25/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm họng mãn tính là bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng như đau nhức họng dai dẳng, ho có đờm,… Để cải thiện các triệu chứng trên, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Cách chữa viêm họng hạt mãn tính tại nhà rất an toàn và tiết kiệm chi phí nên được nhiều người áp dụng. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay sau đây.
Viêm họng mãn tính thường biểu hiện với các triệu chứng dai dẳng và kéo dài. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
– Đau họng kéo dài nhiều tuần, kèm theo cảm giác khô, ngứa, nóng rát và vướng ở cổ họng, thường nặng hơn vào buổi sáng và có thể có đờm (1)
– Khô mắt, đau mắt
– Khó nuốt, nuốt đau và vướng
– Ho dai dẳng, kéo dài
– Giọng nói thay đổi, khàn giọng
– Nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản
– Các triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, mệt mỏi
Dấu hiệu viêm họng hạt mãn tính
Để chữa trị bệnh viêm họng mãn tính ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian sau: súc họng bằng nước muối, sử dụng tỏi, chanh ngâm đường phèn, trà nóng, mật ong, rau diếp cá, hành tây, lá tía tô,…
Muối không chỉ là gia vị quan trọng trong các món ăn hàng ngày mà còn được nhiều người biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Muối sẽ tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh viêm họng mãn tính. Chỉ cần bạn kiên trì sử dụng hàng ngày, vùng cổ họng bị viêm sẽ dần dịu lại và giảm sưng tấy hiệu quả (2).
Hàng ngày, bạn hãy dùng nước muối để súc họng 2 – 3 lần, mỗi lần thực hiện trong khoảng 30 – 60 giây. Bạn không nên súc họng trong thời gian quá lâu thì sẽ làm cho niêm mạc họng bị tổn thương càng nặng, gây đau rát dai dẳng.
Ngoài ra, biện pháp tốt nhất là bạn nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9%. Việc tự pha nước muối tại nhà rất dễ dẫn tới tình trạng nồng độ muối quá cao, làm cho bệnh lý thêm nghiêm trọng.
Chữa trị viêm họng mãn tính bằng nước muối
Trong bảng thành phần của tỏi chứa rất nhiều hợp chất có lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất vẫn là allicin, glycogen, fitonxit,… Chúng có khả năng kháng lại những vi khuẩn gây ra bệnh lý viêm họng mãn tính, từ đó giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Chưa kể, tỏi còn có chứa hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đẩy lùi tác nhân gây viêm họng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tỏi để chữa bệnh viêm họng mãn tính tại nhà.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng 10 gram tỏi và lột sạch vỏ
– Cho tỏi vào trong một chén sạch và đổ mật ong vào ngập bề mặt tỏi
– Đặt chén tỏi, mật ong vào trong nồi để hấp cách thủy khoảng 20 phút
– Ăn hỗn hợp tỏi và mật ong 3 lần/ngày, trước bữa ăn 15 phút
Chanh ngâm đường phèn cũng là nguyên liệu được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh viêm họng mãn tính ngay tại nhà. Bởi quả chanh có hàm lượng acid citric cao, giúp làm loãng dịch đờm trong cổ họng, giảm cảm giác vướng và những cơn đau rát họng. Chưa kể, hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả chanh còn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được với tác nhân gây bệnh.
Trong khi đó, đường phèn đem lại cảm giác thanh mát, giúp xoa dịu tình trạng đau rát ở vùng cổ họng, giúp giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy, khi kết hợp chanh và đường phèn lại với nhau sẽ được một hỗn hợp có khả năng chữa viêm họng thể mãn tính.
Cách thực hiện:
– Cắt quả chanh ra thành từng lát mỏng
– Ngâm lát chanh với đường phèn
– Ngậm hỗn hợp chanh và đường phèn khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để chữa trị viêm họng
Hợp chất Gingerol trong củ gừng được biết đến với khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn RSV – tác nhân gây ra bệnh viêm họng. Không chỉ vậy, hợp chất trên còn có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp xoa dịu những cơn đau rát ở niêm mạc họng. Chính vì thế, sử dụng trà gừng cũng làm một mẹo dân gian mà bạn có thể tham khảo để điều trị bệnh lý viêm họng mãn tính.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị một củ gừng tươi và cắt thành từng lát mỏng
– Hãm lát gừng vào trong 250ml nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút
– Cho thêm một ít mật ong vào trong trà gừng và uống khi trà còn ấm. Bạn nên uống trà gừng 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ
Trà gừng có khả năng kháng khuẩn
Mật ong là một nguyên liệu có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng. Nguyên nhân là do 2 thành phần hydrogen peroxide, glucose oxidase trong mật ong có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Chúng sẽ tiêu diệt những vi khuẩn gây viêm họng mãn tính nên các triệu chứng của bệnh dần giảm bớt (3).
Bên cạnh đó, mật ong còn chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin. Nhờ vậy, các niêm mạc họng bị tổn thương sẽ nhanh hồi phục.
Cách thực hiện:
– Hòa 2 – 3 thìa mật ong vào trong 1 ly nước ấm để uống mỗi ngày vào buổi sáng
– Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ mật ong còn sót lại ra khỏi khoang miệng
Trong Đông y, rau diếp cá là một vị thuốc quý có tính mát, vị chua và giúp tiêu đờm. Còn trong y học hiện đại, thành phần của rau diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd. Đây là một hoạt chất tương tự như kháng sinh, có khả năng tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây viêm họng mãn tính, điển hình như liên cầu khuẩn nhóm A.
Chính vì vậy, rau diếp cá có công dụng giảm triệu chứng của viêm họng mãn tính khá hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng 50 gram rau diếp cá và 20 gram lá cam thảo đất rồi rửa sạch
– Cho nguyên liệu trên vào nồi và sắc với nước
– Dùng hỗn hợp nước vừa sắc để uống 2 – 3 lần/ngày
Rau diếp cá giúp tiêu đờm
Sử dụng hành tây để trị viêm họng mãn tính cũng là một phương pháp đơn giản mà rất nhiều người đang áp dụng. Hoạt chất Flavonoid trong hành tây có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, củ hành tây còn có chứa thành phần Phytonxit. Hợp chất trên có khả năng chống viêm rất tốt nên cũng hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng của viêm họng mãn tính như khàn giọng, đau họng, ho,…
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng 3 củ hành tây và lột sạch lớp vỏ vàng nâu bên ngoài
– Rửa sạch hành tây và chia thành 4 phần
– Cho hành tây vào nồi, đun sôi với nước trong khoảng 5 phút
– Bỏ phần bã hành tây, chắt lấy nước để uống 2 lần/ngày
Lá tía tô là một loại rau thơm được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít người biết tía tô còn có công dụng trong chữa trị bệnh viêm họng mãn tính. Bởi trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn như axit rosmarinic, axit oleanolic, axit ursolic,… Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây viêm họng mãn tính.
Bên cạnh đó, lá tía tô còn có chứa nhiều vitamin A, B1, B6, C,… giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Nhờ vậy, tình trạng viêm nhiễm sẽ dần thuyên giảm.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị lá tía tô tươi
– Đem lá tía tô đi rửa sạch với nước muối loãng
– Đun sôi 1 lít nước, cho lá tía tô đã rửa vào nồi và tiếp tục đun 10 phút nữa rồi tắt bếp
– Chia nước lá tía tô vừa đun ra thành nhiều phần để uống trong ngày giúp làm dịu cổ họng
Tía tô chứa nhiều chất kháng khuẩn
Húng chanh chứa tinh dầu có khả năng sát khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Do đó, loại thảo dược này được dùng để giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp, bao gồm viêm họng mãn tính.
Cách làm như sau:
– Rửa sạch vài ngọn lá húng chanh, sau đó giã nát cùng muối hạt
– Ngậm và nhai chậm rãi hỗn hợp này để tinh dầu húng chanh thấm vào thành họng
– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm dần
Củ cải trắng có thể giúp giảm sung huyết và hình thành chất nhầy trong cổ họng. Ngoài ra, củ cải còn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng gây cảm lạnh và ho. Vì vậy, bài thuốc từ củ cải trắng có thể giảm các triệu chứng như ho nhiều, ngứa rát cổ họng và ho có đờm.
Chuẩn bị: 1 củ cải trắng và 100ml mật ong.
Cách thực hiện:
– Gọt vỏ và rửa sạch củ cải, thái lát mỏng
– Đặt củ cải vào hộp nhỏ, đổ mật ong ngập củ cải và đậy kín, để qua đêm
– Mỗi lần dùng 1 thìa củ cải ngâm mật ong pha cùng 1 cốc nước ấm
Lá trầu thường được dùng để sát khuẩn và điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng hạt. Theo Đông y, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tán hàn, hành khí, khu phong và hóa đờm.
Y học hiện đại cũng chứng minh rằng các hoạt chất trong lá trầu có khả năng kháng viêm và chống virus hiệu quả, giúp ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và virus cúm.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 3 đến 4 lá trầu, rửa sạch và để khô
– Cho lá trầu vào 500ml nước đang sôi
– Đun sôi thêm 3 phút rồi tắt bếp
– Đợi nước nguội, thêm một ít muối và dùng hỗn hợp này để súc miệng trong ngày
Lá trầu có khả năng kháng viêm và chống virus hiệu quả
Vỏ quýt là vị thuốc Đông y quen thuộc, thường được dùng để chữa viêm họng và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Trong vỏ quýt có nhiều dưỡng chất giúp kích thích tiết đờm, làm giảm triệu chứng ho có đờm do viêm họng hạt.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch vỏ quýt và gừng tươi, để ráo nước
– Cạo bỏ lớp ngoài của vỏ quýt, thái sợi gừng tươi
– Hấp cách thủy vỏ quýt, gừng tươi và mật ong trong 15 phút
– Chờ nguội rồi dùng cả nước và cái để nhanh chóng cải thiện bệnh
Hoa kinh giới có tác dụng tiêu viêm, chống dị ứng, an thần và hạ nhiệt. Thảo dược này thường được sử dụng cùng với các dược liệu khác để điều trị viêm họng hạt. Cách thực hiện bài thuốc chữa viêm họng hạt với hoa kinh giới như sau:
– Chuẩn bị 10g hoa kinh giới, 10g cát cánh và 3g cam thảo
– Rửa sạch các dược liệu và cho vào nồi với 500ml nước
– Đun sôi và sắc thuốc cho đến khi còn khoảng 250ml nước
– Chia thuốc thành 2 phần, uống trước bữa ăn
Theo y học cổ truyền, khế chua có tính bình, vị chua ngọt, giúp long đờm, tiêu viêm, lợi tiểu. Vì vậy, khế chua thường được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng cấp, viêm họng hạt kèm theo ho khan, ho có đờm. Cách chữa viêm họng hạt bằng khế chua như sau:
– Chuẩn bị 500g khế chua, rửa sạch
– Vắt lấy nước cốt khế, trộn với muối
– Người bị viêm họng hạt có thể uống hoặc ngậm từ từ nước khế chua để giúp giảm đau rát họng
Rau diếp cá có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm. Một số bài thuốc trị viêm họng sử dụng rau diếp cá để đạt hiệu quả cao. Trong rau diếp cá chứa các chất kháng khuẩn, kháng sinh mạnh, giúp ức chế tác nhân gây bệnh. Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng rau diếp cá thực hiện như sau:
– Chuẩn bị 300g rau diếp cá, ngâm nước muối, rửa sạch và xay nhuyễn
– Đun sôi nửa lít nước vo gạo, thêm rau diếp cá vào nấu
– Khi nước sôi, tắt bếp và khuấy đều
– Lấy nước để uống ngày 2 lần
Rau diếp cá trị viêm họng
Khi áp dụng phương pháp trị viêm họng mãn tính bằng mẹo dân gian, bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
– Hiệu quả của các mẹo dân gian rất chậm nên cần kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài
– Các phương pháp tại nhà chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính như ho có đờm, đau rát họng, khàn tiếng,… chứ không loại bỏ được tác nhân gây bệnh nên không điều trị được dứt điểm bệnh lý
– Nên kết hợp các mẹo dân gian với vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, nghỉ ngơi điều độ và ăn uống khoa học để nhanh đạt được kết quả
– Nên lựa chọn những nguyên liệu tự nhiên sạch để đảm bảo an toàn với sức khỏe
– Dừng áp dụng các mẹo tại nhà nếu như gặp phải tình trạng kích ứng
– Nếu thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính không có dấu hiệu giảm bớt cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ
Để giảm bớt nhanh chóng các triệu chứng của bệnh lý viêm họng mãn tính, bác sĩ thường sử dụng 3 loại thuốc sau: Daiichi Sankyo, Amoxicillin và Clarithromycin
Daiichi Sankyo là sản phẩm điều trị bệnh viêm họng mãn tính có xuất xứ từ quốc gia Nhật Bản. Thuốc được các bác sĩ trong lĩnh vực tai mũi họng đánh giá rất cao bởi có thể loại bỏ mầm bệnh gây viêm họng. Nhờ vậy, tình trạng sưng tấy, đau rát họng,… sẽ nhanh chóng biến mất.
– Thành phần: Axit Tranexamic, chiết xuất cam thảo, Riboflavin, L-natri ascorbic acid, chất phụ gia,…
– Liều dùng: người lớn uống ngày 3 lần, mỗi lần uống 2 viên. Trẻ từ 7 – 15 tuổi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 viên. Sản phẩm không nên sử dụng đối với trẻ dưới 7 tuổi
– Lưu ý: phụ nữ có thai, người cao tuổi, người bị bệnh tim… cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
Amoxicillin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin, có công dụng rất tốt đối với việc điều trị bệnh viêm họng mãn tính. Thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh bằng cách ức chế quá trình tổng hợp Peptidoglycan. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh sẽ dần thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
– Thành phần: Amoxicillin, Colloidal silicon dioxid A200, Natri starch glycolate, Natri lauryl sulfat,…
– Liều dùng: Người lớn uống 250 – 500mg/lần, uống 3 lần/ngày trong 7-21 ngày. Trẻ nhỏ uống 25 – 50 mg/kg/ngày, chia thành 2 – 3 lần
– Lưu ý: thuốc kháng sinh Amoxicillin có thể gây ra các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy,…
Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Clarithromycin cũng thuộc nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa trị viêm họng mãn tính rất phổ biến. Đây là một loại kháng sinh macrolid bán tổng hợp, có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn. Khi vi khuẩn bị loại bỏ, bệnh lý viêm họng mãn tính cũng dần giảm bớt.
– Thành phần: Clarithromycin và tá dược
– Liều dùng: người lớn uống 250 mg thuốc cách mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên uống 7,5mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng trong 10 ngày liên tiếp
– Lưu ý: thuốc có thể gây tác dụng phụ như thay đổi vị giác, phát ban, đau nhức đầu,…
Người bệnh viêm họng hạt nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng sau:
– Đau họng nặng kéo dài không dứt
– Khó thở, khó nhai nuốt hoặc khó mở miệng
– Sưng phù ở mặt hoặc cổ
– Sốt từ 38 độ C trở lên
– Có máu trong nước bọt
– Xuất hiện khối u ở cổ
– Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần
– Đau tai liên tục, phát ban
Mỗi người đều có thể ngăn ngừa viêm họng hạt mãn tính bằng những cách sau (4):
– Điều trị triệt để viêm họng và các bệnh tai mũi họng, bệnh tiêu hóa như trào ngược axit để tránh tiến triển thành viêm họng hạt
– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu, suy dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
– Vệ sinh răng miệng đều đặn, dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng
– Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hạn chế đồ cay và nhiều dầu mỡ
– Tập thể dục thường xuyên như gym, yoga, chạy bộ, đạp xe
– Tránh hút thuốc, khói thuốc, rượu bia và chất kích thích
– Giữ ấm cơ thể và cổ, đặc biệt vào mùa đông
– Sử dụng khẩu trang và đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại để tránh tiếp xúc với hóa chất và khói bụi
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về viêm họng hạt mãn tính cùng giải đáp chi tiết:
Viêm họng hạt mãn tính hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như điều trị dứt điểm nguồn cơn. Điều này đòi hỏi việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nó một cách triệt để. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm, kết hợp với việc thay đổi lối sống như giữ ấm cơ thể, duy trì vệ sinh răng miệng, tránh các chất kích thích như khói thuốc lá và ăn uống lành mạnh.
Bệnh viêm họng hạt không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và không chữa trị đúng cách khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính, khiến bệnh tiến triển nặng hơn và trở thành mãn tính với nhiều biến chứng đáng lo ngại. Các biến chứng có thể bao gồm:
– Áp xe và viêm tấy xung quanh cổ họng, gây sốt cao và đau đớn
– Lây lan gây viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm phổi
– Dẫn đến viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng tim
– Nguy cơ ung thư vòm họng, đe dọa tới tính mạng
Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, không thể giải quyết tận gốc nguyên nhân của bệnh. Vì vậy, cần kết hợp với phương pháp Tây y dựa trên chỉ định của bác sĩ để điều trị triệt để nguyên nhân gây ra viêm họng mãn tính.
Để điều trị viêm họng hạt hiệu quả, cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, trong khi vitamin A và E hỗ trợ tái tạo niêm mạc bị tổn thương.
Rau xanh và các thực phẩm có tính mát giúp làm dịu niêm mạc họng và loãng đờm. Bổ sung thực phẩm giàu protein và kẽm là cần thiết. Tránh ăn đồ cứng, khô, cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường và acid, đặc biệt không dùng đồ lạnh.
Với những cách chữa viêm họng hạt mãn tính tại nhà mà Nha khoa Paris chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng bạn đã tìm được phương pháp phù hợp để bệnh lý mau khỏi. Nếu áp dụng đúng cách, các triệu chứng của bệnh sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn điều trị muộn, bệnh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe như viêm cơ tim, viêm phổi,…
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×