Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 

Nanh sữa của trẻ khá lành tính và thường sẽ tự biến mất sau khoảng một vài tuần nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị nhiễm khuẩn nếu như không được vệ sinh sạch sẽ. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những nguyên nhân, dấu hiệu và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh để bạn có biện pháp xử lý tốt nhất.

1. Nanh sữa là gì

Nanh sữa còn có tên gọi khác là nang lợi, thường xuất hiện ở những trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi. Đây là một dạng tổn thương lành tính ở niêm mạc miệng và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn.

Về bản chất, nanh sữa ở trẻ sơ sinh có thành phần chính là Keratin và được bọc bởi một lớp vỏ mỏng bên ngoài. Chúng có thể tồn tại ở dạng một hoặc nhiều đốm nhỏ với màu trắng hoặc vàng nhạt trên lợi của trẻ.

Hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Nanh sữa ở trẻ

2. Nguyên nhân mọc nanh sữa ở trẻ

Hiện tượng trẻ xuất hiện nanh sữa ở niêm mạc miệng thường xảy ra do quá trình hình thành mầm răng từ khi còn trong bụng mẹ. Một số thành phần tạo nên mầm răng không biến mất hoàn toàn, vẫn tồn tại trong xương hàm của trẻ và hình thành nanh sữa.

Riêng đối với trường hợp nanh sữa mọc ở vòm miệng của trẻ, nguyên nhân có thể là các tế bào tuyến nước bọt bị lấp ở niêm mạc ở giai đoạn bào thai.

Nanh sữa mọc do quá trình tạo mầm răng từ trong bụng mẹ

Nanh sữa mọc do quá trình tạo mầm răng từ trong bụng mẹ

3. Các dấu hiệu cho thấy trẻ mọc nanh sữa

Nếu như bạn phát hiện những dấu hiệu sau đây thì rất có thể trẻ đã mọc nanh sữa:

– Ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới của trẻ xuất hiện xuất hiện một hay vài nốt có màu trắng, vàng nhạt.

– Kích thước của nanh sữa khá nhỏ, chỉ dao động khoảng 2 – 3 mm. Thực tế, có trường hợp nanh sữa 1cm nhưng cực kỳ hiếm gặp.

– Đa số các nanh sữa đều không gây đau đớn hay khó chịu, khiến cho trẻ quấy khóc, bỏ bú.

4. Các hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là hình ảnh thực tế của nang lợi ở trẻ:

Nanh sữa có màu trắng

Nanh sữa có màu trắng

Nanh sữa mọc ở lợi

Nanh sữa mọc ở lợi

Nanh sữa có kích thước nhỏ

Nanh sữa có kích thước nhỏ

5. Nanh sữa ở trẻ có gây nguy hiểm không

Phần lớn các nanh sữa đều lành tính và ít khi gây ra biến chứng đối với sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, chúng cũng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 2 tuần. Đối với những nanh sữa to, thời gian để chúng biến mất có thể lên tới 6 tháng nhưng cũng không gây nguy hiểm cho trẻ nên bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu như khoang miệng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, nanh sữa cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Khi chạm vào nanh sữa, trẻ sẽ bị đau nhức dẫn đến bỏ bú và quấy khóc. Nếu tình trạng trên kéo dài, các mô nướu xung quanh nanh sữa của trẻ còn bị tấy đỏ và viêm loét.

6. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh gây vàng da không

Nanh sữa hoàn toàn không khiến cho trẻ bị vàng da. Trên thực tế, đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Nanh sữa chỉ gây ra các triệu chứng ở niêm mạc miệng của trẻ.

Trong khi đó, vàng da là tình trạng da của bé bị vàng ở nhiều bộ phận trên cơ thể như ngực, mắt, bụng, chân, tay… xảy ra do sự tích tụ bilirubin trong máu. Thông thường, các biểu hiện trên sẽ xuất hiện rõ nhất vào 1 – 2 ngày sau khi sinh.

Những trẻ bị vàng da sinh lý có thể tự hết sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp vàng da bệnh lý do nhiễm trùng huyết, viêm gan, xơ nang… thì cần có sự can thiệp y tế.

Trẻ bị vàng da

Trẻ bị vàng da

7. Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ mọc nanh sữa

7.1. Chăm sóc tại nhà

Để nanh sữa nhanh biến mất và ngăn chặn biến chứng nhiễm khuẩn, bạn nên chăm sóc răng miệng của trẻ cẩn thận. Cụ thể như sau:

– Vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào miệng trẻ.

– Sử dụng gạc rơ lưỡi nhúng trực tiếp vào nước muối sinh lý.

– Luồng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ và đưa vào khoang miệng của trẻ.

– Vệ sinh nhẹ nhàng lần lượt 2 má trong, lưỡi, lợi và phần mọc nanh sữa của trẻ.

– Massage quanh cơ miệng để bé dễ chịu hơn.

Mỗi ngày, bạn nên thực hiện theo các bước trên khoảng 3 lần để ngăn chặn vi khuẩn phát triển và khiến cho nanh sữa bị viêm nhiễm. Các động tác cần nhẹ nhàng để tránh khiến trẻ cảm thấy khó chịu và phản kháng. Đồng thời, bạn nên trò chuyện với trẻ trong quá trình thực hiện để bé không bị sợ hãi.

Rơ lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ

7.2. Nhổ nanh sữa

Nếu nanh sữa của trẻ đã bị nhiễm khuẩn kèm theo tình trạng sưng tấy, đau nhức, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Đối với trường hợp trên, các bác sĩ thường chỉ định chích nhổ bỏ để giảm đau nhức cho bé cũng như tránh gây hại tới sức khỏe răng miệng.

Việc nhổ nanh sữa ở trẻ sẽ được diễn ra theo các bước như sau:

– Bôi thuốc tê ở khu vực nhổ nanh để giảm thiểu cơn đau nhức cho bé.

– Dùng một dụng cụ y khoa nhọn để làm rách vỏ nanh sữa. Khi đó, nanh sữa sẽ vỡ, chất lỏng màu trắng hoặc vàng nhạt bị tràn ra ngoài.

Thông thường, vết chích nanh sữa ở trẻ sẽ lành chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, phương pháp trên không ngăn chặn được tình trạng nanh sữa tiếp tục mọc. Chúng hoàn toàn có thể phát triển ở vị trí khác.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Nhìn chung, nanh sữa không phải là hiện tượng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có cần nhổ bỏ?”
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông: “Nanh sữa ở trẻ em sơ sinh: Cách nhận biết và xử lý hiệu quả”
Trang Sức Khỏe Đời Sống: “Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng nếu bố mẹ chủ quan sẽ ảnh

Ngày 11/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ em thường hiếu động và dễ gặp chấn thương như gãy răng sữa khi đang vui chơi, ăn uống. Điều này có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn thường xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính là do thói quen uống sữa đêm, thiếu canxi – fluor, vệ sinh răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Cách khắc phục răng sữa bị sâu

Bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Cách khắc phục răng sữa bị sâu

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trên cung hàm của trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong ăn nhai, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam