Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Trẻ mọc răng: Dấu hiệu, mẹo giảm đau & cách chăm sóc đúng

Khi trẻ mọc răng sẽ có biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, sốt nhẹ. Đây được xem là “cột mốc” đánh dấu sự phát triển ở trẻ nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng những phương pháp giảm đau giúp bé dễ chịu hơn. Cùng lắng nghe hướng dẫn cụ thể của tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc Nha Khoa Paris) trong bài viết dưới đây nhé.

1. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Lúc này, có một số dấu hiệu rõ ràng ba mẹ có thể thấy được:

– Quấy khóc: Răng mọc khiến nứt lợi gây đau nhức, sưng đỏ, ngứa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc hơn bình thường.

– Thích nhai cắn mọi thứ: Khi răng nhú gây ngứa lợi khiến trẻ thích cắn nhai mọi thứ khi cầm trên tay.

– Sốt nhẹ: Khi mọc răng, hệ miễn dịch thay đổi khiến trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu. (1)

– Bỏ ăn, ngủ kém: Phần nướu mọc răng đau nhức kèm sốt nhẹ khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không ngon giấc, trằn trọc, thường xuyên dậy giữa chừng

– Chảy nhiều dãi: Khi mọc răng, dây thần kinh số 5 bị kích thích khiến tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn. Hơn nữa, chức năng nuốt và khoang miệng ở trẻ còn nông dẫn đến chảy dãi ra ngoài.

– Nổi mẩn quanh miệng: Dãi chảy quanh miệng nhiều, không lau khô khiến vùng da cằm của bé bị nổi mụn nước nhỏ, mẩn đỏ.

Quấy khóc là biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc bắt đầu mọc răng

Quấy khóc là biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc bắt đầu mọc răng

2. Phân biệt dấu hiệu sốt mọc răng với sốt do bệnh khác

Khi trẻ sốt do mọc răng, ba mẹ có thể bị nhầm lẫn với sốt thông thường gây ra xử lý sai hướng, không có hiệu quả. Dưới đây là bảng phân biệt dấu hiệu sốt mọc răng và sốt do bệnh cho bạn tham khảo:

Sốt mọc răngSốt do bệnh
 

Sốt 38 – 38,5 độ C

Đi kèm với các triệu chứng đặc trưng:

– Chảy nhiều dãi

– Thích gặm nhai

– Cáu kỉnh, khó ngủ

– Nướu sưng đỏ

– Lười ăn

– Đôi khi kèm tiêu chảy

Sốt > 38,5 độ C

Đi kèm với các triệu chứng:

– Sổ mũi

– Đau họng, ho

– Rét run người, đổ mồ hôi trộm (2)

3. Thứ tự mọc răng của trẻ

Trẻ bắt đầu mọc răng trong khoảng 6-9 tháng sau sinh. Quá trình mọc răng sẽ diễn ra liên tục đến khi trẻ đạt mốc 33 tháng tuổi, răng mọc lấp đầy 2 hàm. Tuy nhiên, thời gian có thể dài ngắn khác nhau tùy vào thể chất, chế độ dinh dưỡng của trẻ.

– Giai đoạn 6-9 tháng: Mọc 2 răng cửa hàm dưới

– Giai đoạn 8 – 12 tháng: Mọc 2 răng cửa hàm trên

– Giai đoạn 9 – 13 tháng: Mọc thêm 2 răng cửa hàm trên

– Giai đoạn 10 – 16 tháng: Mọc thêm 2 răng cửa hàm dưới

– Giai đoạn 13 – 19 tháng: Mọc răng hàm

– Giai đoạn 16 – 22 tháng: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên

– Giai đoạn 17 – 23 tháng: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới

– Giai đoạn 23 – 31 tháng: Mọc 2 chiếc răng hàm tiếp theo

– Giai  đoạn 25 – 33 tháng: Mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng

Bạn có thể theo dõi biểu đồ mọc răng ở trẻ theo hình ảnh dưới đây:

Biểu đồ mọc răng ở trẻ

Biểu đồ mọc răng ở trẻ

4. Hướng dẫn giảm đau khi trẻ mọc răng

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Hiện tượng bỏ ăn, quấy khóc, ngủ không ngon giấc khiến các bậc phụ huynh lo lắng tìm cách giải quyết. Có một số biện pháp giúp giảm bớt khó chịu cho trẻ ba mẹ có thể áp dụng tại nhà như chườm lạnh, dùng gặm nướu, ăn uống đồ mát hoặc sử dụng thuốc giảm đau.”

4.1. Chườm lạnh

Cảm giác mát lạnh sẽ giúp giảm cơn đau vùng nướu đang sưng tấy, nóng đỏ.

– Lấy một chiếc khăn mềm sạch hoặc miếng rơ lưỡi dùng 1 lần nhúng vào nước lạnh rồi lau miệng cho trẻ.

– Chú ý chườm mỗi lần trong thời gian ngắn, không quá 20 phút để tránh tổn thương da, mô trong khoang miệng.

– Không để trẻ ngậm đá hoặc uống nước lạnh sẽ gây viêm họng.

Dùng khăn thấm nước lạnh để chườm vùng lợi đang chuẩn bị mọc răng

Dùng khăn thấm nước lạnh để chườm vùng lợi đang chuẩn bị mọc răng

4.2. Để cho bé được nhai

Khi mọc răng sẽ gây nứt và ngứa lợi. Hoạt động nhai, cắn sẽ giúp tạo áp lực nhẹ lên nướu giúp giảm cơn khó chịu hiệu quả.

– Dùng ti giả, khăn mềm sạch bọc trong túi zip để tủ mát 1-2 tiếng rồi cho bé nhai.

– Sử dụng ngậm nướu chuyên dụng làm bằng nhựa mềm an toàn. Bỏ vào tủ mát trong 1-2 tiếng rồi cho bé ngậm sẽ giúp giảm bớt cơn đau cho bé.

4.3. Ăn uống đồ mát

Đồ ăn, thức uống mát giúp xoa dịu cơn đau ở trẻ. Đồng thời, việc nhai thô tạo áp lực chà xát nhẹ lên vùng nướu bị sưng giúp giảm ngứa hiệu quả.

– Cho trẻ gặm cà rốt, dưa chuột, táo trong tủ mát được tạo khuôn thành hình đáng yêu để tạo sự chú ý, giảm cảm giác chán ăn. (3)

– Ăn sữa chua, nước ép hoa quả bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

– Với bé từ 18 tháng tuổi trở lên, ba mẹ có thể cho con ăn kem hoa quả.

– Hoặc có thể cho bé sử dụng những món có vị mát như sữa chua, rau quả nghiền nhuyễn và được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

4.4. Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp các cách trên không hiệu quả, bé sốt trên 38.5 độ C, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Thông thường, với trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau chứa Paracetamol, liều lượng sử dụng tùy vào cân nặng. Thuốc có dạng bột, siro, cốm hoặc nhét hậu môn.

Sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp bé đau nhức nhiều, sốt trên 38,5 độ

Sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp bé đau nhức nhiều, sốt trên 38,5 độ

4.5. Phân tán sự chú ý của trẻ

Ba mẹ có thể phân tán sự chú ý của trẻ thông qua các trò chơi thú vị, mới lạ để trẻ cuốn vào các trò chơi mà quên đi cơn đau. Đồng thời, thường xuyên vỗ về, dỗ dành, cho bé nghe nhạc để bé cảm thấy được yêu thương, vượt qua giai đoạn khó chịu.

5. Mẹo giúp trẻ mọc răng không đau

Để bé mọc răng không đau, không sốt có một mẹo dân gian rất hiệu quả đó là sử dụng lá hẹ. Chúng có thành phần kháng sinh tự nhiên như sulfit, allicin, odorin có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

Cách thực hiện

– Khi bé đủ 3 tháng 10 ngày, mua lá hẹ rửa sạch rồi luộc với nước. Chú ý luộc với lượng nước ít để có nước cốt hẹ đậm đặc.

– Thấm gạc rơ lưỡi vào nước luộc hẹ rồi rơ vào lợi của bé. Vừa rơ vừa đọc “Mọc răng như giá không đau không sốt mọc tốt như hẹ”. Bé trai đọc 7 lần, bé gái đọc 9 lần.

6. Chăm sóc trẻ khi mọc răng đúng cách

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm chia sẻ: “Bên cạnh những cách giảm đau khi mọc răng cho trẻ thì ba mẹ cũng cần nắm được cách chăm sóc răng tốt nhất cho con ở những năm tháng đầu đời. Tạo điều kiện cho con sở hữu hàm răng đẹp, khỏe mạnh”

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé bằng gạc rơ lưỡi và nước muối sinh lý 2 lần/ngày.

– Với những trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi, có khả năng cầm nắm đồ vật tốt, mẹ có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng dành riêng cho bé. Lượng kem đánh răng sử dụng có thể bắt đầu một lượng nhỏ bằng hạt đậu.

– Cho trẻ ăn cháo loãng trong trường hợp bỏ ăn. Nếu trẻ không thể ăn cháo bột, ba mẹ cân nhắc tăng cường lượng sữa trong ngày.

– Lau nước dãi cho bé bằng khăn sạch, mềm để hạn chế vi khuẩn lây lan gây viêm da quanh miệng, cằm.

– Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, bánh kẹo, ngậm bình sữa khi ngủ bởi lượng đường sót lại trong răng nếu không được vệ sinh kỹ sẽ gây sâu răng.

– Trong trường hợp trẻ rối loạn tiêu hoá, đi phân sệt trên 3- 4 lần/ngày,  bạn có thể cho bé uống men tiêu hoá và uống nhiều nước. Nếu đi phân lỏng, đi trên 4 lần/ngày thì hãy đưa đến bác sĩ.

– Đựa con đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý và kịp thời điều trị.

– Không tự ý mua kháng sinh cho con uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh nhiều cho bé có thể ảnh hưởng đến hình dáng và màu sắc trên răng sữa của trẻ.

7. Khi nào nên cho trẻ đi khám nha khoa?

Mọc răng là hiện tượng bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay:

– Trẻ sốt trên 38 độ triền miên, uống thuốc hạ sốt không giảm sâu, tái sốt lại sau 1-2 tiếng. Đây là dấu hiệu sốt do virus hoặc bệnh lý, không phải do mọc răng. (4)

– Trẻ quấy khóc trên 2 tiếng, quá 2 ngày, liên tục dùng tay bứt tai.

– Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng, có mùi tanh.

– Trẻ trên 18 tháng nhưng chưa mọc răng

– Trẻ có dấu hiệu bị sâu răng như viêm lợi, chảy máu chân răng, đau nhức…

Cần đưa bé đi khám khi sốt triền miên trên 38.5 độ

Cần đưa bé đi khám khi sốt triền miên trên 38.5 độ

8. Một số câu hỏi thường gặp khi bé mọc răng

Mỗi trẻ sẽ có cơ địa và thể chất khác nhau nên thời điểm và cách thức mọc răng cũng khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp nhất kèm giải đáp chi tiết:

8.1. Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?

Khi mọc răng, tình trạng sốt sẽ kéo dài trong 3-4 ngày và sau đó tự hết. Nguyên nhân là do nướu bị nứt, trẻ gặm nhấm đồ vật tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm quanh nướu. Tuy nhiên, đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Trong thời gian trẻ sốt, ba mẹ cần chườm ấm để làm mát và sử dụng thuốc hạ sốt nếu cần.

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?

8.2. Trẻ sơ sinh 3 tháng rưỡi mọc răng có sao không?

Điều này hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Tình trạng này xuất hiện có thể do bẩm sinh, nếu ba mẹ cũng mọc răng sớm thì con cũng có thể nhận di truyền đặc điểm này. Hoặc do bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như vitamin D, canxi giúp quá trình mọc răng diễn ra nhanh hơn.

8.3. Trẻ mọc răng trên trước có sao không?

Răng mọc trên trước là hiện tượng bình thường, không có ảnh hưởng gì. Thông thường, bé sẽ mọc răng cửa hàm dưới trước nhưng ở một số trẻ có cơ địa đặc biệt sẽ mọc ở phần hàm trên trước tiên. Ba mẹ không cần quá lo lắng, nếu trẻ có hiện tượng đau, sốt, quấy khóc thì áp dụng các phương pháp giảm đau cho trẻ như bình thường.

8.4. Tại sao trẻ tiêu chảy khi mọc răng?

Theo nhận định của một số chuyên gia, khi mọc răng, nước bọt tiết ra nhiều, trẻ nuốt vào gây rối loạn cân bằng dạ dày và gây tiêu chảy. Ngoài ra, việc thường xuyên gặm nhai những vật dụng không vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Trên đây là những cách giảm đau và chăm sóc khi trẻ mọc răng mà ba mẹ nên tham khảo giúp trẻ dễ chịu hơn. Đồng thời, tạo tiền đề giúp trẻ sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khoẻ trong tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Nha Khoa Paris qua hotline: 0943.776.699 để được giải đáp chi tiết.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng
Răng mọc chồi: Triệu chứng, cách chăm sóc và giải pháp giảm đau

Răng mọc chồi: Triệu chứng, cách chăm sóc và giải pháp giảm đau

Tình trạng răng mọc chồi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Bài viết sau sẽ

Ngày 09/05/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng có sao không, cách chăm sóc tại nhà

Bé 17 tháng mọc 6 cái răng là một vấn đề hiện đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mọc răng là một cột mốc cực kỳ quan trọng đối

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Giải đáp: Răng người trưởng thành có bao nhiêu chiếc

Hàm răng là bộ phận được rất nhiều người quan tâm bởi quyết định trực tiếp tới tính thẩm mỹ khuôn mặt và cả chức năng ăn nhai. Vậy răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em: Lịch trình và những điều cần lưu ý

Mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em: Lịch trình và những điều cần lưu ý

Lịch mọc răng vĩnh viễn ở trẻ là điều các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, chức

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giai đoạn mọc răng của trẻ và lịch mọc răng đầy đủ của trẻ

Giai đoạn mọc răng của trẻ và lịch mọc răng đầy đủ của trẻ

Giai đoạn mọc răng của trẻ là giai đoạn nhạy cảm đầu tiên xảy ra trong cơ thể trẻ. Đây là quy luật phát triển tất yếu nhưng không có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng và lưu ý quan trọng

Cách bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng và lưu ý quan trọng

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ lâu mọc răng. Trong trường hợp trên, bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ