là nên chế biến những thực phẩm trên ở dạng lỏng, mềm để trẻ có thể dễ dàng nhai, nuốt.

5.3. Chia nhỏ các bữa ăn

Do những cơn đau nhức ở nướu nên bé dễ biếng ăn. Khi đó, cha mẹ không nên cố ép trẻ ăn mà hãy chia nhỏ khẩu phần ra thành nhiều bữa trong ngày thay vì 2 – 3 bữa cố định như bình thường. Biện pháp trên vừa giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi ăn, vừa cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe răng, nướu.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ ăn, các mẹ nên đút thức ăn nhẹ nhàng, từ từ và không để thìa chạm vào nướu nhằm tránh tình trạng đau nhức diễn ra nghiêm trọng hơn.

5.4. Lựa chọn cho bé vòng nhai nướu an toàn

Vòng gặm nướu sẽ giúp giảm bớt hiện tượng ngứa nướu của trẻ trong giai đoạn mọc răng. Sản phẩm trên thường được làm bằng cao su hoặc nhựa dẻo và có hình thù ngộ nghĩnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên lựa chọn những loại vòng nhai nướu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, sản phẩm cần có chất liệu mềm mại, không được quá cứng bởi sẽ làm tổn thương tới răng, nướu.

Một số loại vòng nhai nướu tốt cho trẻ mà cha mẹ có thể cân nhắc là: Edison, PAPA, Moyuum, Piyopiyo, Marcus & Marcus…

Cha mẹ cần cẩn thận khi lựa chọn vòng nhai nướu cho bé

Cha mẹ cần cẩn thận khi lựa chọn vòng nhai nướu cho bé

Bài viết trên đây là tổng hợp những hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa cùng những cách chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn mọc răng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho cha mẹ nhiều thông tin bổ ích để đồng hành cùng con yêu trong quá trình phát triển.

Hiển thị nguồn

Colgate: “Bé mấy tháng mọc răng? Nhận biết 6 dấu hiệu mọc răng ở trẻ”
Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Những chăm sóc cần thiết khi trẻ mọc răng”
Children’s Hospital Los Angeles: “Your Infant is Teething: Know the Signs and Symptoms”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bé mọc răng hàm
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Răng cửa nào thường mọc trước? Lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong các giai đoạn phát triển ở trẻ. Trẻ thường sẽ bắt đầu có biểu hiện mọc răng từ khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên có

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân, cách chăm sóc tại nhà

Mọc răng là một dấu mốc cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, trẻ 8 tháng chưa mọc răng là vấn đề mà

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Lịch mọc răng sữa đầy đủ ở trẻ và những lưu ý quan trọng

Mọc răng sữa là dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và hay quấy khóc khi

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương