Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Biện pháp điều trị hiệu quả

Đau răng sưng má là tình trạng thường gặp khi vệ sinh răng miệng kém dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý. Tình trạng để lâu ngày sẽ gây khó chịu khi ăn uống và dẫn đến nguy cơ mất răng hoặc nhiều hệ lụy khác. Vậy đau răng sưng má bao lâu thì khỏi? Tham khảo ngay bài viết sau để có biện pháp điều trị dứt điểm.

1. Nguyên nhân đau răng gây sưng má

Đau răng sưng má là vấn đề sức khỏe phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều người. Một số nguyên nhân gây đau răng sưng má thường gặp là: sâu răng, mọc răng khôn, viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu và do va đập mạnh.

– Sâu răng:

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng sưng má. Khi vi khuẩn tấn công vào trong cấu trúc răng, phá hủy lớp men răng và ngà răng khiến phần tủy răng tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội, đau đầu gây khó khăn cho việc sinh hoạt hằng ngày.

– Mọc răng khôn:

Răng khôn mọc sẽ tác động đến các răng xung quanh gây hiện tượng đau nhức, khó chịu. Một số trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch va chạm với răng số 7 khiến mạch máu xung quanh sưng to. Qua đó gây ra tình trạng răng khôn mọc bị sưng má.

– Viêm tủy răng:

Viêm tủy răng xảy ra khi sâu răng không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào trong lớp tủy. Lúc đó, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau nhức dữ dội, kèm theo sốt cao, đau đầu, sưng má.

– Viêm nướu:

Viêm nướu là vấn đề nha khoa thường gặp gây đau nhức, thậm chí gây sưng má. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng. Nếu để kéo dài, phần nướu sẽ bị tụt khỏi chân răng, kích thích mô lợi gây ra những cơn đau dai dẳng kèm theo sưng đỏ, viêm loét và chảy máu chân răng.

– Viêm nha chu:

Nếu viêm nướu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh lý nha chu nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận rõ các cơn đau liên tục. Nghiêm trọng hơn, quanh thân răng sẽ xuất hiện các túi mủ gây chèn ép vào dây thần kinh, khiến vùng má bị sưng đỏ.

– Do va đập mạnh:

Đau răng sưng má cũng là hệ quả của việc chấn thương ở vùng mặt. Tình trạng này sẽ gây đau nhức, chảy máu quanh răng, khiến vùng má bị sưng đỏ.

đau răng sưng má bao lâu thì khỏi

Nguyên nhân đau răng gây sưng má

2. Đau răng sưng má bao lâu thì khỏi được

Đối với những trường hợp đau răng sưng má do viêm lợi hoặc viêm nha chu, người bệnh sẽ khỏi trong 5 – 7 ngày khi được kê đơn và uống thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn để phục hồi hoàn toàn.

Hơn nữa, thời gian hồi phục còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh, yếu tố cơ địa, tình trạng sức khỏe và vị trí sưng đau.

Do đó, nếu gặp phải tình trạng đau răng sưng má, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là phải duy trì chăm sóc răng miệng thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ tái phát đau răng.

3. Biện pháp điều trị hiệu quả đau răng sưng má

Đau răng sưng má nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần điều trị bằng những cách sau: uống thuốc giảm đau, kháng sinh; áp dụng mẹo dân gian tại nhà, thăm khám nha khoa.

3.1. Sử dụng thuốc

Giải pháp đầu tiên để giảm đau sưng má hiệu quả đó là dùng thuốc giảm đau và kháng sinh. Các loại thuốc giảm đau sẽ làm giảm cảm giác đau và sưng răng.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để trị đau răng sưng má:

– Paracetamol: thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến, khá an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. Người lớn uống uống 1 – 2 viên mỗi lần, cách nhau 4 – 6 tiếng, không dùng nhiều hơn 4000mg/ngày. Trẻ nhỏ uống 1 viên/lần, tối đa là 2 lần/ngày

– Alexan: thuốc giảm đau chỉ dành cho người lớn, có hiệu quả giảm đau nhanh. Liều dùng khuyến cáo là uống 1 viên/lần, uống tối đa 3 – 4 lần

– Dorogyne: là loại thuốc giảm đau được chỉ định để điều trị các vấn đề răng miệng, hiệu quả giảm đau nhanh. Liều dùng cho người lớn là 2 viên/lần, mỗi ngày 2 – 3 lần. Với trẻ em, uống 1 viên mỗi lần, tối đa 2 lần/ ngày

– Penicillin, clindamycin, amoxicillin: các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp viêm tủy hay áp xe răng

Dorogyne giảm đau răng sưng má

Dorogyne giảm đau răng sưng má

3.2. Áp dụng mẹo dân gian

Trường hợp đau răng mới khởi phát khiến vùng má sưng nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo giảm đau ngay tại nhà như:

– Chườm đá:
Chườm đá là biện pháp giảm sưng, giảm đau hiệu quả và dễ thực hiện. Nhiệt độ thấp của đá lạnh sẽ làm tê liệt các dây thần kinh tạm thời. Bạn cần chuẩn bị 2 – 3 viên đá lạnh và cho vào một chiếc khăn sạch, rồi chườm lên vùng má sưng đỏ. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần trong 10 – 15 phút sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.

– Dùng tỏi dã nhuyễn:

Tỏi có tính diệt khuẩn, kháng viêm cực tốt giúp làm giảm nhanh các biểu hiện đau nhức răng hiệu quả. Bạn cần dùng 1 – 2 tép tỏi đã rửa sạch, dã nhuyễn rồi đắp vào vị trí bị sưng. Sau đó vệ sinh lại với nước sạch hoặc kem đánh răng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm sưng má nhanh chóng.

– Súc miệng với nước muối:

Súc miệng với nước muối ấm giúp tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng, nhất là vùng lưỡi. Qua đó ngăn chặn nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Để giảm đau răng sưng má, bạn cần súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trong vòng 1 tuần. Lưu ý cần đảm bảo vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng phù hợp.

– Lá ổi:

Lá ổi cũng là dược liệu dân gian giúp giảm sưng, giảm đau nhanh chóng. Dùng một nắm lá ổi xay nát để lấy phần nước cốt rồi chấm vào khu vực sưng đau. Bạn cũng có thể đun sôi lá ổi với nước dùng để súc miệng hằng ngày. Các phương pháp này rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả đáng mong đợi.

– Nước cốt chanh:

Axit có trong nước cốt chanh có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng và làm dịu đau nhức tạm thời. Vắt lấy nước cốt chanh, rồi thoa đều vào vị trí răng bị sưng tấy. Thực hiện kiên trì 2 lần/ngày bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Dùng tỏi dã nhuyễn để giảm đau nhức

Dùng tỏi dã nhuyễn để giảm đau nhức

3.3. Thăm khám nha khoa

Nếu tình trạng đau răng sưng má kéo dài, bạn cần đến ngay nha khoa để được điều trị nhanh chóng. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng tình trạng, cụ thể:

– Đau nhức răng sưng má do viêm tủy:

Với trường hợp đau răng sưng má do viêm tủy răng, bác sĩ sẽ thực hiện phục hình nha khoa thẩm mỹ. Đầu tiên là loại bỏ phần tủy viêm bị hư hỏng, tránh để vi khuẩn còn sót lại gây nhiễm trùng hoặc áp xe răng. Sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ mài cùi và gắn mão sứ lên trên giúp ngăn chặn ổ viêm lan sang vị trí xung quanh.

– Đau nhức răng do viêm nướu:

Tình trạng viêm nướu thường xảy ra do vệ sinh và chăm sóc răng miệng sai cách, làm tích tụ mảng bám quanh chân răng. Vì thế, để khắc phục đau nhức răng bị sưng má, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và vệ sinh toàn bộ khoang miệng. Trường hợp bị viêm nha chu, bác sĩ sẽ điều trị chuyên sâu kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh. Sau đó hướng dẫn người bệnh chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà, tránh bệnh tái phát.

– Do mọc răng khôn:

Nếu răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch đâm vào răng số 7 thì biện pháp tốt nhất là nhổ bỏ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn phương pháp nhổ răng khôn hiện đại bằng máy siêu âm Piezotome. Phương pháp này hạn chế xâm lấn và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương.

Điều trị tại nha khoa

Điều trị tại nha khoa

4. Ngăn ngừa tình trạng bị đau răng sưng má

Đau răng sưng má cũng như các bệnh lý răng miệng khác hầu hết đều xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Do đó để ngăn chặn tình trạng đau răng, bạn cần lưu ý:

– Đánh răng mỗi 2 lần/ngày, dùng kem đánh răng có chứa thành phần fluor, chọn bàn chải lông mềm, tránh làm tổn thương nướu

– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng

– Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống chứa nhiều đường, các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia

– Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin để răng chắc khỏe

– Đến nha khoa khám răng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng

Hy vọng rằng những thông tin trên giúp bạn biết được đau răng sưng má bao lâu thì khỏi. Đau răng sưng má không chỉ ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến nha khoa để khám, xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa đau răng
Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Đau răng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn trong ăn uống cũng như là giao tiếp hàng ngày. Sử

Ngày 26/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu là hiện tượng phổ biến và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé!

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

Quá trình mọc răng khôn rất dễ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng do chúng thường mọc ngầm, mọc lệch. Những cơn đau chắc chắn sẽ ảnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Răng không sâu nhưng đau: Nguyên nhân và Cách điều trị triệt để?

Tình trạng răng không sâu nhưng đau là vấn đề rất nhiều bạn gặp phải. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đau răng khôn, đau do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh