
Nếu trẻ nhổ răng hàm là răng vĩnh viễn thì không mọc lại răng. Còn đối với trường hợp trẻ thay răng muộn, răng hàm bị nhổ bỏ là răng sữa thì sau một thời gian, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế. Như vậy, 14 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không còn phụ thuộc vào loại răng bị nhổ bỏ.
Theo bác sĩ Trần Kim Thành tại Nha Khoa Paris Bà Triệu, từ năm 6 tuổi, quá trình thay răng sữa của trẻ bắt đầu diễn ra. Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu đi khiến răng bị lung lay và rụng. Sau đó, răng vĩnh viễn dần mọc lên để thay thế.
Thông thường, quá trình thay răng của trẻ sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:
Trẻ bắt đầu thay răng từ 6 tuổi
Trên thực tế, trong tất cả các trường hợp, các bác sĩ luôn ưu tiên phương án bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, nếu như trẻ 14 tuổi mắc phải các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy… ở mức độ nghiêm trọng và không thể điều trị triệt để bằng phương pháp thông thường, các bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển và làm tổn thương tới răng còn lại trên cung hàm.
Ngoài ra, trẻ 14 tuổi rất hiếu động. Khi nô đùa hoặc chơi thể thao, trẻ có thể bị ngã và khiến răng gãy, vỡ. Nếu răng bị vỡ quá lớn, chỉ còn một ít chân răng và không thể phục hình lại được thì trẻ cũng cần nhổ bỏ răng.
Răng hàm bị sâu nghiêm trọng cần nhổ bỏ
Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, khi trẻ 14 tuổi, các răng sữa trên cung hàm đều đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nếu như răng vĩnh viễn của trẻ bị nhổ bỏ thì sẽ không có răng khác mọc lên thay thế. Bởi theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, mỗi người chỉ thay răng duy nhất một lần trong đời.
Quá trình thay răng của mỗi trẻ hoàn toàn không giống nhau. Có không ít trẻ thay răng muộn, kéo dài tới năm 14 tuổi. Đối với trường hợp nhổ răng hàm là răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế. Thông thường, răng mới mọc lên trong khoảng 1 – 2 tháng sau khi nhổ răng.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ 14 tuổi nhổ răng hàm sữa nhưng lại không có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Đó là bởi trẻ bị thiếu mầm răng vĩnh viễn. Ngoài ra, hiện tượng nướu răng dày và bị xơ hóa cũng khiến cho răng không thể mọc lên.
Trẻ 14 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không
Nếu như trẻ 14 nhổ răng hàm nhưng không có răng mọc lên thay thế thì tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, trẻ còn có nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và tiêu biến xương hàm.
Mất răng hàm làm chức năng ăn nhai suy giảm
Hiện phương pháp trồng răng giả duy nhất có thể khắc phục tình trạng tiêu biến xương sau khi mất răng là cấy ghép răng Implant. Tuy nhiên, đối với trẻ em 14 tuổi nhổ răng hàm vĩnh viễn, các bác sĩ sẽ không tư vấn áp dụng phương pháp trên. Bởi khi đó, xương hàm vẫn chưa phát triển toàn diện.
Thay vì trồng răng giả, các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp sử dụng hàm giữ khoảng để duy trì khoảng trống của răng và tránh tình trạng răng bị xô lệch. Đây là loại khí cụ bằng nhựa acrylic hoặc kim loại được thiết kế riêng theo cung hàm của mỗi trẻ. Đến khi đủ 18 tuổi, trẻ có thể áp dụng phương pháp trồng răng Implant để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng của hàm răng.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “14 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không”. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×