Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bọc răng sứ có đau không, cách khắc phục hiệu quả tại nhà

Bọc răng sứ là giải pháp hoàn hảo dành cho những người bị răng thưa, khấp khểnh nhẹ, nhiễm màu kháng sinh, nứt, vỡ… Tuy nhiên, có không ít người vẫn còn lo lắng về vấn đề bọc răng sứ có đau không. Câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết sau và tư vấn biện pháp giảm ê nhức sau khi làm răng.

1. Quá trình bọc răng sứ

Để bọc răng sứ đạt được hiệu quả như mong muốn, quá trình thực hiện cần phải khoa học, bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ thăm khám toàn bộ khoang miệng để xác định tình trạng răng một cách chính xác. Sau đó, bác sĩ giải thích phương án, kế hoạch thực hiện bọc răng sứ chi tiết. Trong trường hợp có các bệnh về răng, nướu như sâu răng, viêm nướu… bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi bọc sứ.

– Bước 2: Bác sĩ sát khuẩn và vệ sinh răng miệng để ngăn chặn những biến chứng sau khi làm răng. Kế tiếp, bác sĩ sẽ so màu răng để tạo ra răng sứ có màu sắc tự nhiên như răng thật. Sau đó, bác sĩ sử dụng vật liệu, thiết bị nha khoa chuyên dụng để lấy dấu 2 hàm nhằm sao lưu và làm răng tạm trước khi mài cùi răng.

– Bước 3: Bác sĩ gây tê cục bộ để đảm bảo cảm giác thoải mái nhất trong quá trình làm răng. Khi thuốc tê đã có tác dụng, bác sĩ sẽ mài cùi răng và lấy dấu hàm bằng máy Scan Trios 3D. Dữ liệu về dấu hàm sẽ được gửi trực tiếp đến labo để chế tạo răng sứ phù hợp.

– Bước 4: Sau khi lấy dấu, răng sẽ được xử lý bề mặt bằng bond để giảm ê, kích thích. Sau đó, bác sĩ lắp răng tạm để bảo vệ cùi răng thật và giúp quá trình ăn uống thuận tiện hơn.

– Bước 5: Khi răng sứ đã được chế tác hoàn tất, bác sĩ sẽ tháo răng tạm và gắn răng sứ lên cùi răng thật. Bác sĩ cần điều chỉnh sao cho răng sứ chuẩn khớp cắn, không gây cộm cấn và hoàn tất quá trình làm răng.

Răng sứ được gắn trên cùi răng thật

Răng sứ được gắn trên cùi răng thật

2. Bọc răng sứ có đau không

Quá trình bọc răng sứ (1) không gây ra bất kỳ cảm giác đau nhức, ê buốt hay khó chịu nào. Nguyên nhân là do bác sĩ đã gây tê cục bộ trước khi làm răng. Thuốc tê có khả năng ức chế hoạt động của dây thần kinh cảm giác tại khu vực mà thuốc tiếp xúc nên giúp loại bỏ cảm giác đau nhức và khó chịu.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê, nhức răng do quá trình bọc răng sứ cần phải mài răng. Với những người răng yếu thì có thể sẽ thấy đau nhưng mức độ cũng không nhiều. Bởi các bác sĩ nha khoa luôn tính toán kỹ tỉ lệ mài răng trước khi mài để không gây tác động quá nhiều tới cấu trúc răng.

Tuy nhiên, tình trạng trên cũng chỉ kéo dài 2 – 3 ngày và dần thuyên giảm. Khi đó, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn.

Bọc răng sứ có đau không

Bọc răng sứ có gây ê nhức răng

3. Nguyên nhân gây đau nhức dữ dội khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ bị đau nhức dữ dội thường xảy ra do những nguyên nhân sau: bác sĩ tay nghề kém, không điều trị bệnh lý trước khi bọc sứ, răng sứ kém chất lượng và chăm sóc tại nhà không đúng cách.

3.1. Bác sĩ tay nghề kém

Bác sĩ là người tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình bọc răng sứ. Do đó, bác sĩ thực hiện cần phải là người có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm. Nếu bác sĩ có tay nghề kém thì rất dễ mài răng quá nhiều, làm lộ ra phần ngà răng bên trong và gây ra tình trạng đau buốt dữ dội sau khi bọc sứ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp bác sĩ lắp răng sứ không chuẩn khớp cắn, lệch so với những răng còn lại trên cung hàm thì lực ăn nhai cũng bị dồn lên răng sứ rất nhiều. Khi đó, tình trạng đau nhức dữ dội và kéo dài cũng là điều rất khó tránh khỏi.

3.2. Không điều trị bệnh về răng, nướu trước khi bọc sứ

Về nguyên tắc, các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… cần phải được điều trị triệt để trước khi mài răng bọc sứ(2). Nếu như bác sĩ không chữa trị bệnh lý, các vi khuẩn gây bệnh vẫn sẽ tồn tại ở trong khoang miệng.

Chúng sẽ càng ngày càng phát triển và khiến cho viêm nhiễm lan rộng. Thậm chí, ổ viêm còn có thể lan đến răng vừa mài, gây nhiễm khuẩn nặng và kéo theo những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Bệnh sâu răng cần được điều trị triệt để trước khi bọc sứ

Bệnh sâu răng cần được điều trị triệt để trước khi bọc sứ

3.3. Răng sứ kém chất lượng

Chất lượng của răng sứ cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng sau khi bọc sứ. Nếu răng sứ được sử dụng không có nguồn gốc rõ ràng, bị pha thêm nhiều tạp chất thì sẽ khiến cho cùi răng thật và cả những mô nướu xung quanh răng bị kích ứng. Khi đó, bạn không chỉ bị đau nhức dai dẳng mà còn có nguy cơ hỏng răng gốc.

3.4. Chăm sóc sai cách

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, việc chăm sóc răng miệng sai cách cũng là một lý do gây ra tình trạng đau nhức dữ dội sau khi bọc sứ. Nếu như bạn ăn đồ quá nóng/lạnh hoặc ăn nhai thực phẩm cứng khi vừa mới làm răng thì răng rất dễ bị kích ứng và gây đau dữ dội. Không chỉ vậy, điều đó còn làm ảnh hưởng đến kết quả của ca bọc sứ.

4. Nên làm gì khi bị đau nhức sau khi bọc răng sứ

Để xoa dịu những cơn đau nhức sau khi làm răng sứ (3), bạn có thể áp dụng những cách sau:

– Dùng nước muối pha loãng: Muối có đặc tính kháng khuẩn rất cao nên giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và giảm đau nhức răng hiệu quả. Mỗi ngày, bạn hãy sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ nên súc trong khoảng 30 – 60 giây.

– Dùng hàm bảo vệ: Nếu như bạn có tật nghiến răng khi ngủ thì nên đeo hàm bảo vệ để tránh tình trạng các răng còn lại va chạm trực tiếp với răng sứ và làm tăng mức độ đau nhức.

– Uống thuốc: Với những người có nền răng yếu, bác sĩ có thể kê thuốc Ibuprofen, Acetaminophen… để giảm đau nhức kịp thời. Sau khi uống thuốc, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, bạn nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Ăn thực phẩm mềm: Trong thời gian đầu sau khi làm răng sứ, bạn nên ưu tiên ăn những thực phẩm ở dạng mềm, lỏng và dễ nuốt như cháo, súp… Bởi những thực phẩm trên không cần dùng nhiều lực nhai, giúp giảm bớt tình trạng đau nhức răng.

Nếu như sau khi áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng đau nhức răng vẫn không giảm bớt, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và khắc phục sớm.

Người mới làm răng sứ chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Người mới làm răng sứ chỉ nên ăn thực phẩm mềm

5. Làm sao để bọc răng sứ an toàn, tránh biến chứng đau nhức dai dẳng

Để quá trình bọc răng sứ diễn ra an toàn, tránh rơi vào trường hợp đau nhức dữ dội, trước tiên bạn cần phải lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Một địa chỉ uy tín cần phải đáp ứng được những tiêu chí sau: đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tân tiến, đảm bảo điều kiện vô khuẩn, răng sứ chất lượng…

Bên cạnh đó, sau khi bọc răng sứ, bạn cũng cần chăm sóc cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau:

– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng.

– Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo răng miệng được làm sạch, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Ăn thực phẩm mềm, nhai chậm và nhẹ nhàng trong tuần đầu tiên sau khi bọc răng sứ.

– Tránh sử dụng thực phẩm hay nước uống quá nóng, lạnh sau khi mài răng.

6. Review thực tế về tình trạng đau nhức của những người đã từng bọc sứ

Dưới đây là những chia sẻ thực tế từ những người đã từng áp dụng phương pháp bọc răng sư:

– Chị Mai Khuê chia sẻ: “Sau khi bọc sứ, tôi cảm thấy đau nhức nhẹ nhưng chỉ kéo dài trong vài ngày đầu tiên. Sau đó, tôi đã quen và không còn cảm nhận gì nữa. Đau nhức không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và tôi rất hài lòng với kết quả nhận được.”

– Anh Văn Bình chia sẻ: “Tôi có bị đau nhức nhẹ sau khi bọc sứ, đặc biệt là khi ăn nhai. Tuy nhiên, tình trạng trên chỉ kéo dài trong vài ngày và sau đó đã dần biến mất. Tôi rất hài lòng với quyết định bọc sứ và hoàn toàn có thể tự tin với hàm răng mới, nụ cười mới của mình.”

– Anh Lê Nam chia sẻ: “Đau nhức sau khi bọc sứ là một trải nghiệm không thể tránh khỏi nhưng nó chỉ là tạm thời và không quá nặng nề. Tôi đã sử dụng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ và cảm thấy thoải mái hơn. Kết quả cuối cùng là một nụ cười mới đẹp hơn, rạng rỡ hơn.”

Diện mạo hàm răng thay đổi sau khi bọc sứ

Diện mạo hàm răng thay đổi sau khi bọc sứ

Qua các thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề “bọc răng sứ có đau không”. Mặc dù có gây ê, khó chịu trong vòng vài ngày sau khi thực hiện nhưng hàm răng mới mà bạn nhận được sau khi bọc sứ chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Hiển thị nguồn

Hellobacsi: “Bọc răng sứ có đau không? Bọc răng sứ bị đau do đâu?”

Sở Y tế Thái Nguyên: “Bọc Răng Sứ Có Đau Không?”

Harleystreetsmileclinic: “Are veneers painful? | Do Veneers Hurt?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ có đau không
9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

9 Hậu quả bọc răng sứ sai cách và biện pháp phòng tránh

Mặc dù bọc răng sứ là phương pháp đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nhiều hệ lụy. Bài viết sau sẽ đề cập đến

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Nguyên nhân làm răng cửa bị mẻ? Quy trình bọc sứ răng cửa bị mẻ hoàn chỉnh

Bọc răng sứ răng cửa bị mẻ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng hiện nay. Kỹ thuật này không chỉ khôi phục tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo

Ngày 03/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ đón tết có phù hợp với bạn không?Thời điểm phù hợp để đi bọc răng

Bọc răng sứ là biện pháp nhiều người chọn nhằm sở hữu hàm răng trắng sáng tự nhiên cùng nụ cười tươi tắn để tự tin đón Tết. Tuy nhiên,

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ có thay được không, dấu hiệu cần thay răng sứ

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của răng, sở hữu hàm răng trắng và đẹp tự nhiên. Tuy nhiên,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
6 Nhược điểm của việc bọc răng sứ – Bác sĩ nha khoa Đàm ngọc trâm cho biết

6 Nhược điểm của việc bọc răng sứ – Bác sĩ nha khoa Đàm ngọc trâm cho biết

Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp cải thiện các khuyết điểm như răng nứt, vỡ, nhiễm màu, lệch lạc nhẹ… Mặc dù bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm