Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nha khoa Hồ Hiệp Anh Tuấn – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Đau nhức răng là hiện tượng mà hầu hết mỗi người đều gặp ít nhất một lần trong đời, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Để xoa dịu cơn đau nhức, bạn có thể áp dụng các mẹo như súc miệng nước muối, chườm lạnh, dùng tỏi… Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm bớt, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo bác sĩ nha khoa Hồ Hiệp Anh Tuấn, răng bị đau nhức là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý sâu răng. Vi khuẩn gây bệnh dần dần tấn công và phá vỡ men răng, ngà răng… Chúng sẽ tạo trên răng những lỗ nhỏ và ngày một lan rộng ra.
Ở giai đoạn đầu, bệnh sâu răng vẫn chưa có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, khi vi khuẩn đã lan đến phần ngà răng, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức và ê buốt rõ rệt. Sâu răng càng nặng thì tình trạng đau nhức càng dữ dội và kéo dài.
Bên cạnh đó, bạn còn gặp phải nhiều triệu chứng khác như có đốm đen trên thân răng, hôi miệng, răng nhạy cảm…
Đau nhức răng do sâu răng
Đây là tình trạng vùng tủy của răng và các mô bao quanh răng bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Viêm tủy răng thường xuất phát từ những lỗ sâu chưa được điều trị, răng bị sứt, mẻ…
Bệnh lý gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống và nói chuyện với mọi người xung quanh. Ngoài đau nhức, viêm tủy răng còn gây ra những triệu chứng như sốt, sưng hạch bạch huyết, lỗ tủy bị hở…
Nếu như bệnh lý trên không được chữa trị sớm, tủy răng sẽ bị phá hủy hoàn toàn, không còn đảm nhận được chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ răng.
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng trong khoang miệng do vi khuẩn gây nên. Khi chân răng bị viêm nhiễm, cơ thể sẽ sản sinh ra bạch cầu để chống lại. Xác bạch cầu hay còn gọi là dịch mủ không thể thoát ra ngoài sẽ dần hình thành ổ áp xe.
Ổ áp xe răng càng lớn thì mức độ đau nhức càng trở nên nghiêm trọng. Những người bị áp xe thường có dấu hiệu đặc trưng là đau nhức, sưng mặt. Đôi khi, cơn đau còn có thể lan sang cả những bộ phận lân cận như xương hàm, má, cổ…
Răng số 8 mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Tuy nhiên, do cung hàm thường không có đủ khoảng trống nên răng khôn rất dễ mọc sai lệch, thậm chí đâm sang những chiếc răng ở vị trí liền kề.
Hơn nữa, răng số 8 thường mọc khi xương hàm và những răng khác đã phát triển hoàn toàn. Chính vì vậy, quá trình mọc răng khôn thường gây đau nhức nhiều hơn so với những chiếc răng còn lại trên cung hàm.
Đối với những chiếc răng khôn mọc sai lệch, mọc ngầm… bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ để loại bỏ cảm giác đau nhức và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như viêm lợi trùm, nang xương hàm, sâu răng bên cạnh…
Viêm xoang là một trong những bệnh lý hô hấp rất phổ biến. Đây là tình trạng các lớp niêm mạc lót trong xoang bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý viêm xoang là chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho…
Trong nhiều trường hợp, viêm xoang cũng có thể khiến cho những chiếc răng gần vùng xoang bị đau nhức. Điển hình là răng ở hàm trên và hàm cấm.
Theo bác sĩ Anh Tuấn, viêm chân răng là một bệnh lý liên quan đến các mô xung quanh chân răng. Thông thường, ở giai đoạn khởi phát, bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm đã ở mức độ nghiêm trọng, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội và diễn ra trong khoảng thời gian dài.
Thậm chí, nếu như ổ viêm phát triển quá nhanh, các mô nướu gần như mất đi sự liên kết với chân răng khiến cho răng lung lay và dễ gãy, rụng.
Bên cạnh những bệnh lý mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng của bạn bị đau nhức. Những va chạm do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay trong quá trình chơi thể thao đều có thể tác động trực tiếp lên hàm răng và gây đau. Thậm chí, bạn còn dễ bị nứt, mẻ răng hoặc rụng răng vĩnh viễn.
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày không chỉ giúp giảm đau nhức hiệu quả mà còn rất tốt cho sức khỏe răng miệng. Muối có đặc tính sát khuẩn cao, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. Nhờ vậy, những cơn đau nhức răng cũng dần dịu bớt.
Cách thực hiện:
– Hòa một thìa muối tinh khiết vào trong cốc nước ấm và khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
– Súc miệng với nước muối khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 60 giây rồi nhổ ra ngoài.
Ngoài cách tự pha tại nhà, bạn có thể mua trực tiếp mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc để sử dụng.
Nước muối có khả năng diệt khuẩn cao
Chườm lạnh cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả đối với trường hợp đau nhức răng do chấn thương, sâu răng… Cơ chế tác động của phương pháp trên là làm co mạch máu của vùng răng bị ảnh hưởng và giảm hoạt động của dây thần kinh. Từ đó, hiện tượng đau nhức răng cũng dần dần được cải thiện.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị một túi gel chườm lạnh.
– Nếu túi gel chưa đông, bạn cho vào ngăn đá để chúng đông cứng hoàn toàn.
– Chườm nhẹ nhàng túi gel lên vùng má bên ngoài vị trí răng đau trong khoảng 10 – 15 phút.
– Nghỉ khoảng 20 – 30 phút rồi tiếp tục chườm nếu như cảm thấy răng vẫn còn đau nhức.
Sử dụng rượu cũng là một mẹo trị đau nhức răng khá hiệu quả tại nhà. Bởi trong bảng thành phần của rượu có chứa cồn với đặc tính sát khuẩn cao. Nếu như bạn kiên trì áp dụng, dần dần tình trạng đau nhức răng hay viêm nhiễm trong khoang miệng đều sẽ được cải thiện đáng kể. Chưa kể, rượu còn loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.
Ngoài rượu trắng thông thường, bạn có thể ngâm rượu với hạt gấc để nâng cao hiệu quả. Bởi trong đông y, phần nhân hạt gấc có tính ôn, giúp chống viêm và giảm đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng 30 – 40 hạt gấc và 500ml rượu trắng.
– Đốt cho đến khi lớp vỏ bên ngoài hạt gấc cháy đen.
– Lấy phần nhân hạt gấc màu vàng bên trong và giã nhỏ.
– Cho hạt gấc vào bình và ngâm với rượu trong ít nhất 10 ngày.
– Ngậm rượu hạt gấc hàng ngày trong vòng 10 – 15 phút rồi nhổ bỏ.
Trong tỏi có hoạt chất alliin. Sau khi được băm nhỏ hoặc giã nhuyễn, với tác động của men allinase, hoạt chất trên sẽ chuyển hóa thành allicin. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên với công dụng sát khuẩn, ức chế sự phát sinh của vi khuẩn gây hại và làm giảm cảm giác đau nhức khi bị sâu răng, viêm chân răng…
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị một vài tép tỏi và bóc sạch vỏ ngoài.
– Giã nhuyễn tỏi cùng với một ít muối tinh khiết.
– Đắp trực tiếp hỗn hợp tỏi vừa giã lên vùng răng bị đau nhức 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 3 – 5 phút.
Cách giảm đau nhức răng bằng tói
Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng lớn chất Menthol với khả năng gây tê rất tốt. Do đó, nếu như bạn áp dụng đúng cách, trà bạc hà sẽ xoa dịu những cơn đau nhức răng rất hiệu quả.
Đặc biệt, bạc hà còn có mùi hương thơm mát đặc trưng, giúp loại bỏ đi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng do vi khuẩn gây ra.
Cách thực hiện:
– Cho một ít lá bạc hà khô vào cốc nước nóng và ngâm trong khoảng 20 phút.
– Đợi đến khi trà nguội rồi dùng để súc miệng hàng ngày.
– Nhổ trà bạc hà ra ngoài và súc miệng bằng nước sạch.
Uống thuốc là phương pháp giảm đau nhức răng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau răng được dùng phổ biến:
– Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn, thường được sử dụng đối với trường hợp đau răng nhẹ hoặc vừa. Thuốc không có hoạt tính kháng viêm và an toàn cho cả phụ nữ mang thai, trẻ em… Liều dùng phổ biến là uống 325-600mg mỗi 4-6 giờ
– Ibuprofen: Đây cũng là một loại thuốc giảm đau được dùng khi đau nhức răng. Thuốc thường được sử dụng với liều lượng là 200 – 400mg mỗi 4 – 6 giờ.
– Naphacogyl: Thuốc Naphacogyl thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng, đặc biệt là áp xe răng. Người lớn có thể uống 4 – 6 viên/ngày, chia thành 2 lần, trẻ nhỏ uống 2 – 3 viên/ngày.
Thuốc giảm đau răng
Khi gặp phải tình trạng đau nhức răng, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu như:
– Cơn đau nhức kéo dài 1 – 2 ngày và không hề có dấu hiệu thuyên giảm.
– Cường độ và thời gian đau nhức ngày một tăng dần.
– Sốt cao.
– Cơn đau lan sang cả tai, hàm…
– Gặp khó khăn khi mở miệng.
Những dấu hiệu trên cho thấy bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng khoang miệng. Do đó, bạn cần điều trị sớm để ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang những bộ phận khác trên cơ thể.
Để phòng tránh hiện tượng đau nhức răng, bạn nên:
– Vệ sinh răng miệng với kem đánh răng có chứa fluoride ít nhất 2 lần/ngày.
– Dùng chỉ nha khoa/máy tăm nước và nước súc miệng hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
– Lấy cao răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 2 lần/năm.
– Ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho răng, nướu phát triển.
– Đeo hàm bảo vệ khi chơi các môn thể thao yêu cầu vận động mạnh.
– Tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ có tính axit cao bởi có thể gây hại tới răng.
Ăn nhiều đồ ngọt gây hại tới răng
Tóm lại, đau nhức răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bạn có thể giảm bớt cơn đau tạm thời tại nhà nhưng vẫn nên đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.
Panadol được chỉ định trong các trường hợp đau răng, đau cơ, đau đầu, viêm khớp và viêm họng. Vì vậy, đối với câu hỏi đau răng uống
Tình trạng đau nhức răng hàm dưới nếu như không được chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm như giảm khả năng ăn nhai,
Các cách trị nhức răng dân gian được áp dụng phổ biến gồm có lá ổi, lá trầu không, quả vải, lá lốt, cây duối, cây cúc áo, hạt gấc, vỏ
Đau nhức răng hàm là biểu hiện ban đầu rất có nguy cơ tiến triển thành bệnh lý nguy hiểm, gây mất răng ăn nhai quan trọng. Mặc dù tiềm
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×