19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Khô miệng là hiện tượng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bất thường về sức khỏe của bạn. Để biết nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả, hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết sau!
Khô miệng là bệnh lý phổ biến rất nhiều người từng mắc phải nhưng không phải ai cũng biết mình mắc bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp. Khi mắc bệnh, miệng bạn sẽ cảm thấy khô, nước bọt tiết ít hơn bình thường, khiến khoang miệng thường trong trạng thái thiếu ẩm, khô rát khó chịu.
Khô miệng là bệnh lý phiền toái mà nhiều người gặp phải
Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có triệu chứng miệng khô, rát, khó chịu, ăn uống trở nên khó khăn hơn. Cho dù bạn đã uống rất nhiều nước nhưng cảm giác đó vẫn không biến mất. Có rất nhiều loại khô miệng khác nhau, có thể kể đến như:
Khô miệng tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng việc miệng luôn trong trạng thái tiết ít nước bọt có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, gây nên nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì vậy, việc xác định tại sao khô miệng để có cách điều trị thích hợp là điều vô cùng cần thiết.
Khô miệng do cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết
Thông thường, khô miệng xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:
Nước bọt chỉ có thể tiết đủ khi cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết. Tình trạng mất nước do vận động mạnh quá lâu hay uống ít nước sẽ khiến tuyến nước bọt không được cung ứng đủ nước, dẫn đến khô miệng.
Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ngọt, nhiều tinh bột, đồ chiên, rán và ăn ít rau xanh, hoa quả, tuyến nước bọt cũng sẽ bị ảnh hưởng và tình trạng miệng bị khô sẽ xảy ra.
Một số bệnh lý như viêm xoang, viêm họng, viêm phổi sẽ để lại ảnh hưởng xấu lên hệ hô hấp của bạn. Khi đó, việc hít thở qua mũi sẽ gặp khó khăn và bạn buộc phải thở bằng miệng. Các luồng khí di chuyển qua khoang miệng liên tục cũng là lí do dẫn đến khô miệng.
Các bệnh lý hô hấp như viêm phổi cũng khiến miệng bị khô
Rất nhiều loại thuốc kháng sinh hiện nay có tác dụng phụ khiến miệng khô rát như thuốc huyết áp, kháng sinh hay thuốc điều trị rối loạn tâm lý. Vì vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia khi muốn sử dụng những loại thuốc này.
Khô miệng là bệnh lý tưởng chừng như đơn giản và không nguy hiểm lắm. Nhưng trên thực tế, bệnh lý này có thể gây hại lớn đến sức khỏe:
Bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy, khô miệng cần được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh những tác hại, biến chứng không mong muốn sau này!
Khô miệng có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng
Khi bị khô miệng kéo dài mà không được điều trị, khoang miệng của bạn trong tình trạng khô rát kéo dài sẽ gây khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm cũng như gây nên nhiều bệnh lý răng miệng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và trị khô miệng bằng một số bài thuốc Đông Y sau đây:
★ Bài 1 ★
➤ Thành phần: 12g thạch hộc, 20g tang diệp, 12g khiếm thực, 20g cỏ mực, 16g hoài sơn, 12g tang thầm, 10g mơ muối, 10g đan bì, 12g sơn thù, 16g mạch môn, 12g trạch tả, 16g thục địa, 16g đậu đen sao thơm, 16g củ đinh lăng, 12g cam thảo, 12g kỷ tử, 10g bạch linh.
➤ Cách sử dụng: Mỗi ngày, bạn sắc một thang 3 lần, chia thành 3 lần uống. Bàu thuốc này có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, kích thích sản sinh nước bọt.
Một số bài thuốc chữa khô miệng từ Đông Y cho hiệu quả cao
★ Bài 2 ★
➤ Thành phần: 10g đan bì, 16g hoài sơn, 16g trạch tả, 12g sơn thù, 12g bạch linh, 12g thục địa, 16g khiếm thực, 16g thạch hộc, 12g cam thảo, 16g tang bạch bì, 5 quả đại táo.
➤ Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn sắc 1 thang thuốc, chia ra uống 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, bổ âm, sinh thủy. Sau 10 – 15 ngày sử dụng liên tiếp, tình trạng khô miệng của bạn sẽ hoàn toàn biến mất.
★ Bài 3 ★
➤ Chuẩn bị: 20g tang diệp, 20g cát căn, 16g mạch môn, 16g mã đề thảo, 12g sinh địa, 16g cát cánh, 12g cam thảo, 6g sâm đại hành.
➤ Cách sử dụng:Bạn sắc mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần. Sử dụng trong vòng 10 ngày liên tiếp, bài thuốc có tác dụng bổ phế, sinh tân, tăng cường lượng nước bọt được sản sinh trong khoang miệng, loại bỏ chứng khô miệng hiệu quả.
★ Bài 4 ★
➤ Chuẩn bị: 12g chi tử, 12g bạch thược, 10g ngũ vị, 12g cát cánh, 12g thục địa, 20g tang diệp, 12g thiên môn, 12g đương quy, 16g sa sâm, 16g mạch môn, 20g rau má.
➤ Cách sử dụng: Với bài thuốc trên, bạn dùng sắc thuốc uống, mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần sẽ giúp bổ phế âm, sinh tân dịch, giúp tuyến nước bọt được kích thích mạnh mẽ hơn.
Khô miệng có thể đem lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như có thể. Vì vậy, bạn có thể tham khảo những cách chữa bệnh hiệu quả trên đây để chấm dứt tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, vui lòng liên hệ hotline 1900.6900 hoặc điền form đăng ký dưới đây và nhận tư vấn!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×