Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nguyên nhân gây mòn men răng và cách điều trị hiệu quả

Men răng là lớp bảo vệ răng ở phía ngoài cùng. Khi lớp men này bị mất đi, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức răng khi uống nước lạnh hoặc ăn đồ cay nóng. Hơn nữa, mòn men răng còn làm răng ố vàng, mất tính thẩm mỹ. Để tránh Lúc này, bạn có thể tham khảo những cách phục hồi men răng hiệu quả, an toàn dưới đây.

1. Tìm hiểu về tình trạng men răng bị mài mòn

Mòn men răng là tình trạng men răng bị hư hại do quá trình oxy hóa. Đó là khi các hợp chất trong thức ăn, mảng bám hay kem đánh răng phản ứng với Canxi có trên răng. Lớp men răng bị bào mòn sẽ làm đổi màu sắc răng. Qua đó làm mất đi sự trắng sáng tự nhiên vốn có và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nhiễm.

Men răng bị mất đi sẽ không thể tái tạo lại mà còn khiến răng nhạy cảm hơn. Nhất là khi ăn các món ăn lạnh, nóng hoặc có tính axit sẽ thấy ê buốt, đau nhức.

Tình trạng men răng bị mài mòn

Tình trạng men răng bị mài mòn

2. Nguyên nhân gây mòn men răng

Có nhiều nguyên nhân gây mòn men răng, bao gồm:

Thói quen gây tổn thương men răng: Những thói quen như nghiến răng, cắn móng tay, sử dụng vật cứng hoặc xỉa răng bằng tăm có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho men răng và thậm chí làm sứt mẻ răng.

Đánh răng quá mạnh hoặc quá nhiều lần trong ngày: Chải răng quá nhiều lần trong ngày hoặc với lực chải mạnh có thể gây tổn thương men răng và tụt nướu.

Yếu tố di truyền: Nếu có tiền sử của men răng xấu trong gia đình, có khả năng men răng của con cái cũng sẽ không tốt.

Suy yếu tuyến nước bọt và khô miệng: Khi tuyến nước bọt không hoạt động hiệu quả hoặc bạn trải qua tình trạng khô miệng, acid từ thực phẩm có thể không được trung hòa bởi nước bọt, dẫn đến mòn men răng.

Bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh như trào ngược dạ dày có thể làm axit bị đẩy ngược lên miệng và gây mòn men răng nếu không được điều trị kịp thời.

Chế độ ăn uống và thói quen xấu: Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit cao, việc không vệ sinh răng miệng đúng cách và các thói quen xấu cũng có thể làm suy yếu men răng.

Sử dụng thuốc gây mòn men răng: Việc sử dụng các loại thuốc như Histamin, Aspirin, thuốc Flour trong thời gian dài có thể gây bào mòn men răng. Phụ nữ đang cho con bú sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến men răng của bé, làm cho men răng xỉn màu hoặc nhiễm màu kháng sinh.

Yếu tố làm mòn men răng từ bên trong cơ thể

Yếu tố làm mòn men răng từ bên trong cơ thể

3. Dấu hiệu men răng bị mòn

Men răng bị mòn thường dễ nhạy cảm, gây ê buốt, thay đổi màu sắc và thậm chí gây nhiễm trùng. Tùy vào mỗi giai đoạn, dấu hiệu nhận biết men răng bị mòn sẽ khác nhau.

– Răng bị nhạy cảm: răng dễ bị kích thích bởi đồ ăn nóng, lạnh, gây cảm giác ê buốt khó chịu

– Răng đổi màu: khi men răng bị mòn làm ngà răng lộ ra nhiều hơn, răng sẽ bị ngả màu, chuyển sang màu ố vàng.

– Trên răng có các vết nứt và vỡ: các cạnh bên của thân răng lởm chởm, không đều và có các vết nứt, vỡ. Vẻ ngoài của răng trông bóng láng cũng là dấu hiệu răng đang bị mất khoáng chất.

– Bề mặt răng có vết lõm, lỗ nhỏ: men răng bị hư hỏng nặng làm xuất hiện các lỗ sâu. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập và vào phần thân chính của răng, gây viêm tủy và nhiễm trùng nguy hiểm.

Dấu hiệu men răng bị mòn

Dấu hiệu men răng bị mòn

4. Men răng bị mòn gây ra hậu quả nào

Men răng bị mòn sẽ không thể hồi phục lại được một cách tự nhiên. Nguy hiểm hơn là tại vị trí bị mòn có thể bị viêm nhiễm nướu, giảm khả năng ăn nhai, sâu răng nghiêm trọng. Bởi khi răng đã mất đi lớp bảo vệ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong hơn.

– Sâu răng do men răng yếu: nếu men răng quá yếu để bảo vệ bề mặt răng, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và phá hủy men răng, gây sâu răng. Khi sâu răng xâm nhập vào lớp men cứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh nhỏ, dẫn đến viêm tủy răng, áp xe hoặc nhiễm trùng rất đau đớn.

– Tình trạng viêm nhiễm nướu: khi màng men răng bị suy thoái, vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển trên bề mặt răng, gây viêm nhiễm nướu. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm mất răng vĩnh viễn.

– Giảm khả năng ăn nhai: răng bị mòn sẽ làm hạn chế khả năng nghiền nhỏ thức ăn. Lúc này, hệ thống cơ nhai phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến cơ nhai bị co thắt, lâu dài gây tổn thương khớp hàm.

Sâu răng do men răng yếu

Sâu răng do men răng yếu

5. Biện pháp khắc phục khi bị mòn men răng

Men răng bị mòn nếu không được điều trị sớm có thể tiến sâu vào ngà răng gây ảnh hưởng đến tủy răng. Để có phương pháp khắc phục hiệu quả, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ mòn nặng hay nhẹ của răng:

5.1. Khắc phục mòn răng nhẹ

Đối với tình trạng răng mòn nhẹ, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp điều trị đơn giản như trám răng, tái khoáng, dùng máng bảo vệ răng:

– Tái khoáng:

Bạn chỉ cần dùng kem đánh răng có Flour và súc miệng để loại bỏ các mảng bám là có thể khắc phục và ngăn men răng mòn nặng hơn. Hoặc bác sĩ sẽ quét một lớp fluoride và đeo khay bọc răng có fluoride để bổ sung khoáng chất cho răng.

– Dùng máng chống nghiến răng:

Với nguyên nhân men răng bị mòn do thói quen xấu là nghiến răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng chống nghiến làm bằng nhựa dẻo Acrylic. Máng này dễ sử dụng, rất nhẹ, giúp ôm khít vào răng để giảm áp lực và va chạm lên răng.

– Trám răng:

Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu như Composite, GIC,… để trám lên vùng men răng bị mòn. Vết trám sẽ bảo vệ ngà răng, giảm ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Nếu bị mòn răng cửa, bạn có thể lựa chọn trám răng thẩm mỹ hoặc các phương pháp phục hình răng khác.

Trám lên vùng men răng bị mòn

Trám lên vùng men răng bị mòn

5.2. Khắc phục mòn răng nặng

Đối với những chiếc răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể khắc phục bằng các biện pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định dán sứ, bọc sứ hoặc thậm chí phải nhổ răng.

– Dán mặt răng sứ:

Với các bề mặt răng bị bào mòn nghiêm trọng nhưng vẫn có thể khắc phục được và chưa cần nhổ răng thì dán răng sứ sẽ là biện pháp ưu tiên.

– Bọc răng sứ:

Đây là biện pháp áp dụng cho trường hợp răng bị mất men nhiều và đã ăn sâu vào trong. Kỹ thuật bọc răng sứ hiện đại có thể tạo ra thân răng có hình dáng như răng thật, bọc lên răng bị mất men. Đồng thời phương pháp này có tính thẩm mỹ cao, giúp răng trắng sáng tự nhiên, đảm bảo độ bền tốt.

– Nhổ răng:

Với tình trạng mòn men răng gây sâu răng nghiêm trọng và ăn vào đến tủy không thể chữa trị, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng rồi trồng răng mới để phục hình lại.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ

6. Giải pháp phòng ngừa men răng bị mòn

Để men răng được chắc khỏe dài lâu, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa mòn men răng như sau:

– Hạn chế sử dụng thực phẩm có tính axit như nước ép, nước ngọt, sinh tố có vị chua,… Sau khi uống các loại này thì nên súc miệng lại bằng nước sạch, sữa tươi không đường hoặc nước súc miệng để trung hòa axit bám trên men răng.

– Không dùng răng cắn các vật cứng như vỏ hạt cứng, nắp chai bia, vỏ cua ghẹ, móng tay, móng chân,…

– Đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút để tránh bị mài mòn.

– Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trong ra ngoài, không chải ngang vì dễ gây mòn men răng.

– Lựa chọn bàn chải lông mềm tránh làm tổn thương răng nướu, sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa Flour để chăm sóc răng miệng.

– Uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để chăm sóc răng miệng tốt hơn và nâng cao sức khỏe tổng thể.

– Nên sử dụng viên uống hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D để làm dày men răng.

– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng và loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng.

mòn men răng

Đánh răng bằng bàn chải lông mềm

Hy vọng với thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mòn men răng. Để có hàm răng khỏe mạnh bạn cần ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đồng thời, thường xuyên khám nha khoa để kiểm tra và làm sạch răng.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Mòn men răng gây ê buốt – Làm sao để “giải quyết” sự khó khăn”

Báo Sức khỏe & Đời sống: “Hậu quả của mòn răng và cách phòng tránh”

Wiki Nha khoa: “Mòn Men Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phục Hồi”

Healthline: “Enamel Erosion: Causes, Treatment, and Prevention”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề men răng
Men răng: Thành phần, chức năng và những lưu ý quan trọng

Men răng: Thành phần, chức năng và những lưu ý quan trọng

Men răng là một bộ phận rất quan trọng trong cấu trúc răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ thành phần, chức năng… của bộ

Ngày 28/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng bị mòn mặt nhai do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Răng bị mòn mặt nhai do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng cấu trúc răng bị hao mòn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lớp men răng ở bề mặt nhai bị mòn, làm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hỏi đáp: Răng sứ có bị mòn theo thời gian không

Hỏi đáp: Răng sứ có bị mòn theo thời gian không

Răng sứ được đánh giá là có độ bền khá cao, thậm chí có thể lên đến 25 năm nếu như bạn chọn răng toàn sứ cao cấp và chăm sóc cẩn thận.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công