Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dấu hiệu và hình ảnh ung thư xương quai hàm thực tế

Ung thư xương quai hàm là một căn bệnh ác tính. Theo thời gian, các khối u ở xương hàm sẽ càng ngày càng phát triển về kích thước, gây biến dạng khuôn mặt và nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, việc phát hiện bệnh và điều trị sớm là cực kỳ quan trọng. Những hình ảnh ung thư xương quai hàm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu của bệnh lý.

1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư xương quai hàm

Bệnh ung thư xương quai hàm có những dấu hiệu điển hình dưới đây:

– Cơn đau nhức ở xương hàm ở mức độ dữ đội, diễn ra liên tục và âm ỉ trong nhiều ngày.

– Cơn đau có thể lan đến vùng đầu, cổ khi khối u đã phát triển và chèn ép vào dây thần kinh.

– Sưng to ở khu vực gần hàm hoặc một bên mặt.

– Răng bị lung lay và rụng ra khỏi xương hàm chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

– Thường xuyên có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở vùng hàm.

– Trong khoang miệng xuất hiện những mảng màu đỏ hoặc màu trắng.

– Khó mở miệng, gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Đau nhức dữ dội ở vùng hàm

Đau nhức dữ dội ở vùng hàm

2. Hình ảnh ung thư xương quai hàm thực tế

Để dễ dàng nhận biết bệnh lý ung thư xương hàm, bạn có thể dựa trên những hình ảnh thực tế dưới đây:

Hình ảnh bị ung thư xương quai hàm

Vùng hàm bị sưng to

Mất răng do ung thư xương hàm

Mất răng do ung thư xương hàm

Hình ảnh khối u qua phim chụp

Hình ảnh khối u qua phim chụp

Khối u ở xương hàm

Khối u ở xương hàm

Xương hàm bị sưng to

Xương hàm bị sưng to

3. Bệnh ung thư xương quai hàm được chẩn đoán như thế nào

Bệnh ung thư xương quai hàm chủ yếu được chẩn đoán thông qua thăm khám răng miệng lâm sàng, hình ảnh chụp phim và sinh thiết.

– Thăm khám răng miệng: Các bác sĩ răng hàm mặt sẽ thăm khám toàn bộ răng miệng. Nếu như thấy có những bất thường như xương hàm sưng to, mảng trắng trong miệng… bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim.

– Chụp phim: Phim chụp X-quang, CT sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết về vị trí và kích thước của khối u. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của khối u đến các mô lân cận.

– Sinh thiết: Các bác sĩ răng hàm mặt rạch một phần nhỏ ở mô nghi ngờ để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả sinh thiết sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác khối u là lành tính hay ác tính, giai đoạn ung thư và có phác đồ điều trị tối ưu.

4. Biện pháp điều trị ung thư xương quai hàm

Các phương pháp điều trị ung thư xương quai hàm gồm có loại bỏ khối u, cắt xương hàm, xạ trị và hóa trị. Tùy vào mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

– Loại bỏ khối u: Trong trường hợp khối u chưa xâm lấn sang những bộ phận khác, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nhằm ngăn chặn nguy cơ di căn.

– Cắt bỏ xương hàm: Nếu khối u đã xâm lấn đến xương, bác sĩ sẽ cắt bỏ một đoạn hoặc toàn bộ xương hàm, tùy thuộc vào vị trí có khối u. Kế tiếp, bác sĩ sẽ lấy tế bào xương ở những vị trí khác để tái tạo xương hàm, khôi phục chức năng ăn nhai cơ bản.

– Xạ trị: Những tia xạ trị sẽ ngăn chặn ung thư tiếp tục lây lan và làm giảm khối lượng tế bào ung thư trong cơ thể. Phương pháp trên được sử dụng để điều trị bổ sung nếu như không thể loại bỏ toàn bộ khối u hoặc tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh.

– Hóa trị: Phương pháp hóa trị thường được bác sĩ kết hợp với xạ trị trong trường hợp ung thư đã phát triển bên ngoài hạch bạch huyết. Mục đích là để tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn chúng tiếp tục phát triển.

Phương pháp xạ trị

Phương pháp xạ trị

Hy vọng những dấu hiệu, hình ảnh ung thư xương quai hàm mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết sẽ giúp các bạn dễ dàng nhận biết bệnh lý và có phương án tối ưu. Đây là một bệnh lý về răng hàm mặt cực kỳ nghiêm trọng. Nếu không được xử lý sớm, xương hàm sẽ bị phá hủy toàn bộ và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề gãy xương quai hàm
Gãy xương quai hàm: Phương pháp xử lý khi bị gãy xương quai hàm

Gãy xương quai hàm: Phương pháp xử lý khi bị gãy xương quai hàm

Gãy xương quai hàm là một trong mười chấn thương phổ biến, chiếm tới 30-40% tổng số chấn thương liên quan đến vùng hàm mặt. Do gãy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: Gãy xương quai hàm bao lâu thì lành

Giải đáp: Gãy xương quai hàm bao lâu thì lành

Gãy xương quai hàm là một chấn thương nghiêm trọng, thường xảy ra do có lực tác động mạnh. Tình trạng trên không chỉ gây ra những cơn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Phẫu thuật cắt xương quai hàm có nguy hiểm nào không

Phẫu thuật cắt xương quai hàm có nguy hiểm nào không

Phẫu thuật cắt xương quai hàm là phương pháp cắt gọt phần xương hàm trở nên cân đối, hài hòa với khuôn mặt cho khách hàng, tuy nhiên

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục HIỆU QUẢ

Đau quai hàm là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục HIỆU QUẢ

Đau quai hàm từ vị trí mang tai đến khớp thái dương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ít ai ngờ tới. Tình trạng bệnh tiến triển

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam