Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, bác sĩ nha khoa tư vấn

Thuốc giảm đau răng thường chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng. Bác sĩ khuyên khách hàng khi bị nhức răng nên sử dụng thuốc trị đau răng Paracetamol/ Acetaminophen, nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid và nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ.

Đau răng là tình trạng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Để khắc phục đau răng, nhiều người thường sử dụng các loại thuốc có công dụng giảm cơn đau nhanh chóng. Nha khoa Paris sẽ giới thiệu các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

1. Khi nào nên dùng thuốc giảm đau răng

Đau răng là dấu hiệu của những tổn thương bên trong khoang miệng, có thể do các bệnh lý nha khoa hoặc do va chạm mạnh gây nứt, mẻ răng. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau bao gồm:

– Sau điều trị viêm nha chu hoặc trích rạch mủ áp xe

– Giảm đau tạm thời khi điều trị viêm tủy

– Sau khi nhổ răng hoặc mọc răng khôn gây chèn ép

2. Các nhóm thuốc giảm đau răng phổ biến

Các nhóm thuốc trị đau nhức răng phổ biến là: Paracetamol/Acetaminophen, nhóm thuốc chống viêm non-steroid và nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ.

2.1. Thuốc giảm đau răng Paracetamol/Acetaminophen

Paracetamol có tác dụng giảm đau ngay lập tức, sử dụng được cho mọi lứa tuổi. Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị đau răng do răng sâu, răng khôn hoặc viêm nướu (1).

Acetaminophen là thuốc có công dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, tuy nhiên chứa ít khả năng kháng viêm nên khi đau răng do bị viêm nướu, viêm tủy, viêm chân răng,… thì nên ưu tiên sử dụng Paracetamol.

Liều dùng:

– Dùng 325 mg – 650mg Paracetamol/ Acetaminophen mỗi 4 – 6 giờ. Nếu dùng thuốc hàm lượng 1000mg thì thời gian cách nhau 6 – 8 giờ giữa 2 lần dùng

– Đối với trẻ em khi sử dụng cần tham khảo liều lượng cụ thể từ bác sĩ nha khoa, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra

Thuốc đau răng Paracetamol/Acetaminophen

Thuốc đau răng Paracetamol/Acetaminophen

2.2. Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid

Một số loại thuốc thuộc nhóm non-steroid phổ biến như: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Ketoprofen, Aspirin,… Thuốc dùng trong trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm ê buốt, sưng tấy (2).

Liều dùng:

– Aspirin: người lớn 325 – 625mg mỗi 4 giờ; trẻ em 50 – 75mg/kg/ngày chia thành 4 – 6 lần/ngày; tổng liều không vượt quá 3,6g

– Diclofenac: 75 – 150mg/ngày

– Meloxicam: 7,5 – 15mg/ngày

– Ketoprofen: 50 – 300mg/ngày

– Ibuprofen: 0,6 – 1g/ngày

Non-steroid là một trong những hoạt chất kháng viêm khá mạnh. Do đó, khi sử dụng cần cân nhắc về liều lượng phù hợp để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid

Nhóm thuốc trị nhức răng chống viêm non-steroid

2.3. Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ

Nhóm thuốc gây tê tại chỗ dưới dạng dung dịch, gel bôi hoặc xịt có công dụng giảm cơn đau đớn tức thì. Các loại thường dùng là: lidocaine, tetracaine, benzocaine, Kamistad – gel N và prilocaine. Nhờ có đặc chất gây tê cục bộ, thuốc sẽ có hiệu quả nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn và cần sử dụng lặp lại nhiều lần.

Cách sử dụng:

– Làm sạch nướu và dùng bông y tế thấm khô

– Sử dụng thuốc gây tê để bôi hoặc xịt trực tiếp vào vị trí răng đang đau nhức

– Do tính chất gây tê cục bộ, các loại thuốc trị đau răng này có hiệu quả nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn và cần sử dụng lặp lại nhiều lần

Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ

Nhóm thuốc bôi, xịt giảm nhức răng tại chỗ

2.4. Thuốc giảm đau răng cho phụ nữ có thai và trẻ em

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, phụ nữ mang thai và trẻ em chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ dẫn. Bởi một số loại thuốc có chứa thành phần không phù hợp sẽ gây tác dụng phụ cho bà bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Các loại thuốc chữa đau răng được khuyến cáo an toàn để sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em là: Paracetamol/ Acetaminophen, Ibuprofen và Diclofenac.

– Paracetamol/ Acetaminophen: là loại thuốc giảm đau được nhiều mẹ tin dùng bởi có tính kháng viêm, không ảnh hưởng tới hệ tim mạch và đường tiêu hóa. Thuốc dành cho những trường hợp đau nhức răng từ nhẹ đến vừa và an toàn cho mọi đối tượng

– Ibuprofen: là loại thuốc giảm đau và khám viêm không steroid nên có thể sử dụng ở cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Ibuprofen chuyên dùng cho trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm ê buốt, sưng tấy

– Diclofenac: Diclofenac cũng thuộc loại kháng viêm, giảm đau nhức và không chứa steroid. Thuốc dùng cho các tình trạng bệnh khác nhau như đau nhức răng miệng, viêm khớp, đau khớp,…

2.5. Thuốc giảm đau răng Alaxan

Alaxan có thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen, là thuốc giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả được nhiều người tin dùng (3).

Công dụng:

– Giảm nhanh cơn đau nhức răng và sốt cao

– Hỗ trợ kháng viêm trong các trường hợp viêm nhiễm

Cách sử dụng: Alaxan chỉ dành cho người trên 18 tuổi, liều dùng 3 – 4 viên/ngày, mỗi lần 1 viên, uống cách nhau 4 – 6 giờ.

Vì là thuốc giảm đau cấp tốc, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Không nên dùng thuốc cho các cơn đau nhức răng nhẹ hoặc thoáng qua.

2.6. Thuốc Dorogyne

Thuốc giảm đau răng Dorogyne được sản xuất bởi Công ty CP XNK Y tế Domesco, là lựa chọn phổ biến và an toàn cho những người bị đau răng do mọc răng khôn. Với thành phần hoạt chất như Spiramycin base và Hydroxypropyl Methyl cellulose 15cP, thuốc giúp giảm đau răng hiệu quả và chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Công dụng:

– Thuốc có công dụng ngăn chặn viêm nhiễm vùng răng miệng, giúp giảm đau răng hiệu quả

– Chỉ định cho người bị nhiễm trùng răng từ cấp tới mãn tính, điều trị nhiễm khuẩn, tăng sức đề kháng

Liều dùng:

– Người lớn: 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần

– Trẻ em từ 10 tuổi: 3 viên/ngày, chia 3 lần

– Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: 2 viên/ngày, chia 2 lần

Dorogyne lành tính nhưng cần sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của chuyên gia.

Thuốc giảm đau răng Dorogyne

Thuốc giảm đau răng Dorogyne

2.7. Thuốc giảm đau răng Rodogyl

Thuốc giảm đau răng Rodogyl thường được các bác sĩ khuyên dùng cho những người bị đau răng khôn hoặc viêm nhiễm răng miệng nghiêm trọng (4).

Công dụng:

– Rodogyl có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, giúp ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm, bảo vệ các răng xung quanh

– Hỗ trợ điều trị các bệnh lý như viêm nha chu, nhiễm trùng răng, sâu răngviêm lợi

Cách sử dụng:

– Người lớn: 4 – 6 viên/ngày, mỗi lần 2 viên

– Trẻ em 10 – 15 tuổi: 3 viên/ngày, chia 3 lần

– Trẻ em 6 – 10 tuổi: 2 viên/ngày, chia 2 lần

Rodogyl hiệu quả đặc biệt trong trường hợp đau răng kèm nhiễm trùng. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.

2.8. Thuốc Franrogyl

Franrogyl được sản xuất bởi công ty Liên doanh Dược phẩm Eloge France Việt Nam, Franrogyl đảm bảo chất lượng và uy tín, giúp người dùng yên tâm khi sử dụng.

Với thành phần chính là Spiramycin và Metronidazol, thuốc mang lại nhiều công dụng nổi bật như:

– Giảm đau răng nhanh chóng do mọc răng khôn hoặc viêm lợi

– Hạ sốt và kháng viêm trong các trường hợp nhẹ và trung bình

– Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng răng miệng

Cách sử dụng:

– Người lớn: 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn

– Trẻ từ 15 – 18 tuổi: 1 viên/lần, 3 lần/ngày

– Trẻ từ 10 – 15 tuổi: 1 viên/lần, 2 lần/ngày

Thuốc Franrogyl

Thuốc Franrogyl giảm đau, kháng viêm

2.9. Naphacogyl giảm đau răng

Naphacogyl màu hồng là loại thuốc giảm đau răng được nhiều bác sĩ nha khoa tin dùng và kê đơn hiện nay nhờ tác dụng nhanh chóng, hiệu quả lâu dài và an toàn cho sức khỏe.

Với các hoạt chất chính như Acetyl Spiramycin và Metronidazol, Naphacogyl màu hồng có công dụng:

– Giảm đau răng nhanh, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả

– Cải thiện các bệnh lý như viêm lợi trùm, viêm nha chu, sâu răng

Cách sử dụng:

– Người lớn: 4 – 6 viên/ngày, chia làm 2 – 3 lần

– Trẻ em: 2 – 3 viên/ngày, chia làm 2 – 3 lần

2.10. Thuốc IgYGate DC-PG

Viên ngậm IgYGate DC-PG giảm đau răng được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm đến từ Nhật Bản và được đánh giá cao về tính hiệu quả.

Công dụng:

– Hỗ trợ điều trị các vấn đề như hôi miệng, sâu răng, viêm lợi và loại bỏ các bệnh lý răng miệng khác

– An toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em

Cách sử dụng: người lớn ngậm 4 – 6 viên mỗi ngày, trong khi người bị viêm sưng nướu ngậm 1 viên trước khi đi ngủ

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sai cách

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu sử dụng thuốc giảm đau răng sai cách:

– Thuốc chứa Aspirin hoặc nhóm NSAIDs: dùng quá liều có thể gây tổn thương màng nhầy dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét và xuất huyết, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

– Lạm dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc: sử dụng lâu dài có thể dẫn đến nghiện hoặc phụ thuộc thuốc, thậm chí gây tăng huyết áp

– Thuốc chứa paracetamol: sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây tổn thương gan, thận, buồn nôn, suy gan và suy thận

– Chống chỉ định: không nên dùng cho người có tiền sử dị ứng, bệnh tự miễn, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà

Dưới đây là một số điều cần lưu ý về cách dùng, liều lượng và mục đích sử dụng thuốc đau răng tại nhà.

4.1. Cách dùng

Lưu ý về cách dùng thuốc trị đau răng như sau:

– Không lạm dụng hoặc sử dụng thuốc đau răng tùy ý. Bởi có thể gây nhờn thuốc, lâu dần thuốc sẽ không có công dụng giảm đau nữa

– Khi sử dụng thuốc cần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng đúng cách và kiêng sử dụng chất kích thích để phát huy hiệu quả tốt nhất

– Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch miệng trước khi dùng thuốc

4.2. Liều lượng

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tìm hiểu tác dụng chính và phụ của thuốc:

– Dùng tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng

– Không dùng nhiều loại thuốc giảm đau cùng lúc, đặc biệt là thuốc chứa thành phần NSAIDs hoặc Aspirin, để tránh nguy cơ tác dụng phụ

– Người bệnh có tiền sử dị ứng, tuổi cao, thai kỳ, đang cho con bú, hoặc mắc vấn đề sức khỏe khác, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng

Lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng

4.3. Mục đích sử dụng

Tùy theo mục đích sử dụng thuốc giảm đau, cần có những lưu ý như sau:

– Nếu bị đau răng do mọc răng khôn thì thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả nhất thời, cần tới nha khoa để được điều trị triệt để

– Không dùng thuốc đau răng để tự chữa trị vấn đề nha khoa phức tạp

– Nếu đau răng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến nha khoa để tìm nguyên nhân và được điều trị dứt điểm

5. Vài mẹo chữa đau răng không cần thuốc tại nhà

Trong trường hợp chưa thể mua ngay được thuốc chữa đau răng, người bệnh có thể sử dụng một vài mẹo làm dịu cơn nhức răng như: chườm đá lạnh, súc miệng nước muối, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

5.1. Chườm đá lạnh

Phương pháp chườm đá lạnh thường được áp dụng để giảm đau, sưng tấy. Nhiệt độ thấp từ đá sẽ hạn chế quá trình giãn cơ, làm chậm lưu lượng máu đến vùng đang bị ảnh hưởng cũng như làm tê liệt dây thần kinh tạm thời.

Cách thực hiện:

– Bọc những viên đá lạnh trong túi vải và đặt lên trên vị trí bị đau nhức

– Di chuyển túi đá nhẹ nhàng theo vòng tròn trong 10 – 15 phút

– Lưu ý không sử dụng trực tiếp đá để chườm bởi có thể gây ra bỏng lạnh

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh giảm đau răng

5.2. Súc miệng nước muối

Muối là nguyên liệu có tác dụng làm sạch, khử khuẩn và sát trùng tốt đối với các vết thương ngoài da. Súc miệng nước muối hàng ngày giúp làm sạch và hạn chế vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Nước muối cũng có hiệu quả khử mùi hôi miệng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Cách thực hiện:

– Ngậm 1 ngụm nước muối vừa đủ vào miệng

– Súc miệng trong 20 – 30 giây, đảm bảo nước muối tiếp xúc với toàn bộ khu vực trong miệng

– Nhổ ra và súc miệng lần 2 trong 40 – 60 giây

– Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ hết muối sót lại trong miệng

Súc miệng Nước muối

Súc miệng nước muối giảm để đau nhức răng

5.3. Bổ sung Vitamin và khoáng chất

Để tăng sức đề kháng và giảm thiểu tình trạng bị đau nhức răng miệng, nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin như C, A, D3, B2,… vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Vitamin và khoáng chất có tác dụng thúc đẩy giảm sưng, xuất huyết chân răng. Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng là: sản phẩm từ sữa, rau củ, các loại hạt, đậu, dầu gan cá,…

5.4. Trị đau răng bằng lá trầu

Lá trầu là một dược liệu phổ biến, hiệu quả trong việc giảm đau răng nhờ tính cay ấm, kháng viêm và sát khuẩn cao. Đây là giải pháp tự nhiên, không cần dùng thuốc, phù hợp cho các trường hợp đau răng vừa và nhẹ.

Cách thực hiện:

– Giã nát lá trầu không đã rửa sạch cùng muối và một ít rượu trắng

– Lọc lấy phần nước trong, dùng bông gạc nhúng vào nước này rồi áp lên vùng đau răng khoảng 10 phút

– Lặp lại nhiều lần trong ngày, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

5.5. Chữa đau răng bằng tỏi và gừng tươi

Gừng là nguyên liệu tự nhiên có tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm lạnh, gừng còn rất hiệu quả trong việc giảm đau răng và trị hôi miệng.

Tỏi cũng được sử dụng nhiều trong y học dân gian nhờ tính sát khuẩn cao, có khả năng trị nhiễm trùng và giảm đau nhức răng. Kết hợp tỏi và gừng trong bài thuốc dân gian sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Cách làm:

– Giã nát một tép tỏi tươi và một nhánh gừng tươi, thêm ít muối ăn và cồn trắng, trộn đều

– Chấm bông gòn vào hỗn hợp này và áp lên vùng răng đau

– Thực hiện nhiều lần trong ngày và duy trì liên tục cho đến khi hết đau

5.6. Chữa đau răng bằng lá lốt

Lá lốt có tính ấm và khả năng kháng khuẩn cao. Bạn có thể dùng cả phần lá và phần rễ của cây để giảm đau răng.

Cách thực hiện:

– Phần lá: rửa sạch một nắm lá lốt, đun sôi với nước muối loãng trong vài phút. Để nước nguội rồi súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày, cơn đau răng sẽ thuyên giảm. Duy trì nhiều ngày để đạt hiệu quả tối ưu

– Phần rễ: giã nhỏ rễ cây lá lốt với một ít muối hạt, sau đó lọc lấy nước. Dùng tăm bông thấm nước này vào chỗ đau răng

Chữa đau răng bằng lá lốt

Chữa đau răng bằng lá lốt

5.7. Trị đau răng bằng hành tây

Hành tây không chỉ là nguyên liệu nấu ăn mà còn là một dược liệu hữu hiệu trong việc giảm đau răng. Thành phần lưu huỳnh trong hành tây khi tiếp xúc với nước bọt sẽ phản ứng tạo hợp chất gây tê, giảm đau tốt. Ngoài ra, hành tây còn giúp giảm chảy máu chân răng.

Cách làm:

– Rửa sạch hành tây, cắt thành miếng nhỏ

– Đắp miếng hành lên vị trí đau nhức, để yên khoảng 15 phút

– Dừng lại khi không còn cảm nhận mùi cay nồng của hành

6. Cách phòng ngừa tình trạng đau răng

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc chữa đau răng, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

– Để điều trị đau răng do sâu răng, cần loại bỏ vết sâu, điều trị tủy và thực hiện hàn trám hoặc bọc răng sứ. Trường hợp sâu răng nghiêm trọng có thể cần nhổ răng và cấy răng mới

– Đối với đau răng do mọc răng khôn, nhổ răng khôn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả

– Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, chứa nhiều tinh bột, thay vào đó nên ăn thực phẩm xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nên sử dụng bàn chải mềm

– Khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để theo dõi và duy trì tình trạng răng miệng tốt

Hy vọng qua bài viết trên, khách hàng đã biết được các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng và an toàn. Nếu tình trạng đau nhức răng vẫn tiến triển, hãy tới ngay Nha khoa Paris để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

  1. Hai nguyen viết:

    Ê buốt răng uống thuốc gì

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Cách chữa đau răng
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ