Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Viêm khớp thái dương hàm không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm. Trên hết, tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng và xảy ra ở mọi độ tuổi.

1. Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý gì

Theo bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải, viêm khớp thái dương là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn xảy ra ở các khớp cùng nhóm cơ, dây chằng xung quanh hàm. Đây là một loại viêm khớp dạng thấp, tức là viêm không lan rộng và không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ xương.

Khớp thái dương hàm là một bộ phận rất quan trọng, quyết định đến việc đóng – mở miệng trong suốt quá trình nói chuyện, ăn uống cũng như nuốt thức ăn. Khi gặp phải tình trạng trên sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường nhật.

Viêm khớp hàm, viêm khớp cắn, viêm khớp thái dương, viêm khớp hàm vùng thái dương, rối loạn khớp thái dương, loạn năng khớp thái dương đều là tên gọi của viêm khớp thái dương hàm.

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh gì

Viêm khớp thái dương là tình trạng rối loạn ở các bộ phận xung quanh hàm

2. Tại sao bị viêm khớp hàm thái dương

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên nhân chính gây rối loạn khớp thái dương hàm là do tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hay gặp ở người lớn tuổi. Tuổi càng cao thì càng dễ gặp phải, bởi đây là thời điểm quá trình lão hóa đã diễn ra mạnh mẽ.

Ngoài ra, viêm khớp thái dương còn xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

– Tổn thương vùng xương hàm mặt bởi các tác động như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

– Thói quen thường xuyên ăn nhai một bên khiến hàm bị lệch.

– Khớp cắn bị lệch do răng mọc lộn xộn, chen chúc.

– Há miệng/ngáp quá rộng một cách đột ngột.

– Nghiến răng khi ngủ.

3. Triệu chứng nhận biết đối với viêm khớp thái dương

Dưới đây là các triệu chứng của tình trạng viêm khớp hàm thái dương thường gặp.

– Đau nhức ở hàm.

– Gặp khó khăn nếu mở miệng rộng.

– Có tiếng kêu trong khớp thái dương hàm khi mở miệng/ngáp lớn hoặc ăn nhai.

– Đau ở một hoặc cả hai bên mặt, bao gồm cả vùng quanh tai và hạch cằm.

– Vùng hàm bị sưng, đau nhức, đặc biệt khi chạm vào.

– Đau nhức đầu.

– Gặp khó khăn khi ăn nhai.

– Mỏi hàm nhanh khi ăn nhai.

– Đau tai (trước hoặc trong).

Triệu chứng nhận biết đối với viêm khớp thái dương

Triệu chứng nhận biết đối với viêm khớp thái dương

4. Viêm khớp thái dương có gây nguy hiểm gì không

Theo bác sĩ Hải, viêm khớp thái dương hàm có thể dẫn đến một số biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, không được coi là một bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra rối loạn chức năng vùng hàm mặt và hạn chế quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Một số biến chứng khác:

– Tiêu xương chỏm lồi cầu.

– Mòn bề mặt khớp.

– Dính lồi cầu vào hõm chảo.

– Tiêu đĩa đệm.

– Dính khớp.

– Thoái hóa khớp.

Như trường hợp của bạn N.T.T.K 26 tuổi (Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng) là một ca bị viêm khớp hàm thái dương gặp biến chứng rối loạn chức năng ăn nhai điển hình. Ban đầu, bạn K chỉ bị đau nhức, mỏi vùng hàm nhưng do chủ quan không đi thăm khám, điều trị. Sau khoảng hơn 1 tuần, bạn K đã gặp phải tình trạng không thể há miệng to, đau đầu, ăn nhai gặp nhiều khó khăn.

Viêm khớp thái dương có gây nguy hiểm gì không

Viêm khớp thái dương sẽ gây ra không ít nguy hiểm nếu không điều trị sớm

5. Viêm khớp hàm thái dương có chữa được không

Viêm khớp hàm thái dương hoàn toàn có thể điều trị khỏi được nếu như phát hiện kịp thời, điều trị sớm và áp dụng đúng phương pháp.

Với sự phát triển của ngành y khoa hiện đại, việc điều trị khớp hàm thái dương bị viêm đã trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đặc biệt, chúng ta sẽ có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng tùy vào từng tình trạng.

6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp hàm thái dương

6.1. Phương pháp không xâm lấn

Các phương pháp không xâm lấn hay không phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp viêm khớp hàm thái dương nhẹ, không liên quan đến các vấn đề răng hàm mặt.

Một số phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương không xâm lấn:

– Điều trị rối loạn khớp thái dương bằng máng nhai.

– Massage, bấm huyệt.

– Uống thuốc có công dụng giảm đau, kháng viêm.

– Chiếu tia hồng ngoại.

– Vật lý trị liệu.

Phương pháp không xâm lấn

Phương pháp không xâm lấn

6.2. Phương pháp xâm lấn

Trong trường hợp viêm khớp hàm thái dương liên quan đến các vấn đề răng hàm mặt hoặc đã xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bắt buộc phải tiến hành các phương pháp điều trị có tác động xâm lấn.

Một số phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương xâm lấn:

– Chỉnh sửa khớp cắn.

– Phẫu thuật xương hàm.

– Niềng răng.

– Phẫu thuật khớp thái dương.

Phương pháp xâm lấn

Phương pháp xâm lấn

7. Câu hỏi

7.1. Viêm khớp thái dương có tự khỏi không

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, viêm khớp hàm thái dương có thể tự khỏi ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, triệu chứng nhẹ nếu như bạn biết chăm sóc đúng cách.

Khi phát hiện các triệu chứng của viêm khớp hàm thái dương bạn hãy áp dụng ngay các biện pháp:

– Chườm lạnh.

– Chườm ấm.

– Massage nhẹ nhàng vùng hàm.

– Tập há miệng từ từ.

– Không nhai thức ăn cứng.

7.2. Viêm khớp thái dương bao lâu thì khỏi

Viêm khớp hàm thái dương nhẹ chỉ cần điều trị đúng cách thì sau 3 – 5 ngày sẽ khỏi, không còn các triệu chứng khó chịu.

Đối với trường hợp viêm khớp hàm thái dương nặng phải mất 1 năm điều trị mới có thể khỏi được. Thậm chí, một số trường hợp phải “chung sống” với tình trạng này mãi mãi.

Tuy nhiên, thời gian điều trị tình trạng trên sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định, bao gồm:

– Nguyên nhân.

– Tình trạng bệnh lý.

– Phương pháp áp dụng.

– Mức độ tuân thủ quy trình điều trị của người bệnh.

7.3. Viêm khớp thái dương uống thuốc gì

Viêm khớp thái dương có thể được điều trị bằng thuốc để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Nhóm thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm

– Ibuprofen: Thường có liều 200mg-400mg mỗi lần uống, thường xuyên mỗi 4-6 giờ (không vượt quá 1200mg/ngày).

– Naproxen: Thông thường có liều 250mg-500mg hai lần/ngày hoặc 750mg-1000mg mỗi ngày.

– Diclofenac: Liều thông thường là 25mg-50mg hai lần/ngày hoặc 75mg-150mg mỗi ngày.

– Prednisone: Liều tùy thuộc vào từng trường hợp và sự chỉ định của bác sĩ, thường bắt đầu với 5mg-60mg/ngày.

– Piroxicam: Thường có liều 10mg-20mg mỗi ngày.

– Palmitoylethanolamide: Liều dùng và thông tin cụ thể về sản phẩm này cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Nhóm thuốc giãn cơ

– Cyclobenzaprine: Thông thường có liều 5mg-10mg ba lần/ngày.

– Tizanidine: Liều thường là 2mg-4mg ba lần/ngày.

– Baclofen: Thường có liều 5mg-20mg ba lần/ngày.

Nhóm thuốc chống trầm cảm

– Amitriptyline: Liều dùng và thông tin cụ thể về sản phẩm này cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

– Nortriptyline: Liều dùng và thông tin cụ thể về sản phẩm này cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Nhóm thuốc an thần

– Diazepam: Liều dùng và thông tin cụ thể về sản phẩm này cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

– Dogmatil: Liều dùng và thông tin cụ thể về sản phẩm này cần được tư vấn từ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Có thể thấy rằng, viêm khớp thái dương là tình trạng rất dễ gặp phải ngay trong sinh hoạt thường nhật của chúng ta. Dù có thể tự khỏi bằng việc chăm sóc đúng cách, nhưng nếu thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt ngay. Việc từ ý điều trị trong các trường hợp như vậy rất dễ gây ra các biến chứng phức tạp.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ