31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Sau khi uống rượu, hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu là điều rất khó tránh khỏi. Thời gian mùi rượu tồn tại trong hơi thở sẽ còn phụ thuộc vào lượng rượu, cơ địa của từng người… Để khắc phục hơi thở có mùi rượu, bạn nên ăn thực phẩm có mùi nồng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước hoặc dùng chai xịt thơm miệng. Ngoài ra, trước và trong khi uống rượu, bạn nên ăn nhiều để kích thích sản sinh nước bọt trong khoang miệng.
Hơi thở có mùi rượu là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi cơ thể phải tiếp nhận một lượng lớn rượu hoặc các đồ uống có cồn. Về bản chất, rượu có thể được cơ thể tiêu tủy.
Trên thực tế, có đến 90% lượng cồn sẽ tiến thẳng vào gan. Tại đây, cồn sẽ được các tế bào gan phân tách, xử lý và tiến hành quá trình khử độc trước khi đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, tốc độ chuyển hóa rượu của gan tương đối chậm. Vì vậy, lượng rượu chưa được gan xử lý kịp sẽ dần ngấm vào máu và đi tới các cơ quan khác trong cơ thể như não, phổi,…
Khi lượng rượu vào phổi đạt tới một mức độ nhất định thì hơi thở của bạn sẽ bắt đầu có mùi rượu. Bên cạnh đó, rượu cũng khiến cho cơ thể bị mất nước và lượng nước bọt suy giảm. Các phân tử rượu đọng lại trên lưỡi, răng sẽ không được rửa trôi và là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi cồn.
Về bản chất, gan và cơ thể chỉ có thể đốt cháy và giải phóng được khoảng 0,015 gram rượu mỗi giờ. Như vậy, trong hơi thở có nồng độ cồn đạt 0,18 gram/1 lít khí thở thì sẽ cần khoảng 12 giờ để chuyển hóa. Tuy nhiên, mùi rượu trong hơi thở vẫn còn có thể kéo dài trong vài giờ sau đó.
Mùi rượu tồn tại trong cơ thể bao lâu còn tùy thuộc vào lượng rượu, cơ địa của từng người và các hoạt động diễn ra sau khi uống rượu. Ví dụ, việc hoạt động mạnh hoặc đi hát sau khi uống rượu sẽ hỗ trợ cơ thể giải phóng được hơi rượu nhanh hơn.
Một số cách đơn giản sau sẽ giúp bạn làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở và tự tin giao tiếp với người khác: ăn nhiều trước và trong khi uống rượu, ăn thực phẩm có mùi nồng, đánh răng sạch sẽ, vệ sinh lưỡi, uống nhiều nước hoặc dùng chai xịt thơm miệng.
Để giảm mùi rượu trong hơi thở, bạn nên ăn nhiều trước và trong khi uống rượu. Việc ăn nhai thực phẩm sẽ kích thích sản sinh nước bọt giúp cho khoang miệng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. Không chỉ vậy, thức ăn cũng sẽ hấp thụ một phần rượu mà bạn đưa vào trong cơ thể.
Đó chính là lý do mà những người uống rượu hay gọi kèm đậu phộng, khoai tây chiên, bánh ngọt… Những thức ăn trên sẽ giúp quá trình chuyển hóa rượu được diễn ra nhanh hơn và giảm mùi cồn trong miệng.
Việc sử dụng các loại thực phẩm có mùi nồng và mạnh hơn mùi rượu như hành, tỏi, bạc hà, phô mai.. là một biện pháp khá hiệu quả để giảm mùi rượu trong hơi thở. Mùi của những thực phẩm trên có thể lưu lại ở hơi thở khá lâu nên giúp loại bỏ mùi hôi do bia, rượu hiệu quả.
Một số món ăn có chứa thực phẩm mùi nồng mà bạn có thể tham khảo là khoai tây chiên tỏi, bánh mỳ bơ tỏi, salad trộn phô mai, bánh sandwich với hành tươi…
Các phân tử rượu có thể bám cả trên bề mặt lưỡi, bề mặt răng và cả các kẽ răng. Do vậy, để giảm mùi rượu trong hơi thở nhanh chóng, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi uống rượu.
Khi đánh răng, bạn hãy chải tất cả mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài của hàm răng nhằm loại bỏ vi khuẩn, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn nên chọn những loại kem đánh răng có mùi vị thơm mát như bạc hà, trà xanh để đánh bật mùi rượu trong hơi thở một cách tốt nhất.
Cuối cùng, bạn đừng quên vệ sinh lưỡi bởi đây chính là một trong những vị trí lưu mùi lâu nhất. Bạn có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi chuyên biệt hoặc bàn chải đánh răng để loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn dư thừa, tế bào chết và vi khuẩn ra khỏi bề mặt lưỡi.
Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của Tiara T. Misuraca và các cộng sự được công bố trên tạp chí Journal of Periodontology, việc vệ sinh răng miệng sau khi uống rượu có thể giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn chặn nguy cơ viêm nướu. Nghiên cứu đã thực hiện trên 25 người trưởng thành. Kết quả cho thấy rằng, việc vệ sinh răng miệng sau khi uống rượu đã giảm mức độ vi khuẩn trong khoang miệng tới 60%.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Bên cạnh những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, uống nhiều nước cũng là một trong những biện pháp giúp hơi thở bớt đi mùi bia, rượu. Nước lọc sẽ giúp bổ sung lượng nước đã mất sau khi uống rượu và kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Nhờ vậy, các phân tử rượu trong khoang miệng dần được rửa trôi.
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống trà gừng. Không chỉ có công dụng giải rượu hiệu quả, hương thơm của gừng còn giúp khử được mùi rượu, bia trong khoang miệng.
Một trong những cách khử mùi rượu đơn giản và nhanh nhất là dùng chai xịt thơm miệng. Đây là sản phẩm có chứa thành phần kháng khuẩn và hương thơm dễ chịu. Ngay sau khi uống rượu, bạn có thể sử dụng xịt thơm miệng để lấn át đi mùi cồn.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm chính hãng, đã được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng để tránh gây tổn thương tới răng, nướu cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng.
Hơi thở có mùi rượu là hiện tượng không nguy hiểm nhưng lại khiến cho bạn tự ti và mặc cảm khi giao tiếp. Mong rằng những cách khử mùi rượu mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn tự tin hơn và giữ được hình ảnh tốt trong mắt mọi người xung quanh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×