16/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hình ảnh lưỡi bình thường ở trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha làm mẹ. Các bậc phụ huynh có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường sau đây để chăm sóc trẻ một cách tốt hơn.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như các chức năng bình thường của lưỡi, cha mẹ nên biết cách nhận biết lưỡi trẻ sơ sinh thế nào là bình thường. Cụ thể, ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, lưỡi sẽ có những đặc điểm như sau:
– Lưỡi mềm, ẩm.
– Lưỡi có màu hồng nhạt tự nhiên.
– Lưỡi có thể di chuyển linh hoạt sang nhiều phía.
– Có lớp lông mỏng, mềm trên bề mặt lưỡi.
– Không có dấu hiệu hôi miệng.
– Trên bề mặt lưỡi có thể xuất hiện mảng bám màu trắng nhưng có thể vệ sinh dễ dàng.
– Lưỡi có hình chữ V khi trẻ quấy khóc.
– Lưỡi có thể vươn ra bên ngoài hàm răng tối đa 2mm.
Những hình ảnh sau đây cho biết lưỡi của trẻ sơ sinh đang ở trạng thái bình thường, khỏe mạnh:
Các dấu hiệu ở lưỡi có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên quan sát kĩ lưỡng để có phương án xử lý kịp thời.
– Lưỡi có màu trắng thay vì màu hồng là biểu hiện của bệnh cảm cúm giai đoạn đầu. Sau một thời gian, bề mặt lưỡi xuất hiện lớp lông dày màu trắng, rồi chuyển dần sang màu vàng. Lúc này, trẻ có nguy cơ cao mắc viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính.
– Trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều mảng trắng trên mặt lưỡi, mặt trong má, trên vòm miệng,… Khi lau sạch những đốm trắng để lộ ra vùng niêm mạc bị sưng, đỏ,… Đây đều là những dấu hiệu của bệnh nấm miệng Candida. Nhiều trường hợp khi mẹ mang thai bị nhiễm nấm Candida, trẻ sinh ra sẽ bị lây loại nấm này.
– Lưỡi tróc vảy bởi các vấn đề về tiêu hóa. Biện pháp đơn giản để khắc phục tình trạng này là bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng cho trẻ thông qua sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức.
– Lưỡi vàng, có mùi hôi hoặc chua do trẻ bị sốt, nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.
– Đầu lưỡi sưng đỏ, lớp màng lưỡi dày và trắng cho thấy trẻ bị sốt kéo dài.
– Lưỡi sưng đỏ không kèm triệu chứng nào khác là do cơ thể bị thiếu kẽm.
Những hình ảnh sau đây cho thấy lưỡi trẻ sơ sinh đang gặp các vấn đề bất thường:
Theo Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng, để tránh bệnh tật ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý:
– Rơ lưỡi thường xuyên cho trẻ (2 – 3 lần/ngày).
– Súc miệng bằng nước ấm cho trẻ sau khi cho bú sữa.
– Mẹ cần chú ý vệ sinh miệng cho trẻ cũng như giữ vệ sinh ngực trước và sau khi cho bú để hạn chế nguy cơ nhiễm nấm.
– Đưa trẻ đi khám nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Cha mẹ nào cũng cần nắm rõ cách vệ sinh lưỡi an toàn, sạch sẽ dưới đây để đảm bảo vệ sinh khoang miệng cho trẻ:
– Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh lưỡi cho trẻ.
– Bước 2: Chuẩn bị một bát nước ấm, sạch.
– Bước 3: Dùng một miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ của cha/mẹ. Sau đó, chấm ngón tay được quấn gạc vào bát nước ấm đã chuẩn bị.
– Bước 4: Thực hiện rơ miệng cho trẻ bắt đầu từ hai bên má rồi đến các vùng khác trong khoang miệng, cuối cùng mới rơ lưỡi. Trong quá trình rơ miệng, cha mẹ có thể massage phần lợi và hàm cho trẻ.
– Bước 5: Dùng một miếng gạc sạch mới và lặp lại các bước trên.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là phản xạ tự nhiên. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là các lý do khiến trẻ sơ sinh hay thè lưỡi:
– Theo phản xạ: Thè lưỡi ra ngoài là phản xạ tự nhiên tạo điều kiện cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình. Cha mẹ không cần quá lo lắng, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định (thường là 4 – 6 tháng tuổi), tình trạng này sẽ tự biến mất.
– Bắt chước: Hành động thè lưỡi có thể do trẻ bắt chước, chơi đùa với người lớn xung quanh mình.
– Trẻ đang đói hoặc no: Trẻ thè lưỡi, nắm tay vào miệng, liếm môi,… là dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói. Trẻ đã no bụng khi liên tục thè lưỡi kèm theo các hành động khác như quay đầu đi, khạc ra sữa,…
– Kích thước miệng nhỏ: Tình trạng trên do hàm dưới nhỏ hơn so với bình thường gây ra. Điều này dẫn đến sự sắp xếp không đồng đều của răng và lưỡi, khiến trẻ thè lưỡi thường xuyên.
– Lưỡi có kích thước lớn: Lưỡi to, dài khiến trẻ khó ngậm miệng vì lưỡi lúc nào cũng có xu hướng tràn ra ngoài.
– Giảm trương lực cơ: Hội chứng này khiến trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc điều khiển hoạt động của lưỡi. Đây chính là lý lo khiến trẻ thường xuyên thè lưỡi ra ngoài mà không thể kiểm soát được.
– Trẻ thè lưỡi, thở bằng miệng do bị ho, cảm, nghẹt mũi,…
– Đầy hơi, chướng bụng kèm theo các phản ứng như nhăn mặt, quấy khóc,…
– Trẻ thè lưỡi do bị sưng hạch hoặc có khối u trong miệng.
Lưỡi trẻ sơ sinh dài có thể là hiện tượng bẩm sinh do di truyền, khiến lưỡi không phù hợp với kích thước miệng. Tình trạng này gây khó khăn cho trẻ khi bú, nuốt, hít thở,… Ngoài ra, lưỡi dài còn là biểu hiện của hội chứng Down, viêm tuyến giáp, rối loạn vận động miệng,… Để xác định chắc chắn tình trạng bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện uy tín càng sớm càng tốt nhằm kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Quan sát và nhận biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường sẽ giúp cha mẹ theo dõi sức khỏe của trẻ, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có). Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bậc làm cha làm mẹ trên con đường chăm sóc trẻ nhỏ khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×