19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm họng hạt mãn tính là tình trạng viêm họng hạt kéo dài, tái phát nhiều lần. Bệnh xảy ra do sự hoạt động quá mức của các mô lympho hầu họng khiến khả năng tiêu diệt vi khuẩn bị mất đi và phình to thành các hạt sâu trong họng. Vậy viêm họng hạt dạng mãn tính có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Viêm họng hạt thể mãn tính thường có triệu chứng diễn tiến kéo dài, chủ yếu là các triệu chứng nặng tại chỗ như:
– Đau họng: đây là triệu chứng rõ ràng nhất. Những cơn đau âm ỉ, kéo dài nhiều tuần, kèm theo nóng rát, ngứa, vướng víu ở họng
– Đỏ ở cổ họng: thành cổ có những hạt trắng nổi mẩn, nhiều kích thước, gây đỏ ửng ở cổ họng
– Ho có đờm, ho khan: lúc đầu là ho gió, ho khan, lâu ngày chuyển thành sang ho có đờm. Cơn ho thường xuất hiện về đêm và gần sáng
– Nổi hạch sưng ở cổ: sờ ở vùng cổ nhận thấy cục cứng, sưng đau, kèm theo là hiện tượng đau đầu và sốt
– Ợ chua, ợ hơi: triệu chứng này thường gặp ở người bị viêm họng hạt thể mãn tính do trào ngược dạ dày thực quản
– Các triệu chứng khác: khàn giọng, đổi giọng nói, hắt hơi kèm sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, mất ăn
Viêm họng hạt dạng mãn tính là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở người trưởng thành, xảy ra do những nguyên nhân phổ biến sau:
– Nhiễm trùng:
Có nhiều vi khuẩn mang nguy cơ gây bệnh trong vùng hậu họng, phổ biến nhất là Streptococcus. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, liên cầu khuẩn dễ gây tổn thương tới tim và cơ xương khớp.
– Khói bụi và các chất làm ô nhiễm không khí:
Trong không khí luôn tồn tại các chất độc hại như hơi hóa học, bụi bẩn, khí đốt, khói,… Sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít các tạp chất này có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt thể mãn tính và nhiều tổn thương ở phổi.
– Viêm amidan mãn tính:
Viêm các tổ chức quanh họng cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt thể mãn tính. Amidan là cấu trúc dễ bị viêm nhiễm nhất, kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn, đau đầu, sưng hạch vùng lân cận, đau bụng.
– Viêm xoang mãn tính:
Dịch nhầy tiết ra khi bị viêm mũi xoang chảy xuống vùng họng có thể kích ứng, sưng cổ họng, lâu dần gây viêm họng hạt thể mãn tính.
– Trào ngược dạ dày thực quản:
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm họng mãn tính mà nhiều người không nghĩ tới. Dịch tiêu hóa có axit từ dạ dày trào ngược lên gây tổn thương tới niêm mạc họng. Từ đó xuất hiện các triệu chứng như đau rát, vướng ở họng, khàn tiếng, khó nuốt.
– Ung thư vòm họng:
Viêm họng hạt thể mãn tính do ung thư vòm họng là nguyên nhân rất nghiêm trọng. Các dấu hiệu thường thấy bao gồm sụt cân, mệt mỏi toàn thân, khó nuốt, chán ăn, sưng cổ, chảy máu mũi, họng.
– Hút thuốc lá:
Các chất hóa học trong thuốc lá sẽ làm niêm mạc hầu họng bị kích thích và gây viêm kéo dài. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá còn gây ra những bệnh lý về hô hấp viêm phổi, viêm phế quản, tràn dịch màng phổi, lao phổi,…
Dựa vào những đặc điểm tổn thương mà viêm họng hạt mãn tính được chia làm 4 thể dưới đây:
– Viêm họng hạt thể mãn tính xung huyết đơn thuần: biểu hiện là niêm mạc họng đỏ tấy, thấy được nhiều mạch máu
– Viêm họng hạt thể mãn tính xuất tiết: triệu chứng như niêm mạc họng xung huyết đỏ, tiết nhiều chất nhầy, hơi dính vào thành sau họng
– Viêm họng thể mãn tính quá phát: niêm mạc họng đỏ, dày lên, bạch huyết ở thành sau họng quá phát thành nhiều đám rải rác hoặc tập trung một dải dọc phía sau
– Viêm họng teo: thường gặp ở người cao tuổi, người bị bệnh trĩ mũi. Những triệu chứng như niêm mạc họng mỏng đi, khô hơn, teo dần, họng có màu hồng nhợt nhạt, có đóng vảy, họng khô
Viêm họng hạt thể mãn tính là tình trạng nguy hiểm, gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Những người bị viêm họng hạt thể mãn tính kéo dài thường có cổ họng sưng to, có lúc ho ra máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng.
Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
– Viêm tấy xung quanh họng, viêm amidan
– Áp xe thành họng
– Viêm xoang, viêm mũi
– Viêm phế quản, viêm phổi
– Viêm tai giữa
– Viêm thanh quản
– Viêm cầu thận, viêm khớp
– Viêm màng tim
Viêm họng hạt thể mãn tính có thể điều trị triệt để nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và chủ động thăm khám. Dựa theo từng mức độ bệnh, có các phương pháp điều trị hiệu quả viêm họng hạt thể mãn tính như: dùng thuốc Tây y, thảo dược thiên nhiên và các bài thuốc Đông y.
Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây bao gồm thuốc kháng sinh và các loại thuốc để làm giảm triệu chứng. Khi dùng thuốc, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhờn thuốc và tác dụng phụ.
Các loại thuốc được sử dụng điều trị viêm họng hạt thể mãn tính bao gồm:
– Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Penicillin, Cephalexin, Clarithromycin
– Thuốc chống viêm không steroid: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin
– Thuốc điều trị dị ứng: Clarityne, Promethazine, Alimemazin
– Thuốc giảm ho, long đờm: Codein, Alimemazine, Dextromethorphan, Acetylcystein
– Thuốc giảm đau, hạ sốt: Panadol, Efferalgan, Brufen
Những mẹo trị bệnh từ dân gian đã được áp dụng từ xa xưa, giúp tiết kiệm chi phí mà đem lại hiệu quả rất tốt. Hơn nữa nguyên liệu thiên nhiên lại dễ tìm, bạn chỉ cần kiên trì thực hiện là bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
+ Nước ép khoai tây:
Nước ép khoai tây chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, làm lành tổn thương trong niêm mạc họng.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 củ khoai tây
– Gọt vỏ, rửa sạch củ khoai tây rồi cắt thành miếng nhỏ
– Xay nhuyễn khoai tây rồi lọc lấy nước cốt
– Lấy nước khoai tây để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày
+ Nước mật ong:
Mật ong giúp thông họng, giảm đau, tiêu viêm, là cách chữa bệnh viêm họng tại nhà được nhiều người lựa chọn.
Cách thực hiện: Dùng mật ong pha với nước ấm để uống mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể hoà mật ong với nước ấm, thêm nước cốt chanh hoặc tỏi để uống.
+ Dùng gừng tươi:
Hoạt chất gingerol có trong gừng giúp ức chế phế cầu và liên cầu khuẩn. Gừng còn hỗ trợ giảm viêm, ngăn mùi hôi miệng và cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.
Cách thực hiện: Thái vài lát gừng tươi và ngậm trong khoảng 30 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ làm giảm triệu chứng do viêm họng hạt gây ra.
+ Giấm táo:
Trong giấm táo chứa các axit và chất kháng khuẩn có công dụng giảm đau họng, ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây bệnh, điều trị hiệu quả viêm họng hạt thể mãn tính.
Cách thực hiện: Cho giấm táo vào 1 ly nước ấm rồi khuấy đều. Dùng hỗn hợp này để súc miệng nhiều lần trong ngày.
– Lá húng chanh:
Lá húng chanh có chứa phenolic và codein giúp sát khuẩn và giảm tiết dịch hô hấp. Sử dụng lá húng chanh có thể cải thiện được triệu chứng ho khan, đau rát, đờm,… do viêm họng hạt gây ra.
Cách thực hiện: Rửa sạch khoảng 2 – 3 lá húng chanh rồi nhai trực tiếp và nuốt bã. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày có thể giảm nhanh các triệu chứng của viêm họng hạt.
Với trường hợp viêm họng hạt thường xuyên tái phát, bạn có thể dùng bài thuốc Đông y để điều trị và ngăn ngừa bùng phát trở lại.
– Bài thuốc 1: Chuẩn bị cát cánh 4g, thiên hoa phấn 6g, tang bạch bì 12g, cam thảo 4g, hoàng cầm 12g và sa sâm 16g rồi đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần để uống
– Bài thuốc 2: Dùng sinh địa 16g, bạch cương tàm 8g, huyền sâm 16g, tang bạch bì, kê huyết đằng, thạch hộc và mạch môn mỗi thứ 12g, cam thảo nam 2g và xạ can 6g. Sắc mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần để uống
Ngoài áp dụng những biện pháp điều trị trên, người bệnh cũng cần phải có chế độ ăn uống, kiêng khem phù hợp.
Các thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng hạt:
– Các món ăn mềm, dễ nuốt: súp, canh hầm rau củ, cháo,…
– Thực phẩm có tính chống viêm: mật ong, bạc hà, tỏi, gừng, chanh
– Thực phẩm giàu chất kẽm: củ cải, ngao, sò, nghêu, rau chân vịt, hạt bí ngô, hạt hạnh nhân
– Thực phẩm giàu vitamin: cà rốt, bí đỏ, cà chua, củ cải, bơ, khoai môn, rau xanh,…
Viêm họng mãn tính nên kiêng các thực phẩm sau:
– Đồ cay, nóng: tương ớt, hạt tiêu, bột ớt khô, mù tạt,… khi ăn sẽ gây kích ứng cổ họng, làm đau rát hơn
– Thực phẩm khô: thực phẩm khô cứng dễ làm tổn thương niêm mạc họng. Gồm các loại như bánh mì khô, bánh kẹo cứng, các loại hạt khô (hướng dương, óc chó, bí)
– Thực phẩm có nhiều axit: điển hình là cam, chanh, bưởi gây kích thích niêm mạc họng, khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn
– Đồ ngọt: đường, kẹo, bánh kem, socola, nước ngọt,… đều không tốt đối với người viêm họng mãn tính
– Đồ lạnh: đồ ăn, đồ uống lạnh khiến cổ họng đau rát, viêm sưng to hơn
– Bia, rượu, nước uống có gas: các loại đồ uống này khiến niêm mạc họng bị tổn thương
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: khoai tây chiên, gà rán, thực phẩm đóng hộp,… gây kích ứng cho cổ họng
Để phòng tránh viêm họng hạt tái phát, người bệnh cần có biện pháp đúng đắn, tránh vi khuẩn và virus gây bệnh:
– Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm họng, viêm họng hạt tránh để quá lâu dẫn đến mãn tính
– Người bị viêm họng hạt không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
– Vệ sinh vùng họng bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối loãng sau mỗi khi ăn
– Không ngủ trực tiếp dưới hướng quạt hoặc nằm trong điều hòa quá lâu
– Tránh môi trường ô nhiễm, có nhiều khí độc, hóa chất. Nên đeo khẩu trang, dùng các vật dụng bảo hộ nếu phải tiếp xúc với khói bụi
– Giữ ấm cho cơ thể nhất là vùng họng khi trời chuyển lạnh
– Tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể
Viêm họng hạt mãn tính là bệnh lý diễn biến phức tạp và nguy hiểm ở hệ hô hấp. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×