
Răng sữa khi chưa lung lay sẽ bám rất chắc vào ổ xương hàm và nướu, nếu tự nhổ tại nhà thì sẽ rất đau và thậm chí còn bị chảy máu. Vì vậy, trong các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng sữa khi răng chưa lung lay cần đến các phòng khám nha uy tín để thực hiện mới không bị đau, cũng như không xuất hiện các biến chứng. Do đó với câu hỏi nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không còn phụ thuộc vào bạn tự nhổ cho bé hay là bác sĩ nhổ. Trình tự thay răng ở trẻ sẽ được diễn ra theo từng mốc thời gian cụ thể.
Nhổ răng sữa chưa lung lay hay nhổ quá sớm, mà lại là tự nhổ tại nhà thì đều sẽ gây đau và thậm chí là ám ảnh cho các bé.
Bởi lúc bây giờ, chân răng vẫn còn bám rất chắc trong ổ xương hàm và nướu. Việc ra sức nhổ bỏ hay chính xác hơn là tác động mạnh vào thân răng để nhổ chúng ra sẽ khiến các bé bị đau, chảy máu.
Hơn thế, vì răng sữa vẫn còn liên kết chắc chắn với các mô xung quanh, nên việc nhổ bỏ sẽ gây ra nhiều tác động xâm lấn, tổn thương các mô mềm.
Thông thường đối với các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng sữa khi chưa có dấu hiệu thay răng, chưa bị lung lay thì các phụ huynh vẫn nên đưa các bé đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ thăm khám.
Trường hợp các bé bắt buộc phải nhổ răng sữa khi chưa bị lung lay thì các bác sĩ bao giờ cũng thực hiện nhẹ nhàng, cộng thêm máy móc, công nghệ hiện đại nên cả quá trình sẽ không đau hoặc chỉ đau nhẹ một chút.
Theo đó, răng sữa khi chưa lung lay thì bác sĩ sẽ chỉ nhổ bỏ trong một số trường hợp “bất khả kháng” như răng bị sâu nặng, răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu mọc lên, viêm nha chu nặng…
Tự nhổ răng sữa chưa lung lay tại nhà cho bé thì sẽ rất đau
Răng sữa khi đến một thời điểm nhất định sẽ tự rụng hoặc có dấu hiệu rõ ràng như thân răng bị lung lay, lợi sưng đỏ, vùng chân răng hơi ngứa… Nhưng nhìn chung, thay răng sữa là một quy luật tự nhiên và diễn ra theo một trình tự nhất định.
Thực chất thì trình tự thay răng sữa của các bé sẽ được diễn ra đúng với trình tự lúc mọc răng sữa, răng nào mọc sớm thì sẽ thay trước và ngược lại.
Khi đến tuổi thay răng, mầm răng vĩnh viễn ở dưới xương hàm sẽ kích thích răng sữa lung lay và rụng đi để có chỗ phát triển lên.
Phần lớn các bé thường thay răng đúng theo trình tự về mặt thời gian như trên. Nhưng vẫn có trường hợp trẻ thay răng sữa muộn hơn hoặc sớm hơn so với thông thường.
Trình tự thay răng sữa của trẻ cần biết
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng khi thay răng sữa, nhất là khi răng sữa đã bắt đầu lung lay.
Thế nhưng việc tự nhổ răng sữa chưa lung lay cho bé tại nhà lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như viêm huyệt ổ chân răng khô, nhiễm trùng và tổn thương dây thần kinh.
Viêm huyệt ổ chân răng khô (viêm xương ổ răng) xảy ra khi cục máu đông tại vị trí nhổ răng sữa của bé không phát triển hoặc bị biến dạng, tan biến trước khi vết thương được lành lại.
Cục máu đông còn đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của răng mới và sự hình thành mô mềm xung quanh. Nhưng khi bị viêm xương ổ răng, cục máu đông sẽ không thể hình thành tại vị trí vừa nhổ răng, từ đó khiến huyệt răng bị lộ rất rõ ra ngoài.
Tuy rằng trong hầu hết các trường hợp viêm huyệt ổ chân răng khô có thể tự khỏi, nhưng chúng lại gây ra các cơn đau dữ dội và cần có sự can thiệp vào.
Cảm giác đau không chỉ tập trung ở vị trí nhổ răng sữa mà còn lan theo các dây thần kinh, tỏa ra dọc hai bên mặt của bé.
Viêm huyệt ổ chân răng khô
Ngay cả khi nhổ răng sữa đã lung lay thì nhiễm trùng vẫn là biến chứng rất dễ xảy ra khi tự thực hiện tại nhà không đúng cách, không vệ sinh sạch sẽ.
Nhổ răng bị nhiễm trùng được hiểu là tình trạng huyệt răng bị vi khuẩn tấn công hoặc vùng xương hàm và nướu bị tổn thương quá mức gây viêm nhiễm, hoại tử.
Như đã đề cập đến ngay ở phần đầu tiên, răng sữa chưa lung lay mà đã tự nhổ thì sẽ tạo ra một tác động xâm lấn rất lớn tới các mô xung quanh. Cộng thêm điều kiện vệ sinh không được đảm bảo thì dễ dẫn tới nhiễm trùng.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết huyệt răng của bé bị nhiễm trùng sau khi thay răng sữa.
Nhiễm trùng
Trẻ em khi nhổ răng sữa chưa lung lay ở hàm dưới có thể sẽ bị tổn thương dây thần kinh và nhất là khi cha mẹ chủ động thực hiện.
Tổn thương dây thần kinh thì phần lớn sẽ tự khỏi sau một thời gian, với các biến chứng như bị rối loạn cảm giác môi.
Thế nhưng vẫn có một số trường hợp bị tổn thương dây thần kinh vùng hàm vĩnh viễn do các thao tác trong khi nhổ răng sữa quá thô bạo. Đây cũng chính là biến chứng rất nguy hiểm và cũng khó khắc phục.
Ngoài việc nắm rõ trình tự thay răng sữa của các bé ra, thì các bậc phụ huynh cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc chăm sóc các bé sao cho đúng cách với những lưu ý dưới đây:
Hướng dẫn các bé vệ sinh răng miệng đúng cách: Trong thời kỳ thay răng sữa, bố mẹ hãy hướng dẫn các bé cách vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ngày. Tránh chải răng trực tiếp vào các vùng răng đã được nhổ hay răng vĩnh viễn đang phát triển lên. Nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng hơn.
Loại bỏ các thói quen xấu: Nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đẩy răng… là các thói quen xấu của bé mà phụ huynh cần phải giúp các bé thay đổi. Vì chúng có thể khiến răng của bé bị hô, mọc lộn xộn… thậm chí là nhiễm trùng.
Tránh những thực phẩm không tốt: Các món quá cứng, quá lạnh và quá nóng sẽ không tốt cho răng miệng của bé khi đang thay răng sữa.
Thăm khám nha khoa định kỳ: Ngay từ chiếc răng sữa đầu tiên có dấu hiệu thay, bố mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và chăm sóc thật tốt nhất. Hơn thế, trong trường hợp bé đã đến tuổi thay răng nhưng răng sữa lại không lung lay, thì các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương án xử lý tốt nhất mà không làm ảnh hưởng hay gây ra các cơn đau cho các bé khi nhổ.
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách
Nếu như tìm hiểu kỹ về trình tự thay răng sữa ở trẻ em, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy các răng cối lớn, bao gồm răng số 6, 7 và 8 sẽ không thay.
Chính xác hơn thì đây là các răng không thuộc vào hệ răng sữa, ngay từ lúc phát triển lên chúng đã là răng vĩnh viễn và không cần thông qua quá trình thay răng sữa.
Do đó, chúng ta cần phải gìn giữ và bảo tồn những chiếc răng hàm lớn một cách cẩn thận. Nhất là đối với răng số 6 và 7 vì đây là răng cấm, đảm nhận chức năng nhai, nghiền nát thức ăn chính trên cung hàm.
Như vậy, thông qua những giải đáp trong bài ắt hẳn các phụ huynh đã hiểu rõ vấn đề nhổ răng sữa chưa lung lay có bị đau không. Đồng thời từ đó cũng biết được cách chăm sóc đúng cách cho các bé yêu trong giai đoạn thay răng sữa. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×