Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Betadine là gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Khi vết thương có nguy cơ nhiễm trùng, bạn sẽ thấy bác sĩ kê thuốc Betadine trong danh sách thuốc cần mua. Vậy Betadine là gì? Công dụng và cách dùng của từng loại thuốc Betadine sẽ được Nha Khoa Paris chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Betadine là gì?

Betadine là thuốc sát khuẩn chứa hoạt chất iodine povidone. Chúng được sử dụng tại vùng da hoặc niêm mạc bị nhiễm trùng hoặc có khả năng nhiễm trùng. Dung dịch Betadine có dạng lỏng, màu nâu sẫm, mùi hơi nồng giống mùi cồn. Với thuốc bôi có kết cấu dạng kem mỡ đặc, màu trắng đục, dùng để thoa lên da.

Betadine là gì?

Betadine là gì?

2. Thành phần và công dụng của Betadine sát khuẩn

Thành phần chính của Betadine đó là hoạt chất Povidone-Iodine (phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon). Khi sử dụng, thuốc giải phóng phân tử iod tự do. Chất này có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus trên cơ thể. Thuốc không gây kích ứng da và ít tác dụng phụ. (1)

Ngoài ra, Betadine còn có các thành phần khác như:

– Nước cất: Dung môi giúp hòa tan povidone-iodine.

– Glycerin: Cung cấp độ ẩm cho da, giúp giảm kích ứng.

3. Công dụng của Betadine là gì?

Công dụng chính của Betadine đó là sát trùng vùng da và niêm mạc trước khi phẫu thuật hoặc đang có dấu hiệu tổn thương. Cụ thể như sau:

3.1. Diệt khuẩn, virus, nấm trên da và niêm mạc

Betadine có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm có hại như:

– Vi khuẩn staphylocus aureus-tụ cầu vàng, vi khuẩn streptococus-liên cầu gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm họng.

– Virus herpes: Gây ra các bệnh ngoài da như viêm loét, zona thần kinh, thuỷ đậu…

– Nấm candida albicans, trùng roi trichomonas: Gây viêm nhiễm phụ khoa

3.2. Vệ sinh vết thương

Betadine cũng có thể được sử dụng để vệ sinh cá nhân như rửa tay hoặc sát trùng vết thương nhỏ. Điều này giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Bên cạnh đó, Betadine còn được dùng để làm sạch và khử trùng vùng da trước khi phẫu thuật, xâm lấn.

3.3. Vệ sinh răng miệng

Betadine cũng có thể được sử dụng như một dung dịch súc miệng để giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng, giúp duy trì vệ sinh răng miệng và làm giảm nguy cơ các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

4. Betadine có mấy loại?

Sau khi tìm hiểu Betadine là gì, chúng ta hãy cùng “điểm danh” các loại thuốc Betadine phổ biến trên thị trường. Bao gồm 5 loại là dung dịch rửa phụ khoa, dung dịch súc miệng, dung dịch sát khuẩn vết thương, dung dịch xịt họng và thuốc bôi

4.1. Dung dịch Betadine xanh rửa phụ khoa

Dung dịch Betadine xanh rửa phụ khoa Vaginal Douche 10% có tác dụng vệ sinh ngoại để thụt rửa âm đạo nhằm loại bỏ các loại nấm, trùng roi gây viêm nhiễm phụ khoa.

Thành phần chính: Povidon-Iod 10% (kl/tt), fleuroma bouquet 477, Nonoxynol, nước tinh khiết.

Cách sử dụng:

– Pha loãng 1 nắp chai (15ml) dung dịch với 500ml nước sạch

– Thụt rửa hoặc ngâm vùng kín trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại hoặc không rửa đều được.

Betadine xanh rửa phụ khoa

Betadine xanh rửa phụ khoa

4.2. Dung dịch Betadine xanh rêu súc miệng

Dung dịch Betadine Gargle and Mouthwash 1% được sử dụng trong trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm lợi và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Thành phần chính: Povidone-Iodine 1%, glycerol, methyl, menthol, salicylate.

Cách sử dụng:

– Bạn có thể dùng trực tiếp để súc miệng hoặc pha loãng.

– Khi pha loãng, sử dụng 2 nắp chai (30ml) để pha với nước theo tỷ lệ 1 thuốc : 2 nước.

– Súc miệng 1 lần/ngày để phòng bệnh, 2-3 lần/ngày khi đang có bệnh.

Betadine là gì

Betadine xanh rêu súc miệng

4.3. Dung dịch Betadine vàng sát khuẩn vết thương

Dung dịch Betadine Antiseptic Solution 10% được dùng để sát khuẩn vết thương hở do tai nạn, vết bỏng, vết chốc da, nấm da, herpes. Ngoài ra, thuốc còn dùng để khử trùng vùng da trước khi phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thành phần chính: Povidone Iod 10%, glycerol, nonoxynol 9, disodium hydrogen

Cách sử dụng:

– Thoa trực tiếp khoảng 5ml Betadine vàng lên vùng da tổn thương 3-5cm. Có thể dùng thường xuyên.

– Nếu sử dụng trước khi phẫu thuật thì dùng 10ml thoa lên vùng da xung quanh khu vực cần xâm lấn, thoa trong vòng 2-3 phút.

– Nếu sử dụng để vệ sinh tay, lấy 5ml thuốc xoa ra cả mặt trước và trong lòng bàn tay trong 30 giây.

betadine là gì

Betadine vàng giúp sát khuẩn vết thương

4.4. Thuốc xịt họng Betadine Throat Spray

Thuốc xịt họng Betadine Throat Spray được sử dụng để điều trị các bệnh viêm loét aphter, viêm amidan, cảm cúm, viêm họng. Ngoài ra, thuốc còn dùng để vệ sinh răng miệng trước khi phẫu thuật nha khoa. (2)

Thành phần chính: Povidon-iod 0.45%, Glycerol, menthol, eucalyptus oil, Kali iodide.

Cách sử dụng:

– Xịt trực tiếp vào khoang miệng và họng, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.

Thuốc xịt họng Betadine

Thuốc xịt họng Betadine

4.5. Thuốc bôi sát khuẩn Betadine Ointment 10%

Dùng trong trường hợp sát khuẩn vùng da bị tổn thương do các vết loét, vết bỏng, các bệnh nhiễm trùng trên da, vết thương bội nhiễm.

Thành phần chính: Povidon-iod 10% kl/kl, Macrogol 400, Sodium Bicarbonat.

Cách sử dụng

– Vệ sinh vết thương rồi bôi thuốc trên vùng da tổn thương rồi để khô.

– Bôi 1-2 lần/ngày và chỉ sử dụng trong tối đa 14 ngày.

– Bạn có thể băng bó vết thương lại tuỳ thích.

Tuýp bôi sát khuẩn ngoài da Betadine

Tuýp bôi sát khuẩn ngoài da Betadine

5. Bảng so sánh và phân biệt các loại thuốc Betadine

5 loại thuốc sát khuẩn Betadine có chỉ định, thành phần và cách sử dụng khác nhau. Tuỳ vào từng trường hợp, bạn sẽ dùng loại thuốc phù hợp để phát huy công dụng tối đa. Dưới đây là bảng phân biệt các loại Betadine cho bạn đọc dễ hình dung:

Loại thuốc/Tiêu chí so sánhMàu sắcMục đích sử dụngThành phần chínhCách sử dụng
Dung dịch Betadine Vaginal Douche 10%Chai xanh ngọc 125mlRửa phụ khoaPovidon-iod 10%, FleuromaPha loãng với nước
Dung dịch Betadine Gargle and Mouthwash 1%Chai xanh rêu 125mlSúc miệngPovidone-iodine 1%Dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước
Dung dịch Betadine Antiseptic Solution 10%Chai vàng 125mlSát khuẩn vết thươngPovidone-iod 10%Thoa trực tiếp lên vết thương và da
Thuốc xịt họng BetadineChai màu xanh rêu dạng xịt 50mlXịt họng và niêm mạc giúp điều trị và vệ sinh các bệnh răng miệngPovidon-iod 0.45%Xịt trực tiếp vào họng và niêm mạc trong khoang miệng
Thuốc bôi sát khuẩn BetadineTuýp màu vàng 40gSát khuẩn vết thươngPovidon-iod 10%Bôi trực tiếp lên da

6. Tác dụng phụ của Betadine sát khuẩn

Các vấn đề phát sinh khi sử dụng Betadine có thể xảy ra ở một số đối tượng dị ứng với thành phần chính của thuốc:

– Phản ứng với thuốc gây ra sưng đỏ, phát ban, nóng rát, khó thở, mẩn ngứa.

– Một số trường hợp xuất hiện tình trạng hạ huyết áp, khó thở.

– Hấp thụ iod quá mức trong thời gian dài trên vết thương lớn, vết bỏng có thể gây suy thận, viêm gan cấp, rối loạn chuyển hoá, phình tuyến giáp.

– Gây ra rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng.

7. Cách giảm nguy cơ tác dụng phụ

Để giảm nguy cơ bị tác dụng phụ, người sử dụng có thể tham khảo một số cách dưới đây:

– Lần đầu sử dụng, dùng thử sản phẩm trên phần nhỏ của da và chờ xem có phản ứng phụ nào không.

– Thông báo tiền sử bệnh cho bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

– Ngừng sử dụng ngay khi có những triệu chứng lạ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

8. Hướng dẫn bảo quản thuốc Betadine

Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, sau khi sử dụng, bạn cần chú ý một số phương pháp bảo quản dưới đây:

– Bảo quản chai ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc những nơi có nhiệt độ cao trên 25 độ C.

– Để xa tầm với của trẻ nhỏ.

– Đóng kín nắp sau mỗi lần sử dụng.

– Đặt chai bên trong vỏ hộp khi bảo quản để tránh ánh sáng và độ ẩm để tránh giảm hiệu quả của thuốc.

– Tránh để thuốc trong tủ lạnh sẽ làm thay đổi cấu trúc hoá học của thuốc.

– Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng và chỉ sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày mở nắp.

9. Bảng giá thuốc Betadine các loại cập nhật mới nhất 2024

Các loại thuốc Betadine sát khuẩn được bán tại các nhà thuốc có giá dao động khoảng 60.000 – 100.000 VNĐ tuỳ từng loại. Tham khảo bảng giá dưới đây để biết thêm chi tiết:

Loại thuốcGiá thành
Dung dịch Betadine xanh rửa phụ khoa70.000 VNĐ/125ml
Dung dịch Betadine Gargle and Mouthwash 1% xanh rêu70.000 VNĐ/125ml
Dung dịch Betadine Antiseptic Solution 10% vàng75.000 VNĐ/125ml
Thuốc xịt họng Betadine98.000 VNĐ/50ml
Thuốc bôi sát khuẩn Betadine61.000 tuýp/40g

10. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Betadine sát khuẩn

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số vấn đề thắc mắc cần được giải đáp. Và dưới đây là những câu hỏi thường

10.1. Không sử dụng thuốc Betadine trong trường hợp nào?

Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc Betadine bao gồm:

– Người bị dị ứng với thành phần povidone-iodine hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

– Trẻ em dưới 2 tuổi.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Người đang mắc các bệnh về tuyến giáp.

– Người đang trị liệu iod phóng xạ.

– Bệnh nhân đang điều trị bằng lithium  giúp ngăn ngừa và giảm cơn trầm cảm, tức giận. (3)

– Người mắc bệnh viêm da mãn tính dạng Herpes Duhring – Brocq (DH).

Không dùng thuốc Betadine cho người bị viêm da mãn tính dạng Herpes

Không dùng thuốc Betadine cho người bị viêm da mãn tính dạng Herpes

10.2. Tôi có thể để Betadine qua đêm không?

Theo các bác sĩ, bạn có thể để Betadine trên da qua đêm do đây là chất sát khuẩn có thành phần an toàn giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm đang hoạt động. Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc bệnh về eczema cần hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian sử dụng. (4)

10.3. Betadine mất bao lâu để phát huy tác dụng?

Betadine có tác dụng sát khuẩn ngay lập tức trên da và niêm mạc sau khi sử dụng. Riêng với dung dịch súc miệng và xịt họng, thời gian Betadine phát huy tác dụng là khoảng 1 tuần để làm dịu cơn đau họng và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn.

10.4. Có thể pha dung dịch Betadine với nước không?

Bác sĩ đã cảnh báo về việc trộn dung dịch Betadine với nước là hoàn toàn có thể. Người sử dụng cần theo tỷ lệ hướng dẫn trên chai. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng đối với dung dịch sát khuẩn phụ khoa và dung dịch súc miệng. Với những sản phẩm còn lại, không nên trộn với nước sẽ làm giảm khả năng diệt nấm và vi khuẩn.

10.5. Betadine có hiệu quả với vết thương có mủ không?

Có. Betadine giúp sát khuẩn và loại bỏ mủ ở các vết thương bị loét do mủ và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Từ đó, rút ngắn thời gian lành vết thương tối đa.

Betadine và vết thương có mủ vẫn đem lại hiệu quả bình thường

Betadine và vết thương có mủ vẫn đem lại hiệu quả bình thường

Mong rằng, qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ Betadine là gì và công dụng, cách sử dụng của từng loại. Với những đối tượng chống chỉ định dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Betadine sát khuẩn
Nước súc miệng Betadine: Giải pháp toàn diện cho sức khỏe răng miệng

Nước súc miệng Betadine: Giải pháp toàn diện cho sức khỏe răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi tiến sĩ – bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) Trong những năm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ