
để nhận cuộc gọi từ Nha Khoa Paris
Ngày đăng: 02-02-2021
0 comment
Khớp cắn ngược là nguyên nhân khiến cho nhiều người cảm thấy ngại mỉm cười, cũng như gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vậy khớp cắn ngược là như thế nào? Có hại hay nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Nội dung bài viết
Khớp cắn ngược (móm) là thuật ngữ chỉ tình trạng nhóm răng hàm dưới bị nhô ra ngoài nhiều hơn so với nhóm răng hàm trên.
Theo phân loại của Angle, cắn ngược được xếp vào dạng sai khớp cắn loại 3. Kiểu khớp cắn này có biểu hiện tương đối rõ ràng với phần cằm của người bệnh thường đưa ra phía trước, dân gian gọi là răng móm.
Do vậy dù mức độ cắn ngược nặng hay nhẹ bạn vẫn có thể dễ dàng phân biệt và nhận ra. Tuy nhiên nếu răng hàm dưới chỉ nhô ra vừa đúng với răng hàm trên thì sẽ gọi là khớp cắn đối đỉnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược. Một số lý do tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:
Một số thói quen thời thơ ấu dưới đây có thể gây ra khớp cắn ngược răng sữa hoặc làm cho răng mọc lệch. Nguyên nhân dẫn đến các thói quen này có thể là do bố mẹ hoặc do chính bản thân em bé:
Thông thường, khớp cắn ngược cũng có một phần là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị móm do mắc bệnh, ví dụ như các bệnh nha chu gây rụng răng thì khả năng bạn gặp phải vấn đề này sẽ cao hơn. Bởi vì, di truyền quyết định đến hình dáng và kích thước xương hàm và răng của mỗi người.
Nhiều trường hợp bé có răng mọc chen chúc, răng sứt, có hình dạng bất thường, mọc không thẳng hàng hay có dị tật bẩm sinh ở miệng như hở hàm ếch, đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược răng sữa ở trẻ.
Những chấn thương ở mặt có thể làm tổn thương vĩnh viễn đối với cấu trúc xương hàm. Các xương hàm bị gãy có thể được khắc phục bằng cách phẫu thuật lại.
Tuy nhiên, không phải phẫu thuật nào cũng có thể đảm bảo hai hàm sẽ khớp với nhau đúng chuẩn. Do đó, đây cũng là một nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược.
Răng bị cắn ngược sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng trong ngắn hạn, tuy nhiên nếu không điều trị sớm cũng sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Tính thẩm mỹ là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên khi bị lệch khớp cắn loại 3. Khuôn mặt người bệnh sẽ mất cân đối, khó coi và có xu hướng dài hơn.
Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, dễ khiến trẻ mắc các chứng bệnh về tâm lý như tự ti, trầm cảm.
Sự chuyển động của xương hàm ở người bị khớp cắn ngược khi ăn nhai sẽ khó khăn hơn người bình thường. Bởi mỗi khi nhai, hàm dưới phải lùi vào trong một chút rồi mới di chuyển lên trên để nghiền thức ăn.
Hiện tượng này lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ dễ dẫn tới đau khớp thái dương hàm, đau đầu hoặc đau tai.
Những người bị khớp cắn ngược nếu có tật nghiến răng sẽ rất dễ khiến nhóm răng hàm dưới bị tổn thương. Bởi khi đó, rìa cắn của răng hàm trên sẽ ma sát trực tiếp vào thân răng dưới.
Lâu dần men răng sẽ bị bào mòn khiến răng nhạy cảm hơn, dễ lung lay và có thể gây ra cảm giác đau nhức.
Bạn hãy tham khảo một số cách điều trị khớp cắn ngược dưới đây để có thể giải quyết được tình trạng này, giúp lấy lại tự tin cũng như đảm bảo được sức khỏe răng miệng.
Với các trường hợp bị cắn ngược do răng thì bác sĩ thường chỉ định khách hàng chỉnh nha thẩm mỹ. Khách hàng được tư vấn sử dụng một số loại khí cụ niềng răng chuyên dụng để điều chỉnh lại khớp cắn.
Tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu và từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra gợi ý dụng cụ chỉnh răng cắn ngược tốt nhất.
Đặc biệt khi điều trị cắn ngược răng sữa cho trẻ, đôi khi bác sĩ sẽ sử dụng tới khí cụ Facemask. Tuy khá cồng kềnh và mất thẩm mỹ nhưng hiệu quả đem lại sẽ rất tốt.
Đối với các trường hợp khớp cắn ngược do xương hàm, điều trị trên răng bằng khí cụ chỉnh nha sẽ không phát huy tác dụng. Khi đó, để khắc phục triệt để nhược điểm này thì phẫu thuật hàm là biện pháp duy nhất.
Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sẽ cắt bớt một phần xương hàm dưới để đẩy lùi vào vị trí tiêu chuẩn, do vậy khách hàng cần trải qua 1 cuộc tiểu phẫu nhỏ.
Dùng khí cụ nong hàm là phương pháp thường thấy để chữa khớp cắn ngược răng sữa. Dụng cụ nong hàm sẽ dần dần mở rộng diện tích của hàm trên, từ đó đưa 2 hàm về thế cân bằng và khắc phục cắn ngược hiệu quả.
Ở những người có mức độ cắn ngược nhẹ thì có thể chỉ cần bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ lấy bớt đi một phần men răng, sau đó lắp vào một mão răng giả hoặc mặt dán veneer sao cho chuẩn khớp cắn nhất.
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng: Làm sao để khí cụ niềng răng có thể kéo được nhóm răng hàm dưới đang chìa ra bên ngoài vào trong?
Câu hỏi này tương đối dễ hiểu, bởi nhiều khách hàng nghĩ khí cụ niềng răng chỉ gồm một vòng dây cung kèm các mắc cài.
Tuy nhiên để niềng răng chữa khớp cắn ngược, đầu tiên bác sĩ sẽ đặt vào khu vực hàm dưới 1 thanh kim loại. 1 đầu của thanh kim loại sẽ đính vào răng hàm, đầu còn lại đính vào răng nanh.
Sau đó 1 chốt ngoặc cố định được gắn ở răng hàm phía trên. Tiếp theo, bác sĩ dùng dây thun để kết nối chốt cố định hàm trên với đầu thanh kim loại ở vị trí răng nanh.
Dưới lực kéo của dây thun, cả nhóm răng hàm dưới sẽ dần được kéo vào tới khi ngang bằng với nhóm răng hàm trên. Cuối cùng bác sĩ sẽ đặt khí cụ niềng răng để điều chỉnh và kéo hàm dưới về đúng khớp cắn chuẩn.
Chi phí điều trị khớp cắn ngược sẽ phụ thuộc vào phương pháp mà bác sĩ hoặc khách hàng lựa chọn. Ngoài ra với mỗi phương pháp, nếu lựa chọn khí cụ chất lượng cao thì giá cũng khác nhau.
Khớp cắn ngược tuy ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai nhưng cũng không quá khó chữa. Bạn nên liên hệ sớm với tổng đài 19006900 để được hỗ trợ xử lý
Nhập thông tin của bạn
×