Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mọc răng khôn khi nào, dấu hiệu và các dạng mọc phổ biến

Mọc răng khôn đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi chúng gây ra những cơn đau nhức và khó chịu. Đây là chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng của hàm và rất dễ gặp phải tình trạng mọc lệch, mọc ngầm. Đối với trường hợp trên, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nhổ càng sớm càng tốt để tránh hệ lụy nguy hiểm.

1. Răng khôn mọc khi nào

Thực chất, mầm răng khôn (răng số 8) bắt đầu hình thành từ năm 9 tuổi. Tuy nhiên, phải đến năm 17 – 25 tuổi, chân răng khôn mới bắt đầu phát triển và dài ra. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, khi 28 chiếc răng vĩnh viễn còn lại đều đã ổn định vị trí.

So với những răng khác, quá trình mọc răng số 8 thường kéo dài lâu hơn. Bởi răng số 8 không mọc trong một lần mà kéo dài thành nhiều đợt, mỗi đợt có thể cách nhau vài tháng hoặc cả năm. Ở mỗi đợt mọc, răng số 8 sẽ nhú lên được một chút. Để có một chiếc răng khôn hoàn chỉnh, bạn có thể sẽ mất tới vài năm.

Mọc răng khôn từ giai đoạn 17 - 25 tuổi

Mọc răng số 8 từ giai đoạn 17 – 25 tuổi

2. Một người mọc tất cả bao nhiêu răng khôn

Nếu như cung hàm đủ 32 chiếc răng thì bạn sẽ có tổng cộng 4 chiếc răng khôn. Trong đó 2 chiếc ở hàm trên và hai chiếc ở hàm dưới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ cả 4 răng khôn. Thực tế có không ít người chỉ mọc 1, 2, 3 răng hoặc thậm chí không mọc chiếc răng số 8 nào. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do chế độ dinh dưỡng, di truyền, môi trường…

Nếu như sức khỏe không bị ảnh hưởng xấu thì bạn không cần phải quá lo lắng khi răng số 8 không mọc. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy may mắn vì không phải chịu đựng cơn đau nhức do răng khôn gây ra.

Một người thường mọc 4 răng khôn

Một người thường mọc 4 răng khôn

3. Dấu hiệu mọc răng khôn

Bạn có thể nhận biết răng khôn đang mọc qua những dấu hiệu sau đây:

– Đau nhức ở vùng trong cùng của cung hàm.

– Nướu tại vị trí răng khôn bị sưng tấy, nhô cao và chuyển sang màu đỏ

– Cử động hàm khó khăn, gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp và ăn nhai.

– Sốt khi vùng nướu mọc răng bị nhiễm khuẩn.

– Cơn đau nhức tại vị trí mọc răng số 8 có thể lan đến nửa đầu.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu do cặn thức ăn dễ giắt lại tại vùng nướu sưng tấy.

– Ê buốt răng hàm số 7 do răng khôn mọc sai lệch, mọc ngầm.

4. Các dạng mọc của răng khôn

Răng khôn có các dạng mọc chính là mọc thẳng, mọc lệch và mọc ngầm dưới nướu. Cụ thể như sau:

Răng khôn mọc thẳng: Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Răng khôn phát triển một cách bình thường, đúng vị trí ở trên cung hàm và không xâm lấn tới các răng lân cận.

Răng khôn mọc lệch: Nếu như cung hàm không còn đủ khoảng trống, răng khôn rất dễ mọc sai lệch vị trí. Ví dụ như răng số 8 mọc lệch ra má, nằm ngang, mọc lệch về phía gần…

– Răng khôn mọc ngầm: Đây là trường hợp toàn bộ răng khôn đều nằm bên trong xương hàm. Chúng ở ngay phía dưới nướu nhưng lại không thể trồi được lên trên.

Răng số 8 mọc ngầm trong xương hàm

Răng số 8 mọc ngầm trong xương hàm

5. Làm gì khi mọc răng khôn

Khi phát hiện răng số 8 đang mọc, bạn nên:

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng để phòng tránh bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm nướu, viêm nha chu…

– Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Chườm đá lạnh ở vùng má bên ngoài vị trí mọc răng số 8 trong vòng 10 – 15 phút để giảm đau nhức. Nếu vẫn đau, bạn có thể ngừng 5 phút rồi chườm tiếp.

– Ưu tiên ăn những thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt nhằm tránh tình trạng cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng ở mỗi đợt nhú răng.

– Tránh ăn thực phẩm cay bởi chúng sẽ khiến cho vùng nướu tại vị trí mọc răng số 8 dễ bị kích ứng và nhiễm khuẩn.

– Không tự ý dùng thuốc giảm đau khi mọc răng số 8 vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Kiểm tra tình trạng của răng khôn tại cơ sở nha khoa uy tín để khắc phục sớm, tránh những hệ lụy nguy hiểm như nhiễm trùng, nang răng, tổn thương dây thần kinh…

6. Răng khôn có nên nhổ bỏ không

Răng khôn sẽ cần nhổ bỏ nếu chúng gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Ngược lại, trong trường hợp răng khôn mọc đúng vị trí, hình dạng bình thường… thì bạn hoàn toàn có thể giữ lại răng.

6.1. Trường hợp không cần nhổ

Răng số 8 không cần thiết phải nhổ bỏ nếu như:

– Răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí trên cung hàm và hoàn toàn không gây ra biến chứng viêm nhiễm.

– Răng khôn có răng ăn khớp mọc ở hàm đối diện.

– Có thể vệ sinh răng khôn dễ dàng như với các răng khác ở trên cung hàm.

– Hình dạng răng bình thường.

Bên cạnh đó, các bác sĩ nha khoa cũng thường không chỉ định nhổ răng khôn với những người mắc các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, máu khó đông… bởi quá trình nhổ răng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

6.2. Trường hợp cần nhổ

Răng số 8 cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt nếu như rơi vào những trường hợp sau:

– Răng khôn mọc dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như nang răng, nhiễm trùng, đau nhức dữ dội…

– Răng khôn không gây ảnh hưởng đến răng ở vị trí lân cận.

– Răng khôn với răng liền kề có khe hở, khiến cho cặn thức ăn dễ dàng giắt lại trong quá trình ăn nhai và khó vệ sinh hoàn toàn.

– Răng khôn mọc ngầm.

– Răng số 8 không có răng ăn khớp ở hàm đối diện.

– Hình dạng của răng bất thường, gây nhồi nhét thức ăn.

– Mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm chân răng…

– Cung hàm cần có thêm khoảng trống để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình niềng răng.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nên nhổ bỏ

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nên nhổ bỏ

Tóm lại, mọc răng khôn không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy với sức khỏe răng miệng, nhất là với răng mọc lệch, mọc ngầm… Do đó, ngay khi phát hiện có dấu hiệu mọc răng số 8, bạn cần tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *