19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hơi thở hôi từ dạ dày là một trong những triệu chứng cực kỳ khó chịu, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại dễ gây mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên đừng nên quá lo lắng, chỉ cần chịu tìm hiểu kỹ một tí, bạn vẫn có thể chữa trị dứt điểm tình trạng khó chịu này. Trong bài viết này sẽ bật mí bí quyết điều trị chứng hôi miệng dạ dày dứt điểm cực hiệu quả.
Nếu muốn chữa trị dứt điểm chứng bệnh hơi thở hôi từ dạ dày thì mọi người nhất định phải nắm rõ được các nguyên nhân gây ra triệu chứng này, nhằm khắc phục triệt để và dứt điểm hoàn toàn. Chủ yếu bao gồm các lý do dưới đây
Tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng là nguyên nhân phổ biến nhất mà nhiều người thường gặp.
Bên trong thức ăn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại khác nhau nên khi xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày (nhợn cổ họng/nôn) dễ đưa những tác nhân gây hại này lên vòm họng.
Kèm theo đó còn có cả lượng axit tiêu hóa bên trong dạ dày cũng bị đẩy lên theo, dễ làm tổn hại thực quản, do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh, gây mùi hôi.
Tình trạng này còn được biết đến là hở van dạ dày bị hôi miệng, dẫn đến một vài căn bệnh như viêm và ung thư thực quản, hẹp thực quản,… Đặc biệt đối với ai thường xuyên ăn đồ quá nóng, cay, hút thuốc,… sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Nếu mắc một trong các chứng bệnh này, ở dạ dày và ống dẫn thức ăn sẽ xuất hiện mũ độc, bốc mùi hôi, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp.
Một nguyên nhân khác gây hơi thở có mùi khó chịu có liên quan đến dạ dày là tình trạng tắc nghẽn đường ruột. Khi ruột bị tắc nghẽn, thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình đào thải ra ngoài.
Mà những thực phẩm này hầu hết sẽ được chuyển hóa thành phân hoặc các loại chất thải khác. Khi bị ứ đọng lâu trong cơ thể sẽ bốc mùi nặng và tỏa ra ngoài theo nhiều con đường khác nhau.
Việc nôn mửa cũng có thể một trong các nguyên nhân gây hơi thở có mùi hôi từ dạ dày phổ biến.
Trong quá trình ăn uống, có thể do bạn đã ăn quá cay, nóng hoặc thực phẩm ôi thiu,… khiến cơ thể tự động phản ứng lại hoặc lượng axit trong dạ dày quá nhiều gây ra chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày, đầy hơi.
Khi nôn thì rất nhiều loại thực phẩm thừa, axit hoặc dịch vị trong bụng sẽ bị chảy qua họng. Chúng sẽ bị bám lại ít nhiều trên cuống họng, amidan, kẽ răng, bề mặt lưỡi,.. và tạo ra mùi hôi.
Đôi khi dịch vị, axit có thể sẽ làm tổn thương mô nướu, lợi. Lâu ngày không được điều trị kịp thời sẽ tạo thành các ổ vi khuẩn gây mùi
Ketoacidosis là một dạng biến chứng thường gặp ở người mắc chứng tiểu đường. Ở người tiểu đường thì cơ thể sẽ khó chuyển đổi đường trong thực phẩm thành năng lượng.
Khi đó mỡ dự trữ trong cơ thể sẽ được mang ra để chuyển hóa. Tuy nhiên khi chuyển hóa mỡ, cơ thể sẽ sản sinh ra chất α-Ketoglutaric. Đây là loại chất có mùi rất hôi, tương đương với mùi phân.
Dành cho những ai bị mắc phải chứng trào ngược dạ dày, phía dưới đây sẽ là một số cách chữa hôi miệng hở van dạ dày:
Sử dụng thuốc kháng axit dạ dày:
Đây là phương pháp hiệu quả và được ứng dụng nhiều nhất , thuộc có thể ở dạng viên, gel (nước đặc), kẹo cốm,…
Bạn có thể đến hỏi và mua tại bất kỳ tiệm thuốc tây nào gần nhà, ví dụ như thuốc sữa chữ P – Phosphalugel, Lahm, Omeprazole, Simelox,… Đảm bảo trị ngay chứng khó tiêu, đầy hơi, hở van dạ dày
Thuốc làm ức chế thụ thể H2:
Nếu bạn chưa biết thì việc ngăn chặn, làm ức chế thụ thể này sẽ giúp giảm nhanh chứng trào ngược dạ dày cực kỳ hiệu quả.
Hãy thử sử dụng một số loại thuốc như Famotidine, Cimetidin, Nizatidine, Ranitidin,… Mỗi ngày nên dùng 2 viên là đủ
Thuốc giúp ức chế bơm Proton – PPIs:
Nói đơn giản hơn thì đây thuốc giúp điều tiết hàm lượng axit dạ dày và độ chua pH, hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng trào ngược/hở van dạ dày.
Mọi người có thể sử dụng thuốc Rabeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,… Nên uống hằng ngày, 1 viên trước lúc ăn 30 phút, dùng liên tục trong vòng 1 đến 2 tháng.
Khi cảm thấy không có tác dụng thì tăng liều lượng lên gấp đôi, giảm bớt nếu bệnh đã chuyển biến tốt hơn.
Trong trường hợp bạn phát hiện ra bản thân bị mắc chứng tắc nghẽn đường ruột, điển hình như mất nước, khó đi đại tiện, bụng căng, chướng bụng,… sẽ có 2 hướng giải quyết như sau:
Điều trị nội khoa:
Nếu bạn đi khám và được xác nhận chỉ bị tắc nghẽn ruột ở tình trạng nhẹ thì sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa.
Bác sĩ dùng một một ống thông từ mũi vào dạ dày và hút toàn bộ thức ăn, chất dịch,… rất ngoài giúp giảm áp lực cho đường ruột.
Đảm bảo bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời áp dụng thêm vài loại thuốc đặc trị, sau khi được chữa thì chắc chắn chứng hôi miệng, bụng khó chịu sẽ không còn nữa.
Điều trị ngoại khoa:
Còn nếu được chuyển đoán tắc nghẽn ruột ở mức độ nặng, có sỏi bên trong, dính do chất nhầy,… hoặc điều trị nội khoa thất bại thì phải tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ giúp lấy sỏi, gỡ điểm bị dính hoặc cắt bỏ nếu cần thiết,
Riêng trường hợp nôn mửa nhiều thì mọi người phải hết sức lưu ý nhé bởi đây có thể là một triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm nào đó.
Nôn là một phản xạ tự nhiên của con người được điều kiện bởi hệ thần kinh nhằm tống các chất không phù hợp với cơ thể ra ngoài.
Nếu bạn không ăn phải bất kỳ thứ gì lạ, có hại, ôi thiu,… thì nên đi gặp bác sĩ khoa thần kinh để được khám kỹ càng.
Ngoài ra cần phải chú ý những thói quen trong cuộc sống hàng ngày như:
– Tránh uống nhiều rượu, bia, thực phẩm chứa nhiều men, cồn vì dễ làm tăng hàm lượng axit dạ dày, gây trào ngược dạ dày.
– Ăn uống có khoa học, tuyệt đối không nên dùng nhiều món quá cay, nóng,… vì dễ bị đầy hơi, ợ nóng gây nôn mửa.
– Nếu dạ dày hoạt động kém, khó tiêu hóa thì nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày. Tuyệt đối không được nằm sau khi ăn hoặc ăn trước giờ ngủ 2 tiếng
– Sau khi vừa ăn xong trong vòng 1, 2 giờ thì tuyệt đối không được lao động mạnh hoặc cúi người về trước vì dễ làm thức ăn trào ngược lên thực quản, gây nôn mửa.
– Lúc nằm ngủ thì nên gối đầu cao một tí, giúp trong khi cơ thể nghỉ ngơi thì quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn vẫn diễn ra, khi sáng dậy sẽ không bị buồn nôn.
Bên cạnh đó, cảm giác buồn nôn cũng có thể do chứng trào ngược dạ dày gây ra, thế nên khi cơ thể tự động ợ chua, nóng, đầy hơi thì nên điều trị nhanh, tránh để nôn mửa, hơi thở hôi.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Với người bị hôi miệng do mắc phải chứng Ketoacidosis (tiểu đường) thì nên có một chế độ ăn & luyện tập thích hợp. Trong đó liệu trình ăn kiêng Keto được rất nhiều chuyên gia khuyên nên áp dụng
Chế độ ăn kiêng Keto cũng khá giống với dạng low-carb, chủ yếu ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, ít đường để giảm đường huyết trong máu và chỉ duy trình lượng đảm ở mức vừa phải. Cụ thể hơn, một bữa ăn của bạn sẽ bao gồm 5% tinh bột, 20% đạm và 75% còn lại là chất béo.
Với phương pháp này bạn sẽ giảm cân rất hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe. Ngoài ra lượng đường trong cơ thể cũng sẽ giảm, tăng kích thích sản sinh Hormone Insulin trở lại để chuyển hóa đường thành năng lượng. Từ đó cơ thể sẽ không còn tiết ra axit α-Ketoglutaric nữa, trị dứt điểm chứng hôi miệng.
Bên cạnh những bí quyết điều trị hôi miệng vì dạ dày ra, mọi người cũng nên áp dụng thêm một số mẹo vặt giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng khó chịu này.
Uống trà xanh là một mẹo vặt giúp hỗ trợ điều trị hơi thở hôi từ dạ dày đơn giản, dễ thực hiện nhất.
Một cốc trà xanh mỗi ngày không chỉ hạn chế các tác nhân gây bệnh về miệng, khử mùi hôi mà còn cải thiện rất nhiều vấn đề sức khỏe khác, nâng cao thể chất, thanh lọc cơ thể.
Bên cạnh việc tăng cường uống trà xanh ra, bạn cũng nên thử súc miệng với nước gừng hoặc trà chanh.
Trong trà, chanh và gừng đều có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống viêm, diệt khuẩn.
Nếu thực hiện đều đặn thì hơi thở hôi sẽ được khử nhanh chóng, còn trị được viêm loét miệng, nướu, vệ sinh vòm họng
Việc bổ sung tinh bột tốt (rau củ) vào các bữa ăn cũng là một mẹo trị hơi thở hôi cực kỳ hiệu quả. Hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời thành phần chất xơ của rau củ cũng sẽ hấp thụ lượng axit trong dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi, ợ nóng.
Sữa chua là một loại thực phẩm ăn vặt cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của con người, giúp cung cấp và cải thiện hàm lượng men tiêu hóa trong dạ dày.
Giúp quá trình hấp thụ và xử lý thức ăn hằng ngày thuận lợi và hiệu quả hơn bao giờ hết, tiết chế hàm lượng axit dạ dày, giảm thiểu triệu chứng liên quan đến bao tử, hơi thở hôi từ dạ dày
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Mỗi ngày, bạn cũng nên ăn 1 loại trái thuộc họ nhà cam, ví dụ như cam sành, quýt,… bởi trong loại trái cây này có chứa axit Citric với khả năng kháng và diệt khuẩn cao.
Nâng cao hệ miễn dịch, tiêu diệt mọi tác nhân gây hại cho khoang miệng và hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị hơi thở hôi hết sức tuyệt vời.
Tình trạng hơi thở hôi từ dạ dày tuy có phần hơi khó xác định nguyên nhân, nhưng chỉ cần để ý kỹ và áp dụng các phương pháp bên trên, bạn sẽ dễ dàng trị dứt điểm triệu chứng tiêu cực này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho tất cả quý độc giả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×