Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Giải đáp: Dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không

HIV rất nguy hiểm, khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, mọi người đều rất lo lắng sẽ bị lây nhiễm, đặc biệt là khi sử dụng chung đồ với người bị bệnh. Vậy dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không?

1. Tìm hiểu về bệnh HIV

HIV (1) là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch do virus HIV tấn công. Khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus trên sẽ nhanh chóng nhân lên và tấn công vào các tế bào miễn dịch lympho T, đại thực bào… Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm đi rõ rệt, làm tăng nguy cơ bị bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng, ung thư…

Nếu như không được điều trị, virus HIV sẽ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thông thường chỉ trong khoảng 10 năm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS với số lượng bạch cầu thấp và hệ miễn dịch cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Đây là căn bệnh thế kỷ với tỉ lệ tử vong cao nên cực kỳ nguy hiểm.

Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch

Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch

2. Con đường lây nhiễm của HIV

Virus HIV (2) chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con.

– Lây qua đường máu: Sử dụng chung bơm kim tiêm, kim xâu tai, dụng cụ y tế không được vô trùng, có vết thương hở và tiếp xúc với máu của người bệnh, giẫm phải kim dính máu của người bệnh… Virus sẽ dễ dàng đi vào đường máu và vô hiệu hóa tế bào lympho T.

– Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là khi quan hệ qua đường hậu môn.

– Lây truyền từ mẹ sang con: Khả năng trẻ bị lây nhiễm HIV khi mẹ bầu bị bệnh lên tới 30%. Virus sẽ dễ dàng lây truyền qua nhau thai, nước ối, máu và chất dịch của mẹ khi sinh…

3. Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không

Khả năng lây nhiễm HIV khi sử dụng chung bàn chải đánh răng (3) với người bị bệnh rất thấp, gần như không có. Bởi virus HIV không thể sống trong môi trường không khí, nước… mà chúng chỉ tồn tại được ở các dịch của cơ thể.

Ngoài ra, để virus có thể lây truyền thì cả hai người sử dụng chung bàn chải đánh răng đều phải có vết thương hở và số lượng virus đủ lây nhiễm. Số lượng virus quyết định ở chỗ có giọt máu nhìn thấy thấy được.

Khi thấy có giọt máu ở trên lông bàn chải, không ai sử dụng luôn mà thường rửa sạch trước nên sẽ không có nguy cơ lây bệnh. Bệnh chỉ có nguy cơ bị lây khi bạn sử dụng bàn chải có máu của người bị HIV để đánh răng của mình. Tuy nhiên, trường hợp trên cực kỳ hiếm.

Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây HIV không

HIV khó bị lây nhiễm khi dùng chung bàn chải đánh răng

4. Những triệu chứng khi bị lây nhiễm HIV

Nếu như bị lây nhiễm HIV (4), bạn sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

– Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính: Sốt, nổi hạch, phát ban, buồn nôn, đau đầu, sưng gan lách, sụt cân nhanh…

– Giai đoạn mạn tính: Hạch bạch huyết thường xuyên bị viêm.

– AIDS: Tiêu chảy mãn tính, sốt tái phát, sưng hạch bạch huyết, suy nhược cơ thể, đốm trắng trên lưỡi…

Nổi phát ban khi bị HIV

Nổi phát ban khi bị HIV

5. Bị lây HIV cần phải làm gì

Khi phát hiện bản thân bị lây nhiễm HIV, bạn nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra. Mặc dù hiện tại HIV vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng bác sĩ vẫn sẽ kê đơn thuốc để làm chậm quá trình phát triển của virus.

Một số loại thuốc phổ biến như: Antiretroviral, NNRTIs, thuốc đối kháng thụ thể CCR5… Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ hướng dẫn để kìm hãm sự nhân lên của virus và ngăn chúng xâm nhập vào các tế bào bạch cầu.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề “dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không”. Nhìn chung, khả năng lây nhiễm gần như không có nhưng bạn cũng không nên sử dụng chung bàn chải đánh răng với những người khác bởi vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý về răng miệng.

NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ