Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị nổi mụn nước ở mép môi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị nổi mụn nước ở mép môi là tình trạng môi bị sưng phồng với kích thước nhỏ, các vết mụn sẽ tự khỏi trong 1 – 2 tuần. Nhưng cũng có một vài trường hợp lại là cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng mụn nước ở mép môi.

1. Bị nổi mụn nước ở mép môi là gì

Bị nổi mụn nước ở mép môi (1) là tình trạng lớp da phồng lên và chứa dịch. Chúng thường mọc tạo thành từng đám trên môi và quanh miệng. Loại mụn này thường có kích thước dưới 5 mm. Bên trong mụn nước có dịch trong suốt, màu trắng đục, vàng hoặc lẫn cả máu.

Mụn nước ở mép môi gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là đau đớn. Mụn nước dễ vỡ do tác động gãi, sờ,… Khi mụn nước vỡ, dịch ở trong sẽ lan ra và khiến mụn lây lan sang các khu vực lân cận và ngày càng nhiều, ngứa hơn. Khi dịch khô sẽ để lại vảy cứng vàng trên da. Mức độ ngứa cũng bị ảnh hưởng bởi thực phẩm cay nóng hoặc dị ứng như ớt, tiêu, rượu bia, hải sản.

Nổi mụn nước ở mép môi

Nổi mụn nước ở mép môi

2. Triệu chứng nổi mụn nước ở môi

Mọc mụn nước ở môi (2) được bác sĩ chuyên khoa nhận định là do tác động của virus Herpes simplex tuýp 1. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường ăn uống, va chạm và giao tiếp. Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh sớm và điều trị kịp thời như:

– Mụn nước phồng rộp thành từng mảng ở trên môi hoặc quanh miệng. Các trường hợp khác còn mọc ở cằm, thậm chí là ở mũi, má

– Có cảm giác ngứa, bỏng rát

– Mụn nước ở mép môi thường có chứa dịch bên trong, khiến môi sưng, tấy

– Sau vài ngày, mụn nước sẽ chảy và đóng vảy, nhanh chóng lành lại

– Một số trường hợp mụn rộp nặng sẽ có triệu chứng như sốt, cổ có hạch bị sưng, đau họng

– Nếu bệnh lý Herpes ở trẻ em sẽ có thêm dấu hiệu chảy nước dãi, quấy khóc thường xuyên

3. Nguyên nhân gây mụn nước ở mép môi

Mụn nước không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nếu không có biện pháp giải quyết triệt để, mụn nước sẽ để lại sẹo trên môi vĩnh viễn. Việc nổi mụn nước ở mép môi xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

3.1. Bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là dạng viêm nhiễm mà bất kỳ ai đều có thể gặp phải, thường là các vết lở nhỏ ở trên niêm mạc miệng. Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ thấy những nốt mụn nhỏ trong miệng của mình. Hơn nữa, chúng có thể xuất hiện ở môi và khi vỡ ra tạo thành vết lở loét gây cảm giác đau rát.

3.2. Mụn rộp môi

Mụn rộp ở môi là các chùm mụn nước nhỏ, xuất hiện thành từng mảng trên hoặc quanh môi. Bị mụn nước ở môi do sự xâm nhập của virus Herpes Simplex gây ra. Tình trạng sẽ gây ra cảm giác ngứa, đau rát và khó chịu khi vỡ ra, thường kéo dài từ 1 – 3 tuần mới khỏi.

3.3. Dị ứng son môi

Nếu bạn sử dụng các loại son môi kém chất lượng có thể gây kích ứng, dị ứng. Từ đó làm mọc mụn nước ở môi. Vì thế, để tránh biến chứng về sau như môi biến dạng, bội nhiễm, sưng phù,… bạn hãy dừng sử dụng các loại son đó.

3.4. Phun môi kém an toàn

Môi bị nổi mụn nước có thể do bạn thực hiện phun xăm tại địa chỉ kém chất lượng, không an toàn nên gây ra viêm nhiễm. Tình trạng nặng hơn là xuất hiện mụn nước và sưng tấy, để lại sẹo xấu.

Nguyên nhân gây mụn nước ở mép môi

Nguyên nhân gây mụn nước ở mép môi

3.5. Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tế bào da, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây ra viêm nhiễm. Nếu hệ miễn dịch yếu, cơ thể không có đủ khả năng để kiểm soát vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở mép môi và các vấn đề về da khác.

3.6. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi cũng là nguyên nhân làm nổi mụn nước. Nguyên nhân là do cơ thể tiết nhiều dầu trên da, làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn nước phát triển.

3.7. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh lây qua đường tình dục từ virus Herpes. Tình trạng này có thể xuất hiện ở khoang miệng nếu hôn, quan hệ tình dục dùng miệng với người mắc bệnh hoặc dùng chung chén bát, muỗng, đũa,…

3.8. Bệnh bạch sản niêm mạc

Đây là tình trạng các mô tế bào trong khoang miệng phát triển quá mức. Các mô tế bào thường có màu trắng và lan rộng theo thời gian, gây ra viêm loét. Theo thống kê, bệnh bạch sản niêm mạc thường xuất hiện ở người nghiện thuốc lá hoặc đang dùng hàm giả tháo lắp.

3.9. Bệnh tay chân miệng

Nổi mụn nước ở miệng là triệu chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Bệnh gây ra do virus Enterovirus và Coxsackievirus, có thể lây truyền nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài miệng, bệnh còn làm nổi mụn nước ở lòng bàn tay và chân. Mụn không gây đau đớn và khó chịu nhưng nếu làm vỡ chúng sẽ có khả năng lây lan và lở loét.

3.10. Ung thư khoang miệng

Nếu nổi mụn nước màu trắng ở niêm mạc má, nổi cục cứng kích thước lớn và ngày càng tăng lên thì có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng. Khi đó, người bệnh nên tới nha khoa để được thăm khám và chẩn đoán.

4. Cách trị mụn nước ở mép môi tại nhà

Các vết mụn nước gây nhiều trở ngại trong quá trình ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các cách trị mụn nước ở mép môi tại nhà đơn giản, dễ dàng.

4.1. Sử dụng mật ong

Mật ong là thực phẩm tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng và có thể trị mụn nước tại nhà. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt, đặc biệt có vị ngọt ngào, lành tính, phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Hơn nữa, nhiều nhà khoa học đã chứng minh mật ong còn giúp ngừa nhiễm trùng thứ phát do nhiệt miệng.

Cách thực hiện: bôi trực tiếp mật ong vào vết mụn 3 – 4 lần/ ngày, thực hiện trong vài ngày, các biểu hiện sưng, viêm và đau sẽ giảm dần.

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong

4.2. Dùng dầu dừa

Giống như mật ong, dầu dừa cũng có khả năng kháng khuẩn tốt do có acid lauric tự nhiên. Dầu dừa có khả năng giảm sưng, giảm đau, làm vết loét mau lành hơn. Để có hiệu quả cao, bạn nên dùng loại dầu dừa nguyên chất.

Cách thực hiện: Lấy lượng dầu dừa vừa đủ, thoa lên vết mụn, vết loét trong miệng 1 – 2 lần mỗi ngày.

4.3. Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc được nhiều người yêu thích nhờ mùi thơm dịu và vị ngọt tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có công dụng giảm đau, liền vết thương tốt. Hơn nữa, trong trà hoa cúc chứa Levomenol và azulene, giúp sát trùng, chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Làm ẩm túi trà hoa cúc với nước sạch

– Dùng túi trà đắp lên vùng tổn thương khoảng vài phút

4.4. Điều chỉnh thói quen hằng ngày

Các thói quen hàng ngày ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe bên trong và tinh thần của bạn. Việc thay đổi các thói quen hàng ngày theo hướng tích cực cũng là cách điều trị hiệu quả với tình trạng mọc mụn nước ở môi. Bạn có thể thực hiện:

– Không thức khuya, ngủ đúng và đủ giấc hàng ngày

– Uống nước ấm

– Tập thể thao, giúp cơ thể trao đổi năng lượng với môi trường

Uống nước ấm hàng ngày

Uống nước ấm hàng ngày

4.5. Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp bạn có được hệ tiêu hóa tốt, sức khỏe bền bỉ và làn da khỏe, đẹp. Để trị mụn nước, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh như sau:

– Tránh đồ ăn chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ

– Tránh thực phẩm cay, nóng

– Hạn chế trái cây hoặc thực phẩm có tính nóng như vải, mận

– Bổ sung nhiều rau xanh, các loại quả, thực phẩm có tính mát như dứa, táo, sữa chua, nha đam,…

– Uống đủ 2 lít mỗi ngày để cấp ẩm cho môi và tăng cường sức đề kháng

5. Các loại thuốc trị mụn nước ở môi an toàn

Mụn rộp ở mép môi do virus Herpes gây ra thường gây cảm giác rất khó chịu, ngứa rát và đau, ảnh hưởng đến ăn uống. Dưới đây là một số loại thuốc trị mụn nước ở môi an toàn được bác sĩ khuyên dùng:

– Acyclovir 1%: kem bôi Acyclovir có công dụng ngăn virus Herpes phát triển và tái phát, đồng thời còn giúp giảm đau. Cần lưu ý là sau khi bôi thuốc vào môi, người bệnh sẽ thấy nóng rát nhẹ, tuy nhiên không cần quá lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường

– Penciclovir: kem bôi Penciclovir cũng có hiệu quả như Acyclovir 1%. Tuy nhiên, Penciclovir chỉ dùng cho trẻ trên 12 tuổi, bôi thuốc 2 lần mỗi ngày sáng và tối. Sau khi bôi, người bệnh có thể thấy bị châm chích và phần da bị mụn rộp khô hơn, bong tróc ra

– Denavir: Denavir thuộc nhóm kháng virus, có thành phần chính là Penciclovir, có công dụng ngăn virus phát triển và làm lành vết loét mụn rộp nhanh chóng, hơn nữa còn giảm ngứa và đau rát. Tuy nhiên, thuốc Denavir không giảm khả năng tái phát và lây nhiễm của bệnh

– Abreva: Abreva có thành phần chính là Docosanol, cũng có công dụng ngăn không cho virus xâm nhập vào sâu hơn. Abreva làm lành vết loét do mụn rộp gây ra ở môi nhanh chóng, giảm đau rát và ngứa

Ngoài các loại thuốc bôi trị mụn nước ở môi nêu trên, các loại thuốc khác cũng có hiệu quả được biết đến như Mangiferin 5%, Castellani, Znsp Cell II,… Tuy nhiên, dùng bất kỳ loại thuốc kháng virus hoặc thuốc điều trị nào đều cần có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Abreva trị mụn nước

Thuốc Abreva trị mụn nước

6. Cách phòng ngừa mụn nước ở mép môi tái phát

Để ngăn mụn nước ở môi tái phát và giảm nguy cơ lây nhiễm, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

– Tránh để môi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bằng việc sử dụng kem chống nắng, đeo khẩu trang. Điều này sẽ giảm nguy cơ kích ứng và tái phát mụn nước ở môi

– Hạn chế tiếp xúc thân mật với người có triệu chứng bệnh Herpes môi để ngăn lây nhiễm

– Tránh dùng chung đồ cá nhân như son môi, khăn mặt hoặc đồ dụng cụ ăn uống để ngăn lây nhiễm Herpes từ người khác

– Không dùng chung kem bôi hoặc thuốc điều trị mụn rộp với người khác

– Rửa tay trước và sau khi thoa thuốc ở các vết loét

– Vệ sinh răng miệng ẽ hàng ngày bằng kem đánh răng hoặc nước súc miệng lành tính, dịu nhẹ có công dụng sạch khuẩn

– Nghỉ ngơi nhiều, kiểm soát căng thẳng, không thức khuya

– Uống nhiều nước, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao thường xuyên

Bị nổi mụn nước ở mép môi là vấn đề bạn cần lưu ý để thăm khám và điều trị sớm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý về da nghiêm trọng. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị nổi mụn nước ở mép môi
Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Cách trị mụn nước ở môi nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Mụn luôn là nỗi lo lắng của nhiều người vì làm mất thẩm mỹ, tự tin. Tuy nhiên, mụn nước ở môi còn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt,

Ngày 11/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn nước ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nổi mụn nước ở môi có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Hiện tượng trên không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo những cơn đau nhức,

Ngày 09/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mụn nước trong khoang miệng là một tình trạng phổ biến gặp trong miệng, gây khó chịu và đau rát cho người bị ảnh hưởng. Vi khuẩn,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga