Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đau răng khôn không ngủ được? 5 cách giúp giảm nhẹ khi đau

Đau răng khôn là biến chứng của răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây nên đau nhức, khó chịu diễn ra trong ngày. Nếu tình trạng kéo dài không khám và xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Đau răng khôn không ngủ được

Răng khôn bản chất là răng số 8, mọc ở vị trí cuối cùng (sau răng số 7, sát vách hàm). Độ tuổi mọc răng khôn thường từ 18 đến 25 tuổi.

Trong quá trình mọc, răng khôn phải đâm thủng nướu để trồi lên trong miệng. Vì vậy, nó thường gây đau nhức dữ dội cho người bệnh.

Do mọc ở vị trí cuối hàm, không gian mọc thiếu hụt so với các răng khác, răng khôn dễ bị mọc lệch, ngầm, lạc chỗ gây đau nhức nhiều hơn.

Bệnh nhân không ngủ được, khiến sức khỏe dần yếu đi, mất tập trung, minh mẫn, dễ cáu gắt, giảm hiệu quả làm việc và học tập.

Đau răng khôn không ngủ được thường đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt cao hoặc sốt nhẹ, viêm lợi trùm,

Để giảm cơn đau nhức răng ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh có thể giảm đau bằng các phương pháp dân gian thông thường như: ngậm nước muối, nhai hành tây hay chườm đá lạnh…

Bệnh nhân nên kê cao gối khi bị đau răng khôn không ngủ được. Cách thực hiện đơn giản như sau: Kê gối phần đầu ở vị trí cao hơn phần thân. Cách làm này khiến cho lượng máu bớt dồn về phần răng khôn, làm cảm giác đau không trở nên quá tồi tệ vào ban đêm.

Để cắt đứt cơn đau triệt để, tốt nhất bệnh nhân cần đến thăm khám và điều trị tại các đơn vị nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định nhổ bỏ răng khôn để tránh gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Răng khôn phải đâm thủng nướu để trồi lên trong miệng. Vì vậy, nó thường gây đau nhức dữ dội cho người bệnh. 

Răng khôn trồi lên trong miệng gây đau nhức dữ dội cho người bệnh.

2. Đau răng khôn bị sâu đau nhức

Răng khôn bị sâu đau nhức là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau nhức. Nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu có thể kể đến như:

– Do mọc ở vị trí trong cùng nên gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng thường nhật.

Mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn dần trở thành cao răng. Vi khuẩn phát triển tại mảng bám là nguyên nhân gây sâu răng khôn. Răng khôn cũng nằm ở cạnh răng nhai nên thức ăn dễ dắt lại, gây sâu.

– Ăn nhiều thực phẩm chứa acid, đường tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng sinh sôi và phát triển

– Dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến men răng yếu dần đi. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng khôn

– Ăn đồ quá cứng hoặc cắn đồ khiến răng bị nứt, mẻ, hình thành các lỗ hổng tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng xâm nhập.

Người bệnh có thể nhận biết sâu răng khôn qua một số dấu hiệu sau:

– Thấy các lỗ sâu có kích thước nhỏ hoặc lớn, màu ố vàng, nâu hoặc đen trên răng

– Cảm giác đau nhức răng, khó chịu, đặc biệt đau nặng hơn khi ăn đồ ngọt, nóng hoặc lạnh. Thức ăn lọt vào lỗ sâu làm tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.

– Răng khôn sâu nặng có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch dễ làm chân răng kế bên bị lung lảnh.

3. Răng khôn đau nhức không rõ nguyên nhân

Răng khôn thường mọc ở những người trong độ tuổi trưởng thành. Nếu may mắn, răng khôn có thể mọc ngay ngắn, thẳng hàng như các răng bình thường khác. Trường hợp này bệnh nhân không gặp bất kỳ biến chứng hay khó chịu nào.

Có không ít trường hợp răng khôn mọc thiếu chỗ, mọc đâm ngang vào những chiếc bên cạnh. Nhiều trường hợp răng mọc lệch đâm vào má hoặc mọc ngầm dưới nướu khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi.

Răng khôn còn rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc tốt. Hậu quả gây sưng tấy, viêm đỏ, đau nhức, thậm chí phát sốt.

Đau răng không không ngủ được ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Đau răng không không ngủ được ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

4. Đau răng khôn nên làm gì?

Cơn đau răng khôn kéo đến khiến bệnh nhân không thể tập trung làm việc hay học tập. Việc ăn ngủ hàng ngày cũng gặp khó bởi sự hành hạ của những cơn đau. Vậy đau răng khôn nên làm gì là vấn đề nhiều bệnh nhân quan tâm, tìm hiểu.

Đối với các cơn đau nhẹ, chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe thì bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng viêm, giảm đau để chấm dứt cơn đau.

Đối với các cơn đau nặng, nếu chưa thể đến gặp bác sĩ điều trị, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách giảm cấp tốc ngay tại nhà dưới đây:

4.1. Chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận, sạch sẽ

Tại thời điểm mọc răng khôn, các mô mềm và nướu xung quanh rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Vì vậy, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách như:

– Đánh răng tối thiểu 2 – 3 lần/ngày ngay sau các bữa ăn vào buổi sáng và buổi tối. Bởi sau 30 phút, nếu không đánh răng, vi khuẩn sinh sôi và phát triển tại các mảng bám và thức ăn thừa dính trên răng, dễ gây viêm và sâu răng.

– Chải răng nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật để tránh làm trầy xước, tổn thương nướu, lợi và chân răng. Cách chải như sau: đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ so với viền nướu.

Đánh xoay tròn bàn chải để lông bàn chải chui vào từng kẽ răng, lấy được hết thức ăn đọng trên răng. Đánh đủ các mặt của răng bao gồm mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.

– Bệnh nhân nên chọn các loại kem đánh răng có hàm lượng flour cao rất tốt cho răng.

– Sau khi đánh răng, sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn răng miệng. Có thể thấm thuốc sát trùng vào bông y tế để làm sạch nướu gần khu vực răng khôn.

4.2. Chườm đá lạnh giảm đau răng khôn hiệu quả

Chườm đá lạnh là phương pháp tiêu viêm và giảm đau răng khôn tức thì, an toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. Phương pháp được nhiều người áp dụng do nguyên liệu sẵn có, cách thực hiện đơn giản và cho hiệu quả cao.

Bệnh nhân cho 2-3 viên đá nhỏ bọc vào 1 chiếc khăn mềm. Sau đó chườm trực tiếp lên má gần vị trí mọc răng khôn từ 2-5 phút. Thực hiện hiện 15 phút, ngày 2 – 3 lần.

Nhiệt độ từ đá khiến các dây thần kinh cảm giác bị tê liệt, giúp giảm đau răng nhanh chóng.

Chườm đá lạnh giảm đau răng khôn hiệu quả

Chườm đá lạnh giảm đau răng khôn hiệu quả

4.3. Dùng chanh tươi giảm đau răng khôn tức thì

Chanh tươi được đánh giá là phương pháp giảm đau răng số 8 hữu hiệu và cực đơn giản. Bởi chanh giàu vitamin C và acid nên có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức hiệu quả.

Cách giảm đau răng khôn bằng chanh như sau:

Chuẩn bị 1 quản chanh, vắt nước cốt ra bát. Sau đó dùng bông y tế thấm nước cốt chanh và bôi trực tiếp vào vị trí răng khôn bị đau.

– Đợi khoảng 2 phút, nước cốt chanh sẽ massage răng và nướu, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào vết răng khôn sâu, giúp giảm đau nhanh chóng.

– Dùng nước tráng miệng lại cho sạch sẽ.Lặp lại phương pháp này khoảng 1 – 2 lần/ngày để cho hiệu quả rõ rệt.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4.4. Giảm đau răng bằng tỏi

Các nghiên cứu chỉ ra, trong tỏi có chứa  hợp chất ajoene nên có tính kháng khuẩn cao. Đắp tỏi lên răng giúp tiêu diệt và làm giảm cơn đau nhức do răng khôn gây ra rất tốt.

Cách thực hiện:

Lấy 1 tép tỏi, bóc vỏ và đập dập hoặc giã nhỏ. Đắp trực tiếp tỏi lên chỗ răng khôn, giữ trong khoang 10-15 phút. Nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày cho đến khi cơn đau dịu hẳn.

Dù đây là cách chữa đau răng đơn giản và tốt nhất nhưng nhiều người không thể giữ ngậm trong thời gian quá lâu do khó chịu với mùi tỏi.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể ngâm rượu tỏi chữa đau răng. Cách thự hiện như sau:

– Lấy 400g tỏi trắng hoặc đen ngâm với 800ml rượu nếp trắng trong 1 bình thủy tinh sạch. Ngâm khoảng 1 tuần và đưa ra sử dụng. Mỗi khi đau nhức răng, bệnh nhân chỉ cần ngậm rượu tỏi 3 lần/ngày, mỗi lần 10ml sẽ thấy tình trạng ê buốt, đau nhức răng thuyên giảm đáng kể.

4.5. Súc miệng nước muối

Nước muối có đặc tính diệt khuẩn tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra, súc miệng bằng nước muối thường xuyên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu bị viêm xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau đớn. Việc súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày có thể điều trị nhiễm trùng và giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Người bệnh có thể hòa tan 9gr muối với 1 lít nước lọc sạch được nồng độ 0.9%, hoặc có thể sử dụng nước muối mua ở quầy thuốc với nồng độ trên.

Đổ 1 lượng nước muối vừa đủ vừa pha vào miệng. Ngậm trong vòng 30 giây, sau đó súc miệng trong 30 giây tiếp theo để muối len lỏi vào các ngóc ngách trong miệng, đặc biệt vị trí răng đau.

Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để thu hiệu quả tốt nhất.

4.6. Sử dụng túi trà cải thiện đau răng

Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra, chất tanin trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Điều này có nghĩa, trú trà có khả năng giảm sưng và chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

Dùng túi trà chữa đau răng khôn là phương pháp điều trị tại nhà rất dễ thực hiện. Bệnh nhân đặt túi trà đã pha vào tủ lạnh. Sau 15 phút, lấy túi trà ra và áp túi lên vùng nướu bị sưng đỏ do mọc răng khôn.

Túi lọc trà là cách chữa đau răng đơn giản và an toàn. Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào.

Chất tanin trong túi lọc trà giúp giảm đau, kháng viêm

Chất tanin trong túi lọc trà giúp giảm đau, kháng viêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề đau răng khôn
Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng khôn bị sâu là bệnh lý rất phổ biến do vị trí đặc biệt của chiếc răng này. Vậy khi răng bị sâu thì nên trám hay nhổ. Nếu trám răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Răng khôn nhổ rồi có mọc lại không? Cách xử lý răng khôn mọc lần 2

Răng khôn nhổ rồi có mọc lại không? Cách xử lý răng khôn mọc lần 2

Răng khôn đã nhổ rồi thì không mọc lại được nữa. Do răng khôn khi phát triển lên đã là răng vĩnh viễn nên sẽ không trải qua quá trình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Bị đau khi mọc răng khôn NÊN ăn gì & KIÊNG ăn gì là TỐT NHẤT?

Bị đau khi mọc răng khôn NÊN ăn gì & KIÊNG ăn gì là TỐT NHẤT?

Bị đau khi mọc răng khôn nên ăn gì & Kiêng ăn gì được rất nhiều người quan tâm. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng sẽ khiến thời gian

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao có người không mọc răng khôn? Liệu có ảnh hưởng gì không?

Tại sao có người không mọc răng khôn? Liệu có ảnh hưởng gì không?

Không khó để bắt gặp những người không mọc răng khôn, thậm chí là không có răng khôn. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng khôn mọc lệch: Nguy hiểm và biến chứng thường gặp

Răng khôn mọc lệch: Nguy hiểm và biến chứng thường gặp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Top 12 cách giảm đau khi mọc răng khôn bạn nên biết

Top 12 cách giảm đau khi mọc răng khôn bạn nên biết

Những cơn đau nhức trong quá trình mọc răng khôn là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng các cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map