Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Viêm họng hạt mạn tính có nguy hiểm không? Biện pháp điều trị

Rất nhiều người mắc bệnh viêm họng hạt mạn tính khiến cổ họng sưng tấy, đau rát, khó chịu, có nhiều hạt đỏ ở cổ họng,… Vậy bệnh viêm họng hạt mạn tính có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không? Nha khoa Paris sẽ giải đáp tới bạn.

1. Viêm họng hạt mạn tính biểu hiện như thế nào

Khi bị viêm họng hạt mạn tính, bệnh có thể biểu hiện giống viêm amidan hay viêm họng cấp tính với các triệu chứng sau (1):

– Đau và ngứa rát họng, Amidan: đây là triệu chứng phổ biến nhất, gây khó chịu và cảm giác vướng víu trong cổ họng, khó nuốt

– Niêm mạc họng màu đỏ và sưng nề: đây là đặc điểm khác biệt dễ dàng nhận biết với niêm mạc họng bình thường

– Xuất hiện các hạt lympho ở họng: các hạt lympho bằng hạt gạo, ngày càng to lên, thường xuất hiện ở thành cổ họng, làm cổ họng đỏ ửng, có liên kết với mạch máu nhỏ

– Ho khan, có đờm dai dẳng: khô họng, rát họng liên tục kèm theo ho kéo dài, có đờm, gây mệt mỏi và khàn tiếng, đặc biệt vào ban đêm

– Cổ bị nổi hạch, sưng đau: người bệnh có thể cảm nhận những cục cứng ở cổ, gây đau đớn

– Sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi: triệu chứng của viêm họng hạt mạn tính nặng, cần được điều trị sớm

– Sổ mũi, hắt hơi, khàn tiếng: một số triệu chứng phụ có thể xuất hiện

Biểu hiện của viêm họng hạt mạn tính

Biểu hiện của viêm họng hạt mạn tính

2. Viêm họng hạt mạn tính có nguy hiểm không

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, viêm họng hạt mạn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng, nếu được điều trị sớm và đúng cách. Vì vậy khi có triệu chứng cần phải theo dõi và tới gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân còn chủ quan và xem nhẹ ở giai đoạn viêm họng hạt cấp tính.

Tuy nhiên bệnh có thể gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Người mắc bệnh thường trải qua cảm giác mệt mỏi, không thoải mái, khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp. Bệnh có thể dẫn đến việc mất tiếng, ho kéo dài gây khó chịu. Sự viêm nhiễm trong vùng họng thường làm cảm giác như có điều gì đó vướng ở đó, thậm chí khi nuốt nước bọt.

Hơn nữa, nếu chủ quan và để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: áp xe quanh họng, áp xe quanh amidan, viêm mũi – viêm xoang, viêm phế quản, ung thư vòm họng,… (2)

2.1. Áp xe quanh amidan

Áp xe amidan là tình trạng viêm mủ xảy ra trong các mô mềm xung quanh amidan, giữa amidan và thành bên họng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ em lớn và người trưởng thành. Nguyên nhân chính dẫn đến áp xe quanh amidan thường là từ viêm amidan, viêm họng hạt mạn tính.

2.2. Áp xe quanh họng

Áp xe thành họng là tình trạng viêm nhiễm và mủ nằm ở khoảng trống thành sau họng miệng. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, nuốt đau và sưng tấy ở cổ tới xương móng. Người trưởng thành bị áp xe quanh họng là do bị viêm họng hạt quá lâu không được quan tâm chữa trị. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ không tự khỏi được, có nguy cơ gây ra tử vong cao do vùng họng bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chèn đường thở,…

Áp xe quanh họng

Áp xe quanh họng

2.3. Viêm mũi, viêm xoang

Viêm họng hạt có thể gây ra viêm mũi và kèm theo triệu chứng hắt hơi đột ngột, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Viêm mũi có thể là tác nhân gây ra viêm xoang cấp và mạn tính do dịch ứ đọng tạo thành ổ viêm, làm tắc lỗ thông xoang,…

2.4. Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có thể do viêm họng hạt lâu gây nên. Triệu chứng khi bị viêm phế quản là ho nhiều, có đờm, cơ thể rất khó chịu và luôn mệt mỏi. Viêm phế quản có thể gây viêm phổi, tắc nghẽn phổi, nhiễm trùng phổi,… nguy hiểm đến tính mạng.

2.5. Viêm tai giữa

Khi vi khuẩn bị lan từ cổ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa có thể gây bệnh viêm tai giữa. Biến chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ của bé còn mềm. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây giảm thính giác, chảy mủ ở tai, nặng nề hơn là tử vong.

2.6. Ung thư vòm họng

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu viêm họng hạt để lâu và không điều trị. Khi bị ung thư vòm họng có biểu hiện như có u ở cổ hay mũi, máu lẫn với nước bọt, khó thở, đau họng, đau đầu, dần mất thính lực,… Hiện nay, ung thư vòm họng là bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao nhất.

viêm họng hạt mạn tính có nguy hiểm không

Viêm họng hạt có thể gây ung thư vòm họng

2.7. Ho ra máu, ho kéo dài

Khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, người bệnh có thể bị ho mãi không dứt. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi và khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh có thể ho ra máu hoặc đờm có lẫn máu. Máu thường kèm theo bọt, có màu gỉ sét hoặc đỏ tươi. Đa số những người bị viêm họng mạn tính ho ra máu đều gặp thêm các triệu chứng như đau ngực, ngứa cổ và cảm giác nóng rát sau xương ức.

2.8. Đau đầu dữ dội

Nếu không điều trị kịp thời, viêm họng mạn tính sẽ gây ra cơn đau ngày càng nặng hơn ở vùng họng. Cơn đau có thể lan đến đầu, làm giảm khả năng tập trung và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Đau đầu dữ dội

Đau đầu dữ dội

2.9. Viêm phổi

Vi khuẩn ở niêm mạc họng nếu không được xử lý kịp thời có thể lây lan đến phổi qua đường hô hấp, gây viêm nhiễm ở các cấu trúc phổi như ống phế nang và túi phế nang.

Triệu chứng viêm phổi bao gồm: mệt mỏi, ho, khó thở, sốt cao và co giật. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng lên nếu không được điều trị kịp thời, khiến các triệu chứng kéo dài và nặng hơn.

Viêm phổi đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với nguy cơ tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời.

2.10. Viêm khớp

Khi bệnh viêm họng mạn tính trở nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm khớp. Điều này xảy ra khi kháng nguyên của liên cầu khuẩn nhóm A tồn tại ở màng khớp sau khi xâm nhập vào cơ thể.

Lâu dần, các kháng nguyên này sẽ gây viêm khớp, làm sưng, nóng, đỏ và đau ở một hoặc nhiều khớp. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm khả năng vận động và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao.

3. Chẩn đoán bệnh viêm họng hạt mạn tính

Để chẩn đoán viêm họng hạt, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng và thời gian khởi phát bệnh, sau đó tiến hành khám tai mũi họng. Các dấu hiệu thực thể của viêm họng hạt thường khá rõ ràng, do đó bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh thông qua thăm khám lâm sàng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi thanh quản để quan sát chi tiết niêm mạc họng, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Trong trường hợp nghi ngờ có viêm nhiễm lan rộng hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang phổi, CT scan, MRI để xác định rõ hơn.

4. Phương pháp điều trị viêm họng hạt mạn tính

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp như sau:

4.1. Sử dụng thuốc

Điều trị viêm họng mạn tính bằng thuốc được ưa chuộng do tính tiện lợi và hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, cần thăm khám kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân trước khi dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

– Nhóm thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản: nếu viêm họng mãn tính là do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI), giúp giảm acid dạ dày và thuốc kháng Histamin H2, có tác dụng giảm tiết acid vào ban đêm

– Nhóm thuốc chống viêm mũi dị ứng: với viêm họng mãn tính do viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng Histamin H1 và Corticoid, giúp giảm viêm và phản ứng dị ứng

– Nhóm thuốc hạ sốt: nếu viêm họng đi kèm với sốt, bác sĩ có thể kê thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc thuốc hạ sốt không chứa steroid (NSAID). Aspirin ít được khuyên dùng hơn vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe

– Nhóm thuốc giảm ho: khi viêm họng mãn tính gây ho kéo dài và mệt mỏi, thuốc giảm ho như Dextromethorphan có thể được chỉ định để giảm phản xạ ho và giảm số lần ho

– Nhóm thuốc kháng sinh: nếu viêm họng mãn tính do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê kháng sinh phổ rộng như Roxithromycin, Penicillin, Amoxicillin hoặc Augmentin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn có lợi trong cơ thể

– Nhóm thuốc kháng viêm: để giảm sưng đau do viêm họng gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm như Alphachymotrypsin, giúp giảm sưng và viêm ở phế quản

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

4.2. Điều trị dựa vào nguyên nhân

Nếu viêm họng hạt do bệnh lý như viêm xoang mạn tính, viêm mũi, viêm amidan, hay trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bệnh lý trước. Khi nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ, viêm họng hạt sẽ giảm dần và biến mất.

Điều trị triệt để viêm xoang và viêm mũi sẽ ngăn chặn dịch chảy xuống họng, giảm viêm họng mạn tính. Kiểm soát trào ngược dạ dày sẽ ngăn axit gây tổn thương niêm mạc họng, giúp vết viêm nhanh chóng lành.

Phẫu thuật cắt bỏ amidan, polyp mũi hoặc chỉnh vẹo vách ngăn mũi cũng sẽ giúp loại bỏ tổ chức viêm nhiễm và đảm bảo lưu thông mũi họng đúng cách.

4.3. Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính tại nhà

Các bài thuốc dân gian không chỉ giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị, mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Một số phương pháp được sử dụng như:

– Uống nhiều nước:

Cách đơn giản và hiệu quả nhẩ để hỗ trợ điều trị viêm họng mãn tính là duy trì uống nhiều nước hàng ngày. Điều này giúp giữ ẩm cho cổ họng và loại bỏ vi khuẩn, từ đó giảm thiểu triệu chứng viêm họng.

– Súc miệng với nước muối:

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng có lợi cho sức khỏe răng miệng và vòm họng. Phương pháp này giúp làm sạch vùng họng, đồng thời muối có tác dụng kích thích sản xuất bạch cầu, từ đó nâng cao khả năng chống viêm và chống khuẩn. Nhờ vậy, các triệu chứng viêm họng mãn tính có thể giảm bớt.

– Mật ong và chanh:

Trong Đông y, cả mật ong và chanh đều có đặc tính kháng viêm và làm dịu cổ họng. Bạn có thể pha mật ong với nước cốt chanh vào nước ấm và ngậm từng muỗng hỗn hợp này, sau đó nuốt từ từ để hỗ trợ giảm viêm họng mãn tính.

– Lá tía tô:

Lá tía tô chứa các hoạt chất sát khuẩn như limonen và dihydrocumin. Để sử dụng, bạn có thể kết hợp lá tía tô với lá hoa đu đủ đực, chưng cách thủy cùng với đường phèn. Sau đó, ngậm hỗn hợp này trong cổ họng và nuốt từ từ để giúp giảm viêm.

– Ăn tỏi:

Tỏi có chứa allicin, một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và làm lành tổn thương trong cổ họng. Trong Đông y, tỏi được xem là có tính ấm, giúp kháng viêm và diệt khuẩn. Tỏi có thể được dùng trực tiếp trong các bữa ăn hoặc ngâm với mật ong, dấm, hoặc nướng. Tuy nhiên, vì tỏi có tính nóng, nên không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây tổn thương cho dạ dày.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt hiệu quả

Viêm họng hạt hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản sau (4):

– Vệ sinh đường hô hấp bằng cách đánh răng, súc miệng sau khi ăn và khi thức dậy

– Điều trị dứt điểm viêm họng và bệnh lý khác liên quan ngay từ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn mạn tính. Người có hệ miễn dịch kém nên tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp

– Tránh xa môi trường ô nhiễm độc hại, đeo khẩu trang hoặc mặc đồ bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm để hạn chế tiếp xúc với hóa chất và khói bụi

– Không hút thuốc lá, không sử dụng bia rượu hoặc chất kích thích

– Giữ ấm cho cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết lạnh, không ăn đồ lạnh, đồ cay nóng và nhiều dầu mỡ

– Tăng cường sức khỏe của bản thân bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất kết hợp với tập thể thao hàng ngày

– Nên đi khám sức khỏe định kỳ, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà

Luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe

Luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe

6. Câu hỏi thường gặp về viêm họng hạt mạn tính

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh viêm họng hạt và giải đáp chi tiết.

6.1. Viêm họng hạt mạn tính ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không

Viêm họng hạt mạn tính ở trẻ tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái bởi tính chất mạn tính và khả năng tái phát. Những tác động của viêm họng hạt đến trẻ bao gồm:

– Khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến biếng ăn, chậm phát triển và suy dinh dưỡng

– Ho nhiều khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi và giấc ngủ

– Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, mệt mỏi và khó chịu, gây ảnh hưởng đến cả cha mẹ

6.2. Bệnh viêm họng mạn tính có lây không?

Viêm họng mạn tính không lây lan trực tiếp từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra viêm họng mạn tính là do vi khuẩn hoặc virus nhiễm trùng, thì người mắc bệnh có thể truyền nhiễm cho người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc việc dùng chung các đồ vật cá nhân.

6.3. Bị viêm họng mạn tính nên ăn gì?

Khi bị viêm họng mạn tính, người bệnh nên ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo và bổ sung thêm trái cây, rau củ. Các loại chứa nhiều chất chống oxy hóa như cam, quýt, kiwi, dưa hấu, xà lách, cải xoăn rất tốt để cung cấp vitamin và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu các triệu chứng viêm họng.

6.4. Viêm họng hạt mạn tính bao lâu thì khỏi

Thời gian kéo dài của bệnh viêm họng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong khoảng 80% các trường hợp, bệnh viêm họng hạt mạn tính xuất phát từ cảm cúm do thay đổi thời tiết, thường tự khỏi sau 3 – 4 ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do nấm, vi khuẩn hoặc virus tấn công, việc dùng thuốc kháng sinh có thể cần thiết. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh biến chứng. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến thời gian phục hồi, có thể kéo dài từ 3 – 4 ngày đến một tuần. Không nên chủ quan để tránh các biến chứng khác.

Nha khoa Paris đã chia sẻ tới bạn về viêm họng hạt mạn tính có nguy hiểm không. Viêm họng hạt là bệnh lý mạn tính cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị viêm họng hạt ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường của bệnh.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ