19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Có không ít dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh như sốt nhẹ, bú kém hơn, từ chối ăn, chảy dãi liên tục, nổi ban,…. Quá trình mọc răng ở mỗi bé cũng sẽ có sự khác nhau nhất định, không phải bé nào cũng giống bé nào. Vì vậy, hãy nắm bắt những bí quyết “đắt giá” để có một cách chăm sóc hiệu quả nhất.
Theo các bác sĩ tại Nha khoa Paris, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ thông thường sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 6, ở nhóm răng cửa hàm dưới. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bé mọc sớm hơn hoặc muộn hơn.
Nhưng nếu bé yêu của bạn rơi vào trường hợp đấy thì cũng không cần phải quá lo lắng, vì đây là điều rất đỗi bình thường. Nguyên nhân có thể là do di truyền, cấu trúc răng khác biệt của bé dẫn đến sự chênh lệch về thời gian.
Hơn thế, cha mẹ cần biết rằng việc mọc răng của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như gen, chế độ dinh dưỡng, hàm lượng canxi, vitamin D,… Trong trường hợp thời gian chênh lệch đã hơn 1 năm thì cần đưa bé đi thăm khám tại các địa chỉ bệnh viện, nha khoa uy tín để biết nguyên nhân thực sự do đâu.
Quá trình mọc răng của bé sẽ diễn ra đến năm 2 tuổi rưỡi và cũng có bé phải đến 3 tuổi mới mọc đủ 20 chiếc răng sữa, chia đều ở cả hàm trên lẫn hàm dưới.
Thường thì việc mọc răng ở trẻ sơ sinh sẽ đi kèm rất nhiều dấu hiệu khác nhau như chảy nước dãi, nổi mẩn quanh miệng, quấy khóc, sốt,… Tất nhiên thì không phải bé nào cũng giống bé nào.
Thực tế thì mỗi bé sẽ trải qua một quá trình mọc răng khác nhau, có bé sẽ rất “vất vả” nhưng cũng có bé thì chỉ quấy hơn so với ngày thường đôi chút mà thôi.
Trong quá trình mọc răng, tuyến nước bọt dường như sẽ hoạt động với “công suất” tối đa. Theo đó, nước bọt tiết ra liên quan trực tiếp cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương.
Vào thời điểm bé mọc răng, sự phát triển sẽ kích thích đến dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nhiều nước dãi hơn so với ngày thường. Hơn thế, do chức năng nuốt nước bọt ở trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Kết hợp với khoảng miệng của bé vẫn còn khá nông nên rất khó để kiểm soát toàn bộ lượng nước dãi được tiết ra.
Tất nhiên khi các răng được mọc đầy đủ và các bé đã lớn hơn thì điều đó cũng cải thiện hơn qua từng ngày.
Đây là dấu hiệu thứ hai mà bạn rất dễ nhận thấy khi bé yêu của mình sắp hoặc đang mọc răng. Nổi mẩn hay phát ban quanh miệng thực chất là do chính hiện tượng chảy nước dãi quá nhiều ở trên.
Sự nhỏ giọt tường như vô hại đó lại gây nứt nẻ, mẩn đỏ cho vùng da quanh miệng của bé. Nếu không chú ý chăm sóc cẩn thật các mụn đỏ sẽ ngày càng gia tăng và thậm chí là bị trầy da khiến bé bị xót, đau.
Hơn thế, không chỉ khu vực quanh miệng mà ngay cả vùng cổ và cằm cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự như vậy. Vì vậy, các mẹ cần chú ý để chăm sóc cho bé yêu tốt hơn nhằm hạn chế tối đa bằng yếm, màng chắn ẩm cũng như kết hợp các loại kem bôi chuyên dụng an toàn và lành tính.
Do áp lực phá vỡ nướu để chồi răng phát triển, nên chắc chắn vùng nướu của bé sẽ bị ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu. Để làm dịu điều đó các bé sẽ tìm kiếm thứ gì đó để nhai, cắn như một sự giải tỏa đầy thoải mái.
Bởi khi cắn những áp lực do răng gây ra sẽ được giảm bớt rất nhiều. Như vậy, bỗng nhiên bé yêu lại bắt đầu vơ những thứ xung quanh để đưa vào miệng cắn, nhai thì các mẹ cần chú ý vì đây là một dấu hiệu mọc răng rất điển hình.
Bạn có thể một số trẻ sơ sinh khi mọc răng vẫn rất ngoan, nhưng điều đấy không phải đúng với tất cả. Ngược lại, số đông các trẻ quấy khóc nhiều hơn và tất nhiên bố mẹ phải “chịu trận”.
Nhưng nếu bé của bạn quấy khóc thì cũng rất bình thường, bởi cũng giống khi mọc răng khôn lợi của chúng ta bị phá rách ra thì chiếc răng số 8 mới có thể mọc lên. Và đó là một quá trình không hề thoải mái chút nào, việc mọc răng sữa của trẻ sơ sinh cũng vậy.
Thường thì những chiếc răng đầu tiên (nhóm răng cửa) sẽ là đau nhất, sau đó cũng có thể vì đã quen nên khi mọc các răng tiếp theo thì bé sẽ không quấy khóc nhiều như vậy.
Khi răng miệng bị đau nhức, ngay cả người lớn cũng không thể thoải mái, dễ chịu như bình thường được. Vì vậy, dấu hiệu các bé trở nên khó chịu hơn cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Nhiều bé còn trở nên cáu kỉnh, dường như là “phát hờn” với cả thế giới. Nhưng điều đó cũng nhanh chóng qua đi, các mẹ chỉ cần chiều con hơn một chút là được.
Trong quá trình mọc răng, lợi của bé sẽ bị đau và đây cũng là nguyên do vì sao có nhiều bé sẽ bú kém hơn và thậm chí là từ chối ăn. Tất nhiên, dấu hiệu trên không phải xuất hiện ở tất cả các bé. Nhiều bé vẫn sẽ bú sữa, ăn uống như thường lệ và ngược lại.
Đối với các bé bú kém đi hay lười ăn thì chỉ sau một vài ngày, có thể thấy rõ cân nặng bị sụt giảm nhanh. Nhất là khi quan sát gương mặt sẽ thấy bé yêu của bạn bị “tọp” đi hơn rất nhiều.
Khi quan sát thấy nướu răng của bé bị đỏ hơn hoặc giống như có một cục u màu xanh nhạt thì đây là hiện tượng tụ máu nướu răng – một trong những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh phổ biến.
Do quá trình mọc lên của răng, khiến máu bị kẹt lại ở dưới nướu và không thể tiếp tục di chuyển. Hãy sử dụng gạc ấm hoặc khăn ấm lau trên vùng nướu có máu tụ. Như vậy sẽ giúp máu tụ nhanh chóng tan đi và đồng thời giảm đau cho bé yêu.
Mọc răng cũng khiến hệ miễn dịch của bé bị yếu đi, nên nhiều trẻ sơ sinh sẽ bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn thường nhầm lẫn sốt do mọc răng với sốt do các bệnh lý khác.
Sốt do mọc răng thường là sốt nhẹ và cũng không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như tiêu chảy.
Chăm sóc trẻ mọc răng đúng cách là điều mà mọi phụ huynh đều quan tâm đến. Bởi lúc đó, bé yêu của bạn sẽ phải chịu những cơn đau, sốt, sự khó chịu nên chúng không chỉ tác động vào mặt tâm lý mà cả thể chất.
Vì vậy, hãy bỏ túi ngay những bí quyết sau đây để giúp việc chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng “chuẩn bài” hơn.
Hãy chuẩn bị bánh ăn dặm cho bé, trong khi ăn nhai những chiếc bánh sẽ giúp bé nướu của bé bớt khó chịu.
Cất gọn những vật dụng tiềm ẩn nguy hiểm mà bé có thể đưa vào miệng để cắn.
Hãy đưa cho bé những món đồ chơi dành riêng cho trẻ đang mọc răng đẻ bé cắn, nhai một cách thỏa thích.
Nếu như bé biếng ăn, thì nên đổi món hoặc chế biến theo cách khác để kích thích sự thèm ăn của bé.
Massage nướu nhẹ nhàng khi bắt đầu có hiện tượng sưng tấy lên.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, gel giảm đau mọc răng.
Khi răng bắt đầu mọc cho đến khi hoàn tất “nhiệm vụ” thì ngay từ ban đầu các phụ huynh đã cần phải lưu tâm đến rất nhiều vấn đề để giữ cho bé yêu một bộ răng luôn chắc khỏe.
Kể cả là răng sữa thì điều đó cũng không thay đổi, bởi răng sữa sẽ tác động trực tiếp đến việc thay răng vĩnh viễn sau đó.
Khi trẻ mới mọc răng, phụ huynh nên dùng vải mềm để vệ sinh hàng ngày. Sau đó thì đổi dần nên bàn chải lông mềm khi răng đã mọc đầy đủ.
Khi trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, nên hạn chế đồ ngọt cũng như uống sữa đêm. Nếu như bé uống sữa đêm thì cần phải lấy bình ra khỏi miệng ngay sau khi ti xong.
Hạn chế cho các bé ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai cũng như đồ uống có ga.
Sau 6 tháng, kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên được mọc, nên đưa trẻ đi khám nha khoa và sau đó cứ định kỳ thăm khám như thường lệ.
Việc nhận biết các dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh từ sớm sẽ giúp phụ huynh có được kế hoạch chăm sóc răng miệng tốt hơn. Ngay cả khi, bé yêu của bạn không bị sốt hay quấy khóc thì việc chăm sóc sao cho đúng, hiệu quả vẫn cần đặt lên hàng đầu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×